2.3.3.1.Nguyên nhân khách quan
Một là, do hoạt động của chi nhánh có tính phụ thuộc cao, nguồn vốn phụ thuộc vào kế hoạch điều chuyển của NHCSXH Việt Nam trong khi đó thì NHCSXH Việt Nam c ng không chủ động được mà phụ thuộc vào sự phê duyệt của Chính phủ và các Bộ có liên uan về tốc độ tăng trưởng và chỉ tiêu cấp bù chênh lệch lãi suất, mà việc cấp bù này lại rất chậm nên NHCSXH không chủ động được về nguồn vốn để triển khai kế hoạch cho vay ngay từ đầu năm. Đây c ng là nguyên nhân dẫn tới chi nhánh không thể mở rộng uy mô cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được. Ngoài nguồn vốn ra thì NHCSXH Việt Nam nói chung và chi nhánh nói riêng còn phụ thuộc lớn về đối tượng cho vay, lãi suất cho vay, mức cho vay theo uy định của Chính phủ.
Vốn vay chưa đáp ứng được đầy đủ và kịp thời nhu cầu của các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là nguồn vốn cho vay giải uyết việc làm. Hàng năm ngân sách nhà nước bổ sung vốn cho Quỹ uốc gia về việc làm rất thấp, từ năm 2016 đến nay, ngân sách nhà nước không cấp bổ sung vốn cho Quỹ, nguồn vốn của Quỹ chỉ được bổ sung một phần từ
tiền lãi vay (10% tiền lãi cho vay từ Quỹ uốc gia về việc làm hàng năm), do đó nguồn vốn NHCSSXH trung ương phân bổ vốn về cho NHCSXH tỉnh Bắc Ninh vẫn còn ít, NHCSXH tỉnh Bắc Ninh cho vay chủ yếu bằng nguồn vốn thu hồi nợ, vốn ngân sách địa phương ủy thác nên chưa đáp ứng được nhu cầu vốn tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm của địa phương.
Hai là, do cơ chế cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác hiện nay còn nhiều bất cập, thông ua nhiều cơ uan, nhiều tổ chức xét duyệt, chưa có sự ràng buộc trách nhiệm cụ thể cho từng tổ chức, phí ủy thác còn tương đối cao nên c ng làm giảm hiệu uả vốn vay ưu đãi. Cách thức giải ngân hiện nay chưa thực sự chú ý đến hiệu uả, chỉ cần hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trả xong món nợ c , có nhu cầu là được vay món mới ngay, điều này làm cho tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác chứa đựng rủi ro cao và khó nhận biết.
Các chính sách tín dụng ưu đãi khá nhiều, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của NHCSXH c ng thường xuyên bổ sung, sửa đổi nhưng việc quán triệt, phổ biến chưa kịp thời nên đã gây ít nhiều khó khăn cho cán bộ Hội, cán bộ Tổ trong việc tiếp thu và triển khai thực hiện.
Ba là, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh thấp, có xu hướng giảm dần ua các năm, có nhiều hộ thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, không có khả năng sản xuất kinh doanh…không đủ điều kiện vay vốn. Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ (chiếm 38% tổng dư nợ năm 2020), trong khi đó tỉnh Bắc Ninh đa số huyện chuẩn bị lên đô thị, nhiều xã chuyển thành phường nên sẽ không được vay vốn chương trình này, khiến đối tượng vay vốn sẽ giảm đi nhiều.
2.3.3.2.Nguyên nhân chủ quan
Ngoài những nguyên nhân khách uan nêu trên thì còn có một số nguyên nhân chủ uan dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong hoạt động cho vay ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ua các tổ chức chính trị-xã hội, đó là:
Thứ nhất, Quy trình cho vay không được tuân thủ chặt chẽ. Một số nơi, một số tổ TK&VV chưa thực hiện tốt nội dung ủy nhiệm đã ký kết: Cho vay không theo cụm dân cư liền kề, các hộ vay ở cách xa nhau, đan xen hộ vay giữa các tổ, khiến cho hoạt động uản lý của tổ gặp nhiều khó khăn. Tổ chức họp bình xét còn bị xem nhẹ, mang tính hình thức có nơi có lúc còn không tổ chức bình xét trước khi cho vay khiến cho rủi ro mất vốn tăng cao. Khâu kiểm tra, giám sát của Hội đoàn thể có nơi còn kém, chưa đi sâu, đi sát đến các hộ vay vốn dẫn đến việc các hộ vay sử dụng sai mục đích còn nhiều, vay hộ vay ké cho nhau, làm cho đồng vốn ưu đãi giảm hiệu uả.
Thứ hai, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng và các quy định của Ngân hàng vẫn còn chưa tốt, chưa kịp thời, có triển khai nhưng chưa đến nơi đến chốn và không đồng đều giữa các xã, các huyện và thiếu tính nghiêm túc. Một số Tổ, Ban quản lý Tổ làm việc thiếu nhiệt tình trong việc tuyên truyền vận động tổ viên, nên nhiều hộ được vay vốn chưa ý thức rõ được quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình khi được hưởng chính sách cho vay ưu đãi. Vì vậy đến nay vẫn còn nhiều người vay nhận thức nguồn vốn này là cho không, nhiều người có vay có khả năng trả nợ nhưng còn trông chờ, ỷ lại, chây ỳ... Tổ chức Hội, đoàn thể chưa thật sự kiên quyết tìm mọi biện pháp thu hồi nợ.
