Cách thức xác định đƣờng cầu của ngƣời tiêu dùng

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 1 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 77 - 79)

III/ Câu hỏi thảo luận chƣơng

1. Tác động của sự dịch chuyển của cầu

3.3.4 Cách thức xác định đƣờng cầu của ngƣời tiêu dùng

Dựa vào những phân tích ở phần trước có thể rút ra được đường cầu cá nhân của người tiêu dùng đối với 1 sản phẩm. Đường cầu của người tiêu dùng đối với một sản phẩm X là tập hợp những kết hợp về những số lượng khác nhau của sản phẩm đó (lượng cầu) với những mức giá tương ứng. Các điều kiện khác như sở thích, thu nhập và giá của các sản phẩm khác… coi như không đổi (Ceteris Paribus).

Để xây dựng đường cầu đối với X, ta giả sử giá của X là Px1 và giá của Y là Py1. Người tiêu dùng tối đa hoá lợi ích của mình khi tiêu dùng các hàng hoá X và Y trong trạng thái cân bằng, tức là:

MUx1 MUy1 = Px1 Py1

Lượng cầu hàng hoá X ở vị trí này ta gọi là x1. Giả sử giá Px1 gấp đôi Py1, người đó tiêu dùng 1 lượng x1 hàng hoá X và y1 hàng hoá Y. Những số lượng này phải sao cho MUx1

gấp đôi MUy1 vì phải thoả mãn điều kiện: MUx1 MUy1

= Px1 Py1

Như vậy, là đã xác định được 1 điểm trên đường cầu của X, ở mức giá Px1 có lượng cầu x1. Ta tiếp tục tìm những số lượng sản phẩm X mà người tiêu dùng mua ở những mức giá khác Px1. Giả sử bây giờ giá của X tăng lên đến Px2. Rõ ràng rằng người tiêu dùng không thể tác động được đến giá của các hàng hoá do thị trường quy định mà chỉ có thể điều chỉnh lợi ích cận biên bằng cách điều chỉnh lượng hàng hoá mà người tiêu dùng đó mua. Nếu người tiêu dùng vẫn mua ở sản phẩm X cũng với số lượng mà người ấy đã mua trước đây thì lợi ích cận biên vẫn là MUx1 còn lợi ích cận biên tính trên mỗi đồng chi tiêu cho X (MUx1/Px2) đã giảm và người ấy phải tiêu nhiều tiền hơn cho X, đồng thời giảm chi tiêu đối với Y xuống đến Y’. Sự giảm xuống của Y làm cho lợi ích cận biên của hàng hoá Y tăng lên MUy’dẫn tới gia tăng lợi ích cận biên của mỗi đồng chi tiêu cho Y lên (MUy’/Py1 sẽ tăng lên).

Do đó, đên đây xuất hiện bất đẳng thức:

MUx1 MUy’

< Px2 Py1

Có nghĩa là lợi ích cận biên tính trên 1 đồng chi tiêu cho X nhỏ hơn lợi ích cận biên tính trên 1 đồng chi tiêu cho Y. Người tiêu dùng không tối đa hoá lợi ích nữa, như vậy họ sẽ không mua sản phẩm X với số lượng x1 như vậy trước sau khi giá đã tăng đến Px2. Người tiêu dùng sẽ gia tăng lợi ích của mình bằng cách giảm chi tiêu cho X và tăng chi tiêu cho Y vì

MUx1 MUy’

< Px2 Py1

nên sự thay đổi chi tiêu như vậy sẽ có lợi và làm giảm bớt chênh lệch trong bất đẳng thức trên, người tiêu dùng có thể tăng mức thoả dụng mà không cần tiêu nhiều hơn. Và nếu giảm bớt chi tiêu cho X, lợi ích cận biên của X gia tăng, do đó lợi ích cận biên của mỗi đồng chi tiêu cho X gia tăng (vì giá vẫn ở mức Px2). Trong lúc đó người tiêu dùng, chi tiêu nhiều Y hơn làm lợi ích cận biên của Y giảm. Sự điều chỉnh chi tiêu giữa X và Y sẽ dừng lại khi tình trạng cân bằng tiêu dùng được xác lập, với số lượng X bây giờ là x2<x1, số lượng Y bây giờ là y2<y’ và điều kiện cân bằng tiêu dùng cận biên mới được thiết lập:

MUx2 MUy2

< Px2 Py1

Đến đây chúng ta có thêm một điểm khác trên đường cầu của người tiêu dùng đối với X, ở mức giá Px2, người tiêu dùng đạt đến tình trạng cân bằng bằng cách mua số lượng x2 của X. Sự phân tích như trên cho ta thấy khi giá của X tăng sẽ gây ra sự giảm xuống của lượng cầu hàng hoá X.

