VAI TRÕ CỦA CHÍNH PHỦ THAM GIA VÀO THỊ TRƢỜNG 1 Vai trò kiểm soát giá của Chính phủ

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 1 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 41 - 42)

III/ Câu hỏi thảo luận chƣơng

1. Tác động của sự dịch chuyển của cầu

2.4 VAI TRÕ CỦA CHÍNH PHỦ THAM GIA VÀO THỊ TRƢỜNG 1 Vai trò kiểm soát giá của Chính phủ

2.4.1 Vai trò kiểm soát giá của Chính phủ

Các Chính phủ thường can thiệp vào thị trường thông qua việc định ra các mức giá trần (giá cao nhất) và giá sàn (giá thấp nhất). Tuy nhiên việc can thiệp của Chính phủ thường làm giảm tính hiệu quả của thị trường.

2.4.1.1 Giá trần (ceiling price)

Giá trần là mức giá cao nhất mà người bán được phép bán. Chính phủ thường quy định mức giá cao nhất đối với một số hàng hoá nhằm mục đích bảo hộ cho một nhóm người tiêu dùng nhất định. Mức giá trần thường thấp hơn mức giá cân bằng thị trường và do đó xuất hiện hiện tượng thiếu hụt hàng hoá trên thị trường. Giá thấp tác động đến động cơ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm giảm sản lượng.

2.4.1.2 Giá sàn (floor price)

Việc can thiệp của Chính phủ vào giá cả thường giảm tính hiệu quả của thị trường. Hiệu quả của thị trường được biểu hiện bằng lợi ích ròng của xã hội (NSB). Lợi ích ròng xã hội bao gồm hai bộ phận là thăng dư sản xuất (PS) và thăng dư tiêu dùng (CS).

P A CS E S P* PS D B O Q* Q

Hình 2.13 Thăng dư sản xuất (PS) và thăng dư tiêu dùng ( CS)

Trong hình 2.13, nếu mọi giao dịch, người mua và người bán đều diễn ra tại mức giá cân bằng (giá thị trường) chưa có sự can thiệp của Chính phủ vào giá. Thì với mức P*

lượng cung bằng với cầu và bằng Q*.

Trong trường hợp này thặng dư tiêu dùng là CS = diện tích AP*E, thặng dư sản xuất là PS = diện tích BP*E và phần thăng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng là lớn nhất. Khi đó lợi ích ròng xã hội NSB = PS + CS = diện tích AEB cũng lớn nhất.

Giá sàn là mức giá thấp nhất mà người mua được phép mua. Chính phủ của nhiều nước thường đặt ra mức giá tối thiểu đối với một số hàng hoá nhằm bảo hộ cho một số nhà sản xuất đặc biệt là các sản phẩm là nông, lâm nghiệp. Giá sàn thường cao hơn giá cân bằng thị trường, và thường gây ra hiện tượng dư thừa hàng hoá.

2.1.4.3 Ảnh hưởng của giá trần và giá sàn tới lợi ích của xã hội a)Ảnh hưởng của giá trần tới lợi ích của xã hội

P A S C CS E P* PC PS F D B O Q QS Q* QD

Hình 2.14 Ảnh hưởng của giá trần tới lợi ích của xã hội

Ở hình 2.14, Chính phủ can thiệp vào thị trường bằng cách đặt giá trần PC. Ứng với mức giá trần thì lượng hàng hoá thực sự được giao dịch lớn nhất cũng chỉ bằng QS

và lượng thiếu hụt hàng hoá là QD

- QS.

- Thặng dư tiêu dùng = diện tích APCFC - Thặng dư sản xuất = diện tích BPCF - Lợi ích ròng xã hội = ACFB

- Phần lợi ích ròng xã hội bị mất đi do đặt giá trần của Chính phủ gây ra (Phần mất không = diện tích CFE).

b) Ảnh hưởng của giá sàn tới lợi ích của xã hội

P A CS C Pf P* E PS F B O QD Q* QS Q

Hình 2.15 Ảnh hưởng của giá sàn tới

lợi ích của xã hội

Hình 2.15 mô tả ảnh hưởng của chính sách đặt giá sàn của Chính phủ tới lợi ích ròng của xã hội. Ứng với mức giá sàn (Pf), thì lượng hàng hoá giao dịch lớn nhất trên thị trường chỉ bằng QD. Khi đó tình trạng thị trường cung lớn hơn cầu (dư thừa hàng hoá). Lượng hàng dư thừa là QS - QD.

- Thặng dư tiêu dùng = diện tích APfC - Thặng dư sản xuất = diện tích BFCPf

- Lợi ích ròng xã hội = diện tích ABFC - Phần lợi ích ròng xã hội bị mất đi do đặt sàn của Chính phủ gây ra = CFE (Phần mất không)

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 1 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 41 - 42)