Thứ ba, Việc phối kết hợp của các tổ chức chính trị-xã hội với NHCSXH trong việc thực hiện nghiệp vụ ủy thác có lúc có nơi còn chưa tốt, chưa chủ động nên hiệu uả chưa cao.
Sự phối hợp hoạt động giữa NHCSXH huyện và tổ chức Hội cấp huyện có lúc, có nơi còn thiếu chặt chẽ và chưa thường xuyên, nên đã không kịp thời phối hợp để tìm biện pháp giải quyết các trường hợp nợ quá hạn khó đòi, những thiệt hại của người vay vốn do nguyên nhân bất khả kháng như: thiên tai, dịch bệnh... Ngoài ra, cán bộ tín dụng NHCSXH chủ yếu làm việc với Tổ trưởng Tổ TK&VV, ở nhiều xã vai trò quản lý của Hội cơ sở chưa được thể hiện rõ nét, một số cán bộ Hội cấp xã không tham gia giao ban định kỳ với
NHCSXH tại xã nên chưa nắm bắt được thông tin dẫn đến những khó khăn vướng mắc của Tổ viên không được kịp thời tháo gỡ.
Thứ tư, Một số tổ chức Hội đoàn thể chưa nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, một số cán bộ Hội năng lực yếu, chưa tâm huyết với công việc, chưa làm hết trách nhiệm của mình, vì vậy sự phối kết hợp với chi nhánh NHCSXH trong việc triển khai thực hiện các Văn bản liên tịch, Hợp đồng ủy thác có lúc, có nơi chưa được chặt chẽ, hiệu uả chưa cao.Trình độ nghiệp vụ quản lý nguồn vốn vay của một số cán bộ Hội cơ sở còn nhiều hạn chế, chưa chủ động trong việc nghiên cứu tài liệu, chưa xác định được hết nội dung ủy thác dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong công tác chỉ đạo. Một bộ phận cán bộ Hội chưa có kinh nghiệm vay vốn, thiếu kiến thức kinh tế nên e ngại, né tránh, không muốn “dính dáng” đến chuyện tiền nong vì sợ liên lụy trách nhiệm, chưa tạo được niềm tin vì thế nguồn vốn thường được địa phương chuyển cho các tổ chức - chính trị khác. Đặc biệt còn có một vài cán bộ Hội xã, Tổ trưởng Tổ TK&VV đã xâm tiêu, chiếm dụng tiền lãi, tiền tiết kiệm của Tổ viên gây ảnh hưởng xấu tới uy tín của tổ chức Các tổ chức Hội, đoàn thể trong việc nhận ủy thác vốn vay.Sự phối hợp với chính quyền địa phương và NHCSXH trong quá trình tổ chức thực hiện, trao đổi, chia sẻ thông tin, công tác giao ban, sơ kết, tổng kết chưa kịp thời, chưa thường xuyên.
Do đặc thù của cán bộ Hội, đoàn thể thường xuyên luân chuyển, nhiều người vừa quen việc lại chuyển sang công tác khác nên phần lớn các cán bộ Hội cơ sở còn lúng túng trong việc phối hợp, thực hiện các nội dung được ủy thác...
Việc đôn đốc, nắm tình hình triển khai vốn vay của Ban quản lý cấp xã ở một số cơ sở còn lúng túng chưa thường xuyên nên không kịp thời phát hiện ra các việc sai phạm như: Tổ viên tự ý chuyển mục đích sử dụng tiền vay; quá trình sử dụng vốn không hiệu quả; gia súc, gia cầm bị chết do thiên tai, dịch bệnh... không kịp thời báo lên Hội cấp trên và Ngân hàng CSXH để có biện pháp giải quyết.
Thứ năm, về công tác tổ chức cán bộ còn một bộ phận cán bộ nhân viên trong chi nhánh chưa nhận thức rõ ý nghĩa của chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, chưa thấy rõ vị trí, vai trò của NHCSXH trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, do đó chưa làm hết trách nhiệm của mình, chưa tâm huyết với nghề nghiệp.
Mặt khác, do đa số cán bộ của chi nhánh mới được tuyển dụng đều là cán bộ trẻ được học hành cơ bản, có sức khỏe tốt song lại thiếu kinh nghiệm thực tế, kinh nghiệm uản lý, kinh nghiệm kiến thức về sản xuất kinh doanh, nhưng lại không chịu học, nghiên cứu, … nên hiệu uả công tác không cao. Một bộ phận cán bộ ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, làm việc không khoa học, còn tùy tiện, ngẫu hứng, duy ý chí gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu uả vốn đầu tư.
Công tác tổ chức cán bộ và đào tạo c ng còn một số vấn đề cần chấn chỉnh như: định biên cán bộ của chi nhánh còn ít, bình uân mỗi phòng giao dịch chỉ có 10 người trong khi đó phải phục vụ hơn 80.000 khách hàng rải rác ở các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh nên c ng gây không ít khó khăn cho chi nhánh trong việc đi sâu đi sát uản lý khách hàng, mở mang các dịch vụ và chứa đựng rủi ro tín dụng.
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN CHO VAY ỦY THÁC THÔNG QUA CÁC TỔ CHỨC HỘI, ĐOÀN THỂ TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH