6. Kết cấu của đề tài
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện cơ chế thưởng – phạt, khuyến khích bằng vật chất &
chất & tinh thần
Khen thưởng: Khen thưởng cũng là công cụ đãi ngộ tạo động lực cho người lao động rất hiệu quả, không những thỏa mãn một phần nào đó nhu cầu vật chất của người lao động mà còn có tác dụng kích thích tinh thần của người lao động, thể hiện sự đánh giá, ghi nhận năng lực và những đóng góp của người lao động. Tiền thưởng ngoài việc làm thỏa mãn nhu cầu vật chất còn có ý nghĩa to lớn về tinh thần, người ta thường nói “Mười đồng tiền công không bằng một đồng tiền thưởng”. Người lao động khi được
khen thưởng sẽ có cảm thấy phấn khởi, hăng say lao động hơn. Hệthống khen thưởng được xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Khen thưởng phải gắn liền với kết quả thực hiện công việc của người lao động. - Việc khen thưởng cần tiến hành kịp thời và đúng lúc.
- Khen thưởng phải làm cho người lao động thấy rằng những nỗ lực của họ trong công việc sẽ đem lại kết quả cao và với kết quả đó họ sẽ được nhận phần thưởng xứng đáng.
Để công tác khen thưởng cho người lao động đi vào thực chất, khắc phục được tính hình thức và nâng cao được hiệu quả, khen thưởng là nhằm động viên, cổ vũ tinh thần và khích lệ vật chất cho người lao động trực tiếp, trong thời gian tới, Viễn thông Quảng Bình cần tập trung thực hiện đồng bộ một số vấn đề sau:
Thứ nhất, Viễn thông Quảng Bình phải quán triệt đầy đủ các văn bản chỉ đạo của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về công tác thi đua, khen thưởng. Bám sát và thực hiện nguyên tắc khen thưởng: Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời, trong đó chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ và cá nhân là chính , “Phải xem người lao động là nền tảng của phong trào thi đua ”.
Thứ hai, công tác tuyên truyền cần phải phát huy và phải làm tốt hơn nữa để là cầu nối truyền đạt các phong trào thi đua, khen thưởng đến từng người lao động. Trong đó tập trung làm nổi bật vai trò của người lao động trực tiếp, thông qua những gương người tốt, làm cho phong trào thi đua trong doanh nghiệp thực sự ăn sâu trong tiềm thức của người lao động.
Thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng ở các đơn vị ngày càng chuyên nghiệp hóa, làm tốt công tác tham mưu cho lãnhđạo trong công tác phát động phong trào thi đua, bình xét khen thưởng là một việc làm cần thiết và cấp bách. Cán bộ thi đua, khen thưởng ở các đơn vị trực tiếp sản xuất phải không ngừng tìm tòi, suy nghĩ, nâng cao trìnhđộ chuyên môn, mạnh dạn tham mưu cho lãnhđạo xây dựng, ban hành quy chế, tổ chức các phong trào thi đua rộng rãi, hướng về những người lao động trực tiếp trong đơn vị.
Thứ tư, đổi mới cách bình xét,đánh giá khen thưởng cuối năm là vấn về then chốt góp phần làm thay đổi tình hình, đưa các tập thể nhỏ, người lao động trực tiếp về
đúng với vị trí, vai trò của mình. Phải phân các nhóm đối tượng khác nhau trong bình xét thi đua, mạnh dạn đưa vào quy chế xét khen thưởng ở các đơn vị, việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc, bình xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng phải căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ so với chức trách, nhiệm vụ được phân công của từng tập thể, cá nhân chứ không bình xét cào bằng, trộn lẫn giữa các đối tượng. Theo đó, để khách quan, công bằng, Viễn thông Quảng Bình cần thiết phải ban hành quy chế xét khen thưởng trong đó phải phân định rõ các nhómđối tượng để xét thi đua với nhau (đối tượng lãnhđạo, đối tượng là cấp trưởng, phó phòng, ban và tương đương, đối tượng là người lao động trực tiếp). Có làm được nhưvậy thì việc bình xét thi đua khen thưởng mới đảm bảo sự hợp lý, khoa học và công bằng.
3.2.4. Giải pháp tăng cường đánh giá nhu cầu việc làm của người lao động &nâng cao công tác đào tạo, bố trí lao động hợp lý