Khái niệm về tiêu dùng

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 1 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 64 - 65)

III/ Câu hỏi thảo luận chƣơng

3.1.2Khái niệm về tiêu dùng

1. Tác động của sự dịch chuyển của cầu

3.1.2Khái niệm về tiêu dùng

(1) Tiêu dùng: là một hành vi rất quan trọng của con người. Nó chính là hành động

nhằm thoả mãn những nguyện vọng, trí tưởng tượng riêng và các nhu cầu về tình cảm, vật chất của một cá nhân hoặc bộ gia đình nào đó thông qua việc mua sắm các sản phẩm và việc sử dụng các sản phẩm đó. Các sản phẩm này có thể là những sản phẩm vật chất - các hàng hoá hoặc có thể là những sản phẩm phi vật chất - dịch vụ. Phần lớn các sản phẩm này được tạo ra trong quá trình sản xuất để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, hành vi tiêu dùng của từng cá nhân lại rất khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu và sở thích của họ. Điều đó hàm ý rằng ở đây chúng ta chỉ đề cập tới tiêu dùng cá nhân.

(2) Hộ gia đình: với tư cách người ra quyết định trong nền kinh tế, được hiểu một

nhóm người sống cùng với nhau như một đơn vị ra quyết định tiêu dùng. Tuỳ thuộc vào thị trường mà các hộ gia đình đóng các vai khác nhau. Trong thị trường hàng hoá hộ gia đình là người tiêu dùng. Các hộ gia đình quyết định mua bao nhiêu hàng hoá mỗi loại thông qua cầu của họ biểu hiện ở mức giá mà họ có khả năng và sẵn sàng chi trả.

3.1.3 Mục tiêu của ngƣời tiêu dùng

Trong lý thuyết lợi ích, người ta giả định rằng tất cả các hàng hoá, dịch vụ đều đem lại lợi ích hay sự thoả mãn cho các cá nhân khi tiêu dùng và tất cả mọi người tiêu dùng đều muốn tối đa hoá lợi ích của mình với ràng buộc nhất định về thu nhập. Trong lý thuyết này lợi ích được giả định là có thể lượng hoá được hay coi lợi ích (đôi khi còn gọi là Độ thoả dụng) như một khái niệm đo được thường được biểu thị bằng một đơn vị tưởng tượng, đó là đơn vị lợi ích (Utils).

Lý thuyết tiêu dùng: là lý thuyết về cách người tiêu dùng lựa chọn kết hợp hàng hoá

dịch vụ được ưa thích nhất mà họ có thể mua được. Lý thuyết này phân tích quá trình ra quyết định hợp lý, cho phép người tiêu dùng thu được lợi ích tối đa xuất phát từ các nguồn lực mà họ có. Mục tiêu của chúng ta là xây dựng một mô hình đơn giản về hành vi người tiêu dùng cho phép dự đoán phản ứng của người tiêu dùng trước những thay đổi về cơ hội và hạn chế của họ (coi sở thích, thị hiếu là cho trước).

3.1.4 Các giả thiết liên quan đến việc nghiên cứu lợi ích

- Tính hợp lý : người tiêu dùng có mục tiêu là tối đa hoá ích lợi của mình với các điều kiện đã cho về thu nhập và giá của hàng hoá ;

- Lợi ích của hàng hoá có thể đo được. Cách tiếp cận số lượng này giả thiết bằng người tiêu dùng có thể gán cho mỗi hàng hoá hoặc mỗi kết hợp hàng hoá một con số đo độ lớn của lợi ích tương ứng. Cách đo lợi ích bằng số lượng cũng giống như trọng lượng hay kích thước vật lý của các vật. Về mặt lịch sử, giả thiết này do trường phái giá trị cận biên

cuối thế kỷ XIX (Menger, Jevons, Walras) cũng như Alfred Marshall, Edgeworth và Ivring Fisher nêu ra.

Ví dụ: đối với người tiêu dùng A 1 kg cá ---10 đơn vị lợi ích 2 kg cá --- 17 đơn vị lợi ích 3 kg cá --- 20 đơn vị lợi ích 1 kg thịt --- 40 đơn vị lợi ích

Như vậy, đối với người tiêu dùng A:

Lợi ích của 3 kg cá gấp 2 lần so với lợi ích của 1 kg cá, nhưng bằng ½ so với lợi ích của 1 kg thịt.

- Lợi ích cận biên giảm dần: khi tiêu dùng thêm các đơn vị hàng hoá, lợi ích bổ sung mà người tiêu dùng thu được từ chúng giảm xuống.

- Lợi ích cận biên không đổi của tiền: Đơn vị để đo lợi ích có thể là tiền. Đó là lượng tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả để mua hàng hoá. Vì vậy giả định này rất cần thiết khi chúng ta sử dụng tiền làm thước đo lợi ích.

- Tổng lợi ích phụ thuộc vào số lượng hàng hoá mà người tiêu dùng sử dụng. Tổng lợi ích của “lô hàng hoá” phụ thuộc vào số lượng của từng loại. Nếu có n loại hàng hoá với số lượng tương ứng là x1,x2,…xn thì tổng lợi ích sẽ là: TU = f(x1,x2,…xn).

Giả sử có sự độc lập khi tiêu dùng 3 đơn vị hàng hoá X với Ux=3 = 135 (đơn vị lợi ích) và tiêu dùng 2 đơn vị hàng hoá Y với Uy=2 = 65(đơn vị lợi ích) thì:

TU = Ux=3+ Uy=2 = 135 + 65 = 200 (đơn vị lợi ích).

Lưu ý rằng người ta đã phê phán rất nhiều cách đo lợi ích bằng số lượng cũng như tính phi thực tế của các giả thiết trên chẳng hạn như người tiêu dùng không thể: xác định đơn vị đo bằng các đơn vị vật lý thông thường mặc dù họ có thể xếp hạng mức độ thoả mãn từ những kết hợp tiêu dùng khác nhau, hay rất khó có để có thể khẳng định lợi ích của 3 kg cá lớn hơn hai lần lợi ích của 1 kg cá và nhỏ hơn hai lần lợi ích của 1 kg thịt. (Người tiêu dùng chỉ có thể nói một cách đơn giản rằng theo họ lợi ích của 1 kg thịt lớn hơn lợi ích của 1 kg cá).

3.2 LÝ THUYẾT LỢI ÍCH

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 1 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 64 - 65)