Chúng ta lại tiếp tục bằng cách bắt đầu với:

MUx2 MUy2

< Px2 Py1

Giá của X lại thay đổi và chúng ta đi đến một tình trạng cân bằng mới. Số lượng X với mức giá mới được xác định, ta thêm một điểm nữa trên đường cầu.

Quá trình đó tiếp tục để tất cả các cặp giá và lượng cầu của X được trình bày, biểu diễn thành đường cầu cá nhân dốc xuống.

Bảng 3.6

X 1 2 3 4 5 6 7 8 9

MUx/Px 12 10 8 6 4 1,2 1 0,8 0,6

Quay trở lại ví dụ tính toán ở trên, giả định thu nhập và giá hàng hoá Y không thay đổi chỉ có giá hàng hoá X giảm xuống còn 5.000đ, ta có MU/P của hàng hoá X tương ứng như: Bảng 3.6

Cùng nguyên tắc Max (MU/P) với thu nhập 55.000 được ta có: X*

=6 và Y*=5 và tổng lợi ích tương ứng là TU Max = 206+70=276

Căn cứ vào kết quả đã tính toán được khi giá hàng hoá X thay đổi, nhưng cùng mức thu nhập 55.000 được ta có thể viết phương trình đường cầu đối với hàng hoá X, giả sử rằng nó là đường tuyến tính.

Biểu cầu đối với hàng hoá X

P=10.000 => Q= 4 P=5.000 => Q= 6 Đường cầu về hàng hoá X dốc xuống minh hoạ ở hình sau:

3.4 LÝ THUYẾT SỞ THÍCH BỘC LỘ

Lý thuyết truyền thống về hành vi người tiêu dùng, sở thích của người tiêu dùng được biểu hiện bằng các hàm lợi ích. Tuy nhiên sơ thích của người tiêu dùng và lợi ích đều không thể quan sát được một cách trực tiếp. Các cơ sở của lý thuyết tiêu dùng này mạng tính chủ quan. Để khắc phục những hạn chế này cần xây dựng một lý thuyết cầu chỉ dựa trên các hiện tượng quan sát được và đo được. Lý thuyết sở thích bộ lộ đáp ứng được đòi hỏi đó. Samuelson đã giới thiệu khái niệm "sở thích bộ lộ" vào năm 1938. Đây cũng được xem là một trong các đột phá quan trọng trong lý thuyết cầu vì nó cho phép xác định đường cầu một cách trực tiếp mà không cần đến các đường bàng quan và các giả định nghiêm ngặt của chúng.

3.4.1 Giả định

- Tính hợp lý: người tiêu dùng được giả định là hợp lý, người tiêu dùng muốn nhiều hàng hoá hơn ít

- Tính nhất quán: Người tiêu dùng hành động một cách nhất quán. Nếu người tiêu dùng thích kết hợp hàng hoá A hơn tập hợp B khi có cả hai tổ hợp hàng hoá này thì người tiêu dùng vẫn chọn tổ hợp A mà không chọn tổ hợp B.

- Tính bắc cầu: Nếu người tiêu dùng thích hnàg hoá A hợ B và thích B hơn C thì người tiêu dùng sẽ thích A hơn C.

- Kết hợp hàng hoá bộc lộ sở thích: Khi người tiêu dùng chọn một kết hợp hàng hoá với một ngân sách đã cho thì sở thích của anh ta đã được bộc lộ bởi kết hợp hàng hoá đó. Kết hợp hàng hoá được coi là tốt nhất so với kết hợp hàng hoá khác đỏi hỏi cùng một ngân sách nhất định. Kết hợp hàng hoá được chọn này tối đa hoá lợi ích của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 1 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)