Đường ngân sách

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 1 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 76 - 77)

III/ Câu hỏi thảo luận chƣơng

1. Tác động của sự dịch chuyển của cầu

3.3.3.2 Đường ngân sách

1. Khái niệm : Đường ngân sách là đường biểu thị tất cả các cách kết hợp khác nhau của hàng hoá và dịch vụ mà người tiêu dùng mua thoả mãn cùng một mức thu nhập của người tiêu dùng.

Có thể hiểu đường ngân sách là đường giới hạn khả năng tiêu dùng của người tiêu dùng phụ thuộc vào giá cả của hàng hoá và thu nhập.

Có thể biểu diễn phương trình đường ngân sách thông qua hàm số sau I = PXQX + PyQy + …. + PnQn.

Trong đó I : Là mức thu nhập của người tiêu dùng Px,Py,Pn : Giá cả của hàng hoá X,Y,…N Qx,Qy,Qn : Số lượng sản phẩm X,Y,N.

Phương trình đường ngân sách có thể được viết khái quát với giả thiết người tiêu dùng chỉ mua hai hàng hoá X và Y như sau.

I = PXQX + PyQy QY = - Px/PyQX + I/PY

Độ dốc của đường ngân sách là PX/PY. Có thể minh hoạ đường ngân sách với hai sản phẩm X và Y như hình 3.8 dưới đây.

Người tiêu dùng sẽ lựa chọn tiêu dùng tối ưu thông qua đường ngân sách và đường bàng quan là chọn phương án tiêu dùng thoả mãn ngân sách (nằm trên đường ngân sách) thoả mãn đường bàng quan có mức lợi ích lớn nhất. Đấy chính là điểm đường ngân sách tiếp xúc với đường bàng quan ở điểm nào thì điểm đó là điểm tiêu dùng tối ưu.

MRSX/Y = MUX/MUY = PX/PY

Hình 3.8 mô tả đường ngân sách của một người tiêu dùng có mức thu nhập là I1. Với mức thu nhập là I1 người tiêu dùng phân phối thu nhập của mình để mua hai hàng hoá X và Y. Với các phương án chi tiêu A,B,C,D khác nhau, những phương án này đều có điểm chung là cùng đảm bảo một mức thu nhập I1. Việc người tiêu dùng sẽ lựa chọn một phương án chi tiêu là A hay B hay C,... phụ thuộc vào lợi ích của phương án nào mạng lại là lớn nhất với cùng một mức thu nhập là I1

Y A C1 C D1 D I1 I2 E1 E 0 B X C2 D2 E2

Hình 3.8 Mô tả đường ngân sách

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 1 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)