III/ Câu hỏi thảo luận chƣơng
2.1 LÝ THUYẾT VỀ CẦU (DEMAND) 1 Các khái niệm
2.1.1 Các khái niệm
Người tiêu dùng quyết định mua bao nhiêu hàng hoá hoặc dịch vụ căn cứ vào rất nhiều yếu tố như giá của hàng hoá hoặc dịch vụ đó, thị hiếu của họ, giá của các hàng hoá hoặc dịch vụ liên quan, thu nhập, thông tin và các chính sách của chính phủ… Để hiểu rõ hành vi của người tiêu dùng chúng ta sử dụng một khái niệm cơ bản của kinh tế học đó là cầu.
1. Khái niệm cầu : Cầu là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó mà người tiêu dùng muốn mua, có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định
Như vậy cầu bao gồm hai yếu tố hợp thành đó là ý muốn mua và khả năng mua. Nếu bạn rất muốn mua một chiếc máy tính xách tay Compaq nhưng bạn không có tiền thì cầu của bạn đối với máy tính xách tay đó bằng không. Tương tự, nếu bạn có rất nhiều tiền nhưng bạn không muốn mua chiếc máy cũ thanh lý thì cầu của bạn cũng không tồn tại. Như vậy, cầu đối với hàng hoá hoặc dịch vụ chỉ tồn tại khi người tiêu dùng vừa mong muốn mua hàng hoá đó và sẵn sàng chi trả tiền cho hàng hoá đó.
2. Lượng cầu: Lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người tiêu dùng mua tại một mức giá nhất định với các yếu tố khác không đổi
Lượng cầu đối với một hàng hoá đó có thể lớn hơn lượng hàng hoá thực tế bán ra. Ví dụ, để thu hút khách hàng, mỗi tháng cửa hàng đĩa hát CD bán khuyến mại một lần vào ngày đầu tháng 20 đĩa ca nhạc với giá 10.000 đồng 1 chiếc. Tại mức giá thấp đó, người tiêu dùng muốn và sẵn sàng mua 30 chiếc CD, nhưng vì cửa hàng chỉ bán 20 chiếc đãi hát nên người tiêu dùng chỉ mua được 20 chiếc CD. Vậy lượng cầu là 30- là lượng người tiêu dùng muốn mua nhưng lượng thực tế bán ra chỉ là 20 chiếc.
Chúng ta có thể biểu diễn mối tương quan hệ giữa giá và lượng cầu bằng đồ thị. Hình 2.1 minh hoạ đường cầu giản đơn nhất là đường tuyến tính với trục tung là mức giá, trục hoành biểu thị sản lượng.