LỰA CHỌN SẢN PHẨM VÀ TIÊU DÙNG TỐI ƢU 1 Cân bằng của ngƣời tiêu dùng

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 1 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 71 - 75)

III/ Câu hỏi thảo luận chƣơng

1. Tác động của sự dịch chuyển của cầu

3.3 LỰA CHỌN SẢN PHẨM VÀ TIÊU DÙNG TỐI ƢU 1 Cân bằng của ngƣời tiêu dùng

3.3.1 Cân bằng của ngƣời tiêu dùng

Chúng ta xem xét trường hợp đơn giản nhất đó là tiêu dùng một loại hàng hoá X. Người tiêu dùng có thể mua hàng hoá X hoặc cất tiền di hay nói cách khác là phải lựa chọn. Người tiêu dùng có thể gia tăng mức độ thoả mãn của mình mỗi lần anh ta mua một sản phẩm X mà đối với sản phẩm đó, lợi ích tăng thêm (MU) lớn hơn là chi phí tăng thêm (MC) phát sinh do việc mua sản phẩm đó. Như thế, nếu MU>MC, việc mua một số sản phẩm hay dịch vụ sẽ gia tăng tổng lợi ích (TU). Ngược lại, nếu lợi ích tăng thêm, thu được lại nhỏ hơn, chi phí tăng thêm MU<MC thì việc mua sản phẩm đó là điều kém khôn ngoan. Người tiêu dùng sẽ thôi mua các đơn vị sản phẩm tăng thêm khi đã đạt đến mức mà ở đó lợi ích cận biên (MU) do sản phẩm đem lại vừa bằng với chi phí cận biên (MC), giá mua sản phẩm đó tức là MU= MC=P. Bởi vì người tiêu dùng có xu hướng tự nhiên là mua một số lượng sản phẩm ở mức thoả mãn cho điều kiện này, cho nên người ta thường gọi mức ấy là điểm cân bằng của người tiêu dùng. Trong điều kiện này thì người tiêu dùng sẽ ở trạng thái cân bằng khi lợi ích cận biên của X bằng với giá của nó. Biểu thị bằng công thức ta có MUx= Px. Nếu lợi ích cận

biên của X lớn hơn giá của nó, người tiêu dùng có thể làm tăng lợi ích cho mình bằng cách mua thêm X. Ngược lại, nếu như lợi ích cận biên của X nhỏ hơn giá của nó, người tiêu dùng có thể tăng thêm lợi ích bằng cách giảm bớt tiêu dùng X. Như vậy, người tiêu dùng thu được lợi ích tối đa khi MUx= Px (lợi ích cận biên bằng với giá hàng hoá).

Khi người tiêu dùng sử dụng nhiều hàng hoá, điều kiện cân bằng của người tiêu dùng là tỷ số giữa lợi ích cận biên và giá của hàng hoá là bằng nhau.

Đây là quy tắc cung cấp cho người tiêu dùng khung mẫu để phân bổ tối ưu thu nhập của mình cho các loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau. Quy tắc này nói lên rằng người tiêu dùng có lý trí sẽ mua mỗi loại hàng hoá cho đến khi tỷ lệ giữa lợi ích tăng thêm thu được so với giá phải trả là bằng nhau cho mỗi loại hàng hoá. Hay nói cách khác, lợi ích cận biên phát sinh do mỗi đơn vị tiền tệ chi ra phải là như nhau đối với mỗi loại hàng hoá. Tất nhiên hạn chế cơ bản của tiếp cận này vẫn là dựa vào khái niệm lợi ích đo được mà trên thực tế đây là một giả định rất không thực và quá hạn hẹp.

Quay trở lại ví dụ đã nêu trên với đường biểu diễn lợi ích cận biên (MU) ở hình 3.4 và phải tính đến các chi phí cận biên dùng để mua thêm các đơn vị nước cam. Nếu bạn có thể mua nước cam theo giá trị trên thực đơn, thì chi phí gia tăng thêm hay chi phí cận biên của mỗi cốc nước cam đối với bạn đều bằng giá bán một cốc nước cam (P). Nếu giá P không đổi, thì giá và chi phí cận biên như nhau.

Người tiêu dùng theo đuổi mục tiêu tối đa hoá dụng ích sẽ mua số lượng nước cam ở mức thoả mãn cho điều kiện nêu trên: MU=MC =P. Nếu một đơn vị tiền tệ nào đó (1đồng, 1000 đồng, hay 1 đô la Mỹ…) lại cũng được định nghĩa là một “đơn vị” lợi ích, thì rất dễ dàng quy đổi đường biểu diễn lợi ích cận biên mang màu sắc tâm lý chủ quan của hình 3.3 thành một đường biểu diễn lượng cầu mang tính khách quan.

Trong hình 3.6 chúng ta lại lần nữa biểu diễn lợi ích cận biên. Bây giờ ta hãy thay đổi giá mua nước cam và quan sát cách ứng xử của người tiêu dùng. Nếu giá nước cam là 4000 đồng, anh ta sẽ mua 1 cốc nước cam, vì MU=MC(=P) ở số lượng đó. (Chú ý ta quy đổi 4000 đồng thành 4 đơn vị 1000 đồng). Nếu giá thay đổi còn 3000 đồng, người tiêu dùng sẽ mua 2 cốc nước cam, ở mức giá 2000 đồng, anh ta sẽ mua 3 cốc nước cam và cuối cùng ở giá 1000 đồng người tiêu dùng người tiêu dùng sẽ mua 4 cốc nước cam. Như vậy, chúng ta có được một mối quan hệ giữa giá và lượng cầu - tức là đã xây dựng được một đường cầu. Tương quan khách quan này có thể được suy diễn ra từ đường biểu diễn lợi ích cận biên (MU) hàm chứa trong đó, bằng cách cho phép người tiêu dùng cực đại hoá mức độ thoả mãn của mình ở các mức giá thay đổi khác nhau và quan sát hành vi mua sắm của anh ta. Đường mà trước đây trong hình 3.2 ta gọi là đường biểu diễn lợi ích cận biên (MU) giờ đây trở thành đường biểu diễn số lượng mỗi sản phẩm mà người tiêu dùng sẽ mua ở mỗi mức giá nhất định.

Người tiêu dùng đề ra quyết định mua sắm như trên là nhằm mục tiêu cực đại hoá lợi ích trong tâm trí, bằng cách tuân thủ quy tắc MU= MC (lợi ích cận biên bằng với chi phí cận biên hay giá hàng hoá), quy tắc này cho người tiêu dùng biết khi nào thì người tiêu dùng mua được số lượng tối ưu của một sản phẩm.

Bảng 3.3 Biểu cầu Giá P(1000) 1 2 3 4 5 6 Lượng cầu Q 4 3 2 1 0 0 P (ngàn đồng /đơn vị) MU MC=P =4000đ MC=P=3000đ MC=P=2000đ MC=P=1000đ

Đường cầu (MU)

0 1 2 3 4 5 Sản lượng

Hình 3.6 Đường cầu dốc xuống của người tiêu dùng

3.3.2 Tối đa hoá lợi ích khi thu nhập hạn chế

Mục đích của người tiêu dùng là đạt được sự thoả mãn tối đa với thu nhập hạn chế. Việc chi mua của họ đều phải chấp nhận một chi phí cơ hội, vì việc mua hàng hoá này đồng thời sẽ làm giảm cơ hội mua nhiều hàng hoá khác. Vì vậy cần phải quyết định như thế nào để đạt được sự thảo mãn tối đa.

Rõ ràng sự lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng bị ràng buộc bởi nhân tố chủ quan là sở thích của họ và nhân tố khách quan là thu nhập hay ngân sách tiêu dùng và giá sản phẩm. Cơ sở để giải thích sự lựa chọn tiêu dùng là lý thuyết về lợi ích và quy luật cầu. Theo lý thuyết này người tiêu dùng sẽ dành ưu tiên cho sự lựa chọn sản phẩm có lợi ích lớn hơn. Theo quy luật cầu, việc lựa chọn còn phải xét tới giá thị trường của hàng hoá mà ta cần. Như vậy là phải so sánh lợi ích thấy trước của mỗi sự tiêu dùng với chi phí của nó và việc lựa chọn sản phẩm phải phù hợp nhất với lượng thu nhập có thể có.

