III/ Câu hỏi thảo luận chƣơng
2.2.2.2 Tác động của các yếu tố khác đến cung
Cũng giống như đối với cầu, sự thay đổi của một biến nào đó ngoài giá của hàng hoá thay đổi sẽ làm cho đường cung dịch chuyển sang trái nếu lượng cung giảm, hoặc sang phải nếu lượng cung tăng với cùng một mức giá. Các nhân tố khác ảnh hưởng đến cung gồm: giá cả đầu vào, công nghệ sản xuất, lao động, cơ chế chính sách của nhà nước, kỳ vọng của doanh nghiệp,…
1. Công nghệ sản xuất
Có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hoá được sản xuất ra. Công nghệ tiên tiến sẽ làm tăng năng suất và do đó nhiều hàng hoá hơn được sản xuất ra.
2. Giá của các yếu tố đầu vào
Tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và do đó ảnh hưởng đến lượng hàng hoá mà các hãng muốn bán. Nếu như giá của các yếu tố đầu vào giảm, chi phí sản xuất sẽ giảm và do đó hãng sẽ muốn cung nhiều hàng hoá hơn với các yếu tố khác không thay đổi.
P S P2 P1 Q 0 Q1 Q2 Hình 2.5 Đường cung
3. Chính sách thuế
Là công cụ điều tiết của nhà nước. Đối với các hãng thuế là chi phí do vậy chính sách giảm thuế, miễn thuế hoặc trợ cấp có thể khuyến khích sản xuất làm tăng cung hay là chính sách thuế cao có thể hạn chế sản xuất và làm giảm cung.
4. Số lượng người sản xuất
Có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hoá được bán ra trên thị trường. Càng nhiều người sản xuất thì lượng hàng hoá càng nhiều và ngược lại.
5. Các kỳ vọng
Mọi mong đợi về sự thay đổi giá của hàng hoá, giá của các yếu tố sản xuất, chính sách thuế đều có ảnh hưởng đến cung hàng hoá. Nếu các kỳ vọng thuận lợi đối với sản xuất thì cung sẽ mở rộng và ngược lại.
6. Số lượng người lao động
Số lượng người lao động, chất lượng lao động trong doanh nghiệp thay đổi thì khả năng sản xuất của doanh nghiệp cũng thay đổi, cung sản phẩm thay đổi.
Khi có sự thay đổi của một biến ngoài giá sẽ làm cho toàn bộ đường cung dịch chuyển. Nếu yếu tố nào đó làm cho lượng cung tăng thì đường cung sẽ dịch chuyển sang phải hoặc xuống dưới (S sang S1), còn khi yếu tố nào đó làm cho lượng cung giảm thì làm cho đường cung dịch chuyển sang trái hoặc lên trên (S sang S2). Điều này được mô tả trên hình 2.6 dưới đây
Như vậy, khi phân tích tác động của một yếu tố nào đó đến lượng cung, chúng ta phải phân biệt sự vận động dọc theo đường cung và sự dịch chuyển của đường cung.Sự thay đổi giá của một hàng hoá gây ra sự vận động dọc theo đường cung đối với hàng hoá đó, còn sự thay đổi của bất cứ yếu tố nào ngoài giá của hàng hoá đó như công nghệ, chi phí, chính sách thuế… sẽ gây ra sự dịch chuyển của đường cung.
2.2.3 Hàm cung
Khái niệm: Hàm cung là hàm số biểu diến mối quan hệ giữa lượng cung và các nhân tố ảnh hưởng đến cung
Chúng ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa cung và yếu tố khác dưới dạng tổng quát sau: QSx = f(Px, Pi, Nsx, CN, Cp, E..)
Trong đó:
1. QSx: là lượng cung hàng hoá X 2. Px : là giá của X
3. Pi : là giá của yếu tố đầu vào 4. Nsx : là số lượng người sản xuất
5. CN : là công nghệ của máy móc thiết bị 6. Cp Là cơ chế chính sách của nhà nước
7. E : Kỳ vọng của doanh nghiệp trong tương lai S2 S S1 P P Q O Q2 Q Q1
Hình 2.6 Sự dịch chuyển đường cung
2.2.4 Cung doanh nghiệp và cung thị trƣờng
P P P S1 S2 Stt P1 P1 P1 P2 P2 P2 0 Q1 Q 0 Q2 Q 0 Q=Q1+Q2 Q
Hình 2.7 Quan hệ giữa cung doanh nghiệp và cung thị trường
Đường cung thị trường cho biết tổng số hàng hoá được cung bởi tất cả các hãng tại các mức giá khác nhau. Tương tự như phần xác định đường cầu của thị trường, đường cung thị trường là tổng số của tất cả các đường cung cá nhân ứng với từng mức giá.
Ví dụ : Giả sử có hai doanh nghiệp cung cấp sản phảm A trên thị trường. Đường cung của doanh nghiệp một doanh nghiệp là S1 và S2 tương ứng với lượng cung là Q1 và Q2. Khi đó đường cung thị trường là Stt với lượng cung là Q = Q1+Q2. Có thể minh hoạ điều này thông qua hình 2.7 ở trên
2.3 CÂN BẰNG THỊ TRƢỜNG
2.3.1 Trạng thái cân bằng
1. Khái niệm điểm cân bằng: cân bằng là một trạng thái của thị trường mà ở đó lượng cung bằng với lượng cầu xác định mức giá cả chung, giá cả thị trường.
Tác động qua lại giữa cung và cầu xác định giá và sản lượng hàng hoá, dịch vụ được mua và bán trên thị trường. Đường cầu cho biết lượng hàng hoá mà người tiêu dùng muốn mua tại các mức giá khác nhau và đường cung cho biết số lượng hàng hoá mà các hãng muốn bán tại các mức giá khác nhau. Khi tất cả mọi người tham gia vào thị trường có thể mua hoặc bán một lượng bất kỳ mà họ mong muốn, chúng ta nói rằng thị trường trong trạng thái cân bằng. Đó là trạng thái mà cả người mua và người bán đều không thích thay đổi hành vi của họ. Mức giá mà người mua muốn mua và người bán muốn bán theo ý của họ được gọi là mức giá cân bằng. Sản lượng được mua và bán tại mức giá cân bằng gọi là lượng cân bằng.
2. Xác định trạng thái cân bằng bằng đồ thị.
(1) Để xác định trạng thái cân bằng của thị trường bằng đồ thị trục tung phản ánh giá, trục hoành phản lượng hàng hoá. Vẽ đường đường cung, đường cầu một loại hàng hoá nào đó trên cùng một hệ trục P,Q. Đường cung cắt đường cầu tại đâu đấy chính là điểm cân
bằng (điểm E).
Tại điểm ( E) lượng cung bằng với lượng cầu Q*
= QD = QS, xác định mức giá cả chung, giá thị trường P = P*
.
(2) Xác định cân bằng thị trường bằng toán học
Chúng ta cũng có thể xác định cân bằng thị trường bằng công cụ toán học nhờ việc sử dụng các phương trình cung cầu. Gọi phương trình cung là Qs = f(P) và phương trình cầu Qd = g(P). Giải phương trình Qs = Qd hay f(P) = g(P) ta sẽ thu được giá trị cân bằng và lượng cân bằng.