Phương hướng hoạt động

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) phát triển cho vay ủy thác thông qua các tổ chức hội, đoàn thể tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam – chi nhánh tỉnh bắc ninh (Trang 73 - 77)

Xác định rõ phạm vi và nội dung hoạt động của NHCSXH đi đôi với tách bạch giữa tín dụng chính sách, tín dụng hỗ trợ của Nhà nước với tín dụng thương mại của các tổ chức tín dụng; nâng cao vai trò quản lý, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các hoạt động ngân hàng của các Ngân hàng chính sách và các định chế tài chính của Nhà nước.

Cùng với việc thực hiện tốt hoạt động tín dụng chính sách, NHCSXH Bắc Ninh c ng cần phải từng bước phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại để ngày càng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, chấp nhận cạnh tranh, nâng cao vị thế của NHCSXH đủ sức đóng vai trò chủ đạo của một doanh nghiệp Nhà nước đặc thù, thực hiện kênh chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với người nghèo, vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân, đối với các tổ chức sản xuất nhỏ và cực nhỏ khi họ chưa có đủ điều kiện tiếp cận với kênh tín dụng thương mại.

Phấn đấu đến năm 2025 có nguồn lực tài chính đủ mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững kênh tín dụng chính sách theo định hướng phát triển kinh tế-xã hội của Đảng. Là một tổ chức tài chính Nhà nước có khả năng tự chủ tự chịu trách nhiệm về mặt tài chính, phát huy vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển hệ thống tài chính vi mô trên mọi miền đất nước, đặc biệt là nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân; góp phần giảm bớt khoảng cách chênh lệch về mức sống

giữa các dân tộc, giữa các vùng trong nước, giữa thành thị và nông thôn, duy trì hợp lý khoảng cách giàu nghèo trong sự phát triển nền kinh tế công nghiệp tiên tiến, mở cửa và hội nhập, giữ gìn sự ổn định chính trị, xã hội, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2021-2025 của toàn hệ thống NHCSXH là: Tập trung hoàn thành xây dựng chiến lược phát triển của hệ thống NHCSXH với các mục tiêu hoạt động hiệu quả, gắn với mục tiêu phát triển bền vững, huy động vốn và triển khai thực hiện các chương trình tín dụng được Chính phủ giao, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, uy định nội bộ. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, làm tốt công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa ngân hàng, đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng, tăng cường các hoạt động đối ngoại, tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế đạt hiệu quả cao.

Trong đó tập trung huy động nguồn vốn và đẩy mạnh cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi, đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được Chính phủ giao. Tận dụng các nguồn vốn để giải ngân cho vay các chương trình tín dụng chính sách như cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo,... góp phần cải thiện điều kiện sống, tạo việc làm cho người dân, thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.

* Quan điểm trong việc cho vay ủy thác của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh

Một là, tiếp tục thực hiện phương thức cho vay ủy thác qua các tổ chức

chính trị - xã hội.

Có thể khẳng định rằng phương thức ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác mà NHCSXH và các đoàn thể chính trị - xã hội đang thực hiện là cách làm năng động, sáng tạo; một mô hình, hiệu quả, rất đặc trưng và mang tính ưu việt của Việt Nam. Cách làm đó đã giúp cho kênh vốn tín dụng chính sách

đến đúng đối tượng được thụ hưởng; hộ nông dân nghèo, các đối tượng chính sách được vay vốn thuận lợi, an toàn, nhanh chóng; giảm thời gian giao dịch tín dụng, tiết kiệm chi phí đi lại của hộ vay. Việc cho vay vốn qua Tổ TK&VV đã làm tăng sự đoàn kết, tính nhân ái, giàu tình thương yêu đùm bọc, gắn bó tình làng, nghĩa xóm. Giúp các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác hình thành thói quen tiết kiệm và tăng cường trách nhiệm cộng đồng trong quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống, thực hiện nghĩa vụ công dân, nghĩa vụ trả nợ Ngân hàng. Nhờ có vốn kịp thời, các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện để phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ khó khăn. Bên cạnh đó việc đầu tư tín dụng chính sách còn có tác động quan trọng đối với việc giữ đất đai, làng, bản, biên cương, biển đảo của Tổ quốc.

