Co giãn của cung theo giá

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 1 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 50)

III/ Câu hỏi thảo luận chƣơng

1. Tác động của sự dịch chuyển của cầu

2.5.4 co giãn của cung theo giá

Tương tư lượng cầu, lượng cung của hàng hóa phụ thuốc bởi nhiều yếu tố như giá hàng hóa, giá cả yếu tố đầu vào, công nghệ, thuế, trợ cấp, số lượng người bán,... Để đo lường mức phản ứng của lượng cung theo các yếu tố này, người ta dùng khái niệm độ co giãn của cung, từ đó có thể đánh giá liệu lượng cung có thể phản ứng (nhạy cảm) đối với các yếu tố trên hay không. Trong phần này chúng ta chỉ tập trung vào yếu tố giá hàng hóa với khái niệm độ co giãn của cung theo giá.

1) Khái niệm và công thức tính

Độ co giãn của cung theo giá là đo lường mức độ phản ứng của lượng cung khi giá hàng hóa thay đổi (với điều kiện các yếu tố khác là giữ nguyên). Độ co giãn này cho biết % thay đổi của lượng cung khi giá cả thay đổi 1% được tính bằng công thức dưới đây.

Độ co giã của cung đối với giá luôn có dấu dương cho biết quan hệ tỷ lệ thuận giữa lương cung và giá của hàng hóa.

2) Phân loại cung

Cũng giống như với cầu, nếu 1% giá tăng khiến cho lương cung tăng nhiều hơn 1 %, thì hàng hóa được coi là cung co giãn nhiều với giá. Nếu giá tăng 1% nhưng lương cung tăng nhỏ hơn 1% thì cung ít có giãn với giá. Nếu giá tăng 1% làm cho lương cung tăng lên đúng bằng 1% cung co giãn đơn vị.

Có hai trường hợp đặc biệt về độ co giãn của cung. Nếu lượng cung cố định cho dù giá thay đổi, thì độ co giãn của cung với giá là bằng không. Đây là đường cung thẳng đứng song song với trục hoành cắt trục tung tại mức sản lượng cố định. Trường hợp đường cung là vô hạn với một mức giá, hay đường cung nằm ngang cắt trục tung tại mức giá cố định, trong trường hợp này cung hoàn toàn co giãn với giá.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 1 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 50)