Hãy xem xét một ví dụ cụ thể sau đây: Một người tiêu dùng có thu nhập 55.000 đồng để chi tiêu cho 2 hàng hoá X (mua sách) và Y (chơi game). Giá của hàng hoá X là 10.000 đ/1 đơn vị, giá hàng hoá Y là 5.000đ/1 đơn vị. Lợi ích thu được từ việc tiêu dùng tương ứng là TUx và TUy thể hiện ở Biểu 3.3:

Bảng 3.4 Tổng lợi ích khi tiêu dùng hàng hoá X và Y

Hàng hoá X,Y 1 2 3 4 5 6 7

TUx(Utils) 60 110 150 180 200 206 211

Để trình bày nguyên tắc một cách dễ hiểu, chúng ta tiếp tục sử dụng ví dụ trên sau khi bổ sung vào bảng tính toán sau đây:

Bảng 3.5 Lợi ích cận biên trên một đồng

X TUx MUx MUx/Px Y TUy MUy MUy/Py 1 60 60 6 1 20 20 4 2 110 50 5 2 38 18 3,6 3 150 40 4 3 53 15 3 4 180 30 3 4 64 11 2,2 5 200 20 2 5 70 6 1,2 6 206 6 0,6 6 75 5 1 7 211 5 0,5 7 79 4 0,8

Nếu chỉ xét về mặt lợi ích thì sự lựa chọn tiêu dùng dường như là hiển nhiên bắt đầu từ tiêu dùng hàng hoá X vì lợi ích của cuốn sách đầu tiên là lớn nhất với lợi ích là 60 sau đó vẫn sẽ là hàng hoá X vì lợi ích của cuốn sách thứ hai sẽ mang lại lợi ích tăng thêm là 50, kế tiếp theo vẫn là tiêu dùng hàng hoá X… và có lẽ sẽ không có đơn vị hàng hoá Y nào sẽ được mua?

Tuy nhiên vấn đề thực tế sẽ phức tạp hơn vì chúng ta còn phải chú ý đến giá của hàng hoá X và Y nữa. Muốn tối đa hoá lợi ích, người tiêu dùng phải chọn hàng hoá cho lợi ích cận biên tối đa trên 1 đơn vị tiền tệ, hay nói cách khác mỗi lần mua họ sẽ lựa chọn hàng hoá nào có lợi ích bổ sung nhiều nhất khi bỏ ra một đồng chi mua.

Áp dụng nguyên tắc Max (MU/P) với ràng buộc ngân sách là 55.000 được và giá hàng hoá X là 10.000đ, giá hàng hoá Y là 5.000 đ. Ta có X*

= 4 và Y*=3 với quá trình phân bổ thu nhập như sau:

Lần mua thứ nhất người tiêu dùng sẽ chọn mua sách do lợi ích cận biên tính trên 1 đồng chi mua là 6 lớn hơn so với lợi ích cận biên tính trên 1 đồng chi chơi game là 4 và lượng lợi ích thu được lần thứ nhất là 60. Tương tự như vậy, các lần lựa chọn sau sẽ là:

Lần mua thứ hai người tiêu dùng chúng ta chọn mua và tổng số tiền chi tiêu cộng dồn là 20.000đ.

Lần mua thứ ba người tiêu dùng đồng thời chọn mua sách và chơi game với tổng số tiền chi tiêu cộng dồn là 35.000đ.

Lần mua thứ tư người tiêu dùng chọn chơi game và tổng số tiền chi tiêu cộng dồn là 40.000đ.

Lần mua thứ năm người tiêu dùng đồng thời chọn mua sách và chơi game với tổng số tiền chi tiêu cộng dồn là 55.000đ.

Đến đây thì tổng chi tiêu đúng bằng với ngân sách của chúng ta tức là vừa hết 55.000đ. Như vậy, theo cách phân tích trên, tổng lợi ích thu được lớn nhất với ngân sách hiện

Và như vậy có thể thấy việc lựa chọn sản phẩm tối ưu thoả mãn điều kiện cân bằng: MUx/Px= MUy/Py=3 và X.Px+Y.Py=55.000 được

Tổng lợi ích lớn nhất thu được là: TUMax =180+53=233 lớn hơn lợi ích thu được từ bất cứ tập hợp tiêu dùng khả thi nào khác.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 1 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)