Thông qua hoạt động ủy thác, các tổ chức chính trị - xã hội khác đã giúp cho NHCSXH thực hiện được chủ trương công khai hóa, dân chủ hoá và xã hội hoá hoạt động tín dụng Ngân hàng, nhất là chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước, đồng thời giúp cho Ngân hàng tiết giảm được chi phí quản lý, không làm tăng thêm biên chế trong ngành. Công tác quản lý nợ, thu lãi, thu nợ gốc, hướng dẫn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác sử dụng vốn vay đúng mục đích, đạt hiệu quả được thực hiện tốt hơn.

Hai là, phải tuân thủ quy định của pháp luật, hướng dẫn của Ngân hàng

CSXH Trung ương.

Việc cho vay của Ngân hàng CSXH tỉnh cần phải tuân thủ uy định của pháp luật, hướng dẫn của Ngân hàng CSXH Trung ương nghĩa là thực hiện theo phương thức quản lý tín dụng chính sách và mô hình tổ chức quản trị, điều hành tác nghiệp của NHCSXH theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ, Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 852/QĐ-TTg ngày 10/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ: uỷ thác một số công việc qua 04 tổ chức chính trị - xã hội, phối hợp tổ chức thành công mạng lưới các Tổ TK&VV đến từng thôn,

bản và tổ chức giao dịch trực tiếp tại xã, phường. Nhờ có phương thức quản lý đặc thù, sáng tạo này nên trong hơn 17 năm ua, nguồn vốn cho vay của Nhà nước đến tận tay người thụ hưởng một cách nhanh chóng, thông suốt, bảo đảm công khai, dân chủ phương, tiết giảm chi phí cho người vay và ngân hàng, tạo ra hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội to lớn. Vì bản chất vốn tín dụng chính sách là nguồn lực của Nhà nước, đòi hỏi phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc quản lý dân chủ, công khai từ cơ sở, tạo cơ hội cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác có cơ hội tiếp cận với dịch vụ tài chính, tín dụng và ngân hàng. Mối quan hệ liên kết thông qua hoạt động tín dụng chính sách đã tạo điều kiện cho các cơ uan uản lý Nhà nước, Ngân hàng và các tổ chức chính trị - xã hội gắn bó với dân, gần dân, hiểu dân, nắm bắt thực tế để xử lý công việc, nâng cao chất lượng hoạt động của chính mình và tạo điều kiện cho nhân dân giám sát việc thực thi chính sách tín dụng của Nhà nước

Ba là, đảm bảo tính công bằng với các đối tượng cho vay, chi phí hợp lý.

Tổ tiết kiệm và vay vốn là thành tố có vị trí quan trọng đặc biệt trong quy trình cho vay vốn của NHCSXH. Vì Tổ TK&VV là nơi người nghèo và các đối tượng chính sách khác được trực tiếp nghe tuyên truyền về chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, nơi diễn ra hoạt động bình xét cho vay, nơi đảm bảo tính công bằng với các đối tượng cho vay, nơi giám sát, hướng dẫn người vay sử dụng vốn đúng mục đích. Tổ TK&VV hoạt động hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế được những tiêu cực nảy sinh.

Bốn là, nâng cao và phát huy vai trò của các Hội, đoàn thể trên địa

bàn tỉnh.

Việc thực hiện ủy thác với Ngân hàng CSXH thông qua các tổ chức chính trị - xã hội là điều kiện để Các tổ chức Hội, đoàn thểtập hợp, đoàn kết các thành viên, hoạt động của Hội thực chất và hiệu quả hơn, thu hút nhiều thành viên vào Hội, giúp Hội có thêm kinh phí hoạt động, có điều kiện để thực hiện tốt hơn việc lồng ghép các chương trình công tác của Hội, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, dạy nghề cho nông dân, nâng cao

hiệu quả sử dụng vốn vay. Đồng thời, ua đó giúp nâng cao năng lực quản lý nhà nước, quản lý tài chính, tín dụng của đội ng cán bộ Hội các cấp phát huy được vai trò, nhiệm vụ của Hội là trung tâm nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân xứng đáng là chủ thể trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Năm là, tạo mọi điều kiện để các đối tượng vay vốn phát huy được hiệu

quả nguồn vốn vay.

Ngân hàng CSXH, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp cần chủ động phối hợp với ngành Nông nghiệp, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, các tổ chức kinh tế, các nhà khoa học, đặc biệt là đội ng cán bộ khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm, khuyến công tổ chức hàng vạn buổi tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các hộ vay vốn để phát huy được hiệu quả nguồn vốn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) phát triển cho vay ủy thác thông qua các tổ chức hội, đoàn thể tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam – chi nhánh tỉnh bắc ninh (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)