Tác động của các yếu tố khác tới cầu

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 1 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 28 - 33)

III/ Câu hỏi thảo luận chƣơng

2.1.2.2 Tác động của các yếu tố khác tới cầu

Trước hết chúng ta xem xét các yếu tố chủ yếu ngoài giá của bản thân hàng hoá tác động đến cầu đó là: thu nhập, thị hiếu, giá của các hàng hoá liên quan, thông tin, số lượng người tiêu dùng, quy định của chính phủ…

1.Thu nhập

Là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định mua gì và bao nhiêu đối với người tiêu dùng vì thu nhập quyết định khả năng mua của người tiêu dùng. Một nhà thống kê học người Đức tên là Ernst Engel đã nghiên cứu cơ cấu chi tiêu của các hộ gia đình và phát biểu mối quan hệ giữa thu nhập và cầu đối với hàng hoá thành quy luật Engel. Quy luật này được các nhà kinh tế khác thừa nhận và là một trong những quy luật kinh tế quan trọng. Dựa vào mối quan hệ giữa thu nhập và cầu đối với hàng hoá và dịch vụ, Engel chia các loại hàng hoá như sau:

P P1 P2 D o Q1 Q2 Q

Hình 2.1 Quan hệ giữa giá cả và lượng cầu

Q2 Q1 Q Q

- Đối với đa số hàng hoá và dịch vụ, khi thu nhập tăng lên thì cầu đối với chúng tăng lên và ngược lại. Các hàng hoá đó được gọi là các hàng hoá thông thường. Trong hàng hoá thông thường lại có hàng hoá thiết yếu và hàng hoá xa xỉ. Hàng hoá thiết yếu là các hàng hoá được cầu nhiều hơn khi thu nhập tăng lên nhưng sự tăng cầu là tương đối nhỏ hoặc xấp xỉ như sự tăng của thu nhập. Ví dụ, các hàng hoá như lương thực, thực phẩm thường được coi là hàng hoá thiết yếu. Khi thu nhập của bạn tăng lên 10 lần chẳng hạn, có lẽ chi tiêu cho lương thực sẽ nhiều lên nhưng không nhiều lần đến như vậy. Các hàng hoá xa xỉ là các hàng hoá được cầu tương đối nhiều khi thu nhập của bạn tăng lên. Đi du lịch, mua bảo hiểm, chi tiêu cho giáo dục tư nhân thường là các ví dụ kinh điển về hàng hoá xa xỉ.

- Đối với một số hàng hoá và dịch vụ, khi thu nhập tăng lên người tiêu dùng mua ít đi và ngược lại. Các hàng hoá đó có tên gọi là hàng hoá cấp thấp. Ví dụ trong thời bao cấp chúng ta thường phải ăn độn gạo với ngô hoặc khoai. Ngày nay, khi thu nhập cao lên việc tiêu dùng ngô, khoai giảm xuống.

2. Thị hiếu

Là ý thích của con người. Thị hiếu xác dịnh chủng loại hàng hoá mà người tiêu dùng muốn mua. Thị hiếu thường rất khó quan sát và các nhà kinh tế thường giả định là thị hiếu không phụ thuộc vào giá của hàng hoá và thu nhập của người tiêu dùng. Thị hiếu phụ thuộc vào các nhân tố như tập quán tiêu dùng, tâm lý lứa tuổi, giới tính, tôn giáo… Thị hiếu cũng có thể thay đổi theo thời gian và chịu ảnh hưởng lớn của quảng cáo. Người tiêu dùng thường sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua hàng hoá có nhãn mác nổi tiếng và được quảng cáo nhiều.

3. Giá của hàng hoá liên quan

Cũng tác động đến quyết định mua của người tiêu dùng. Mỗi hàng hoá có hai loại hàng hoá liên quan là hàng hoá thay thế và hàng hoá bổ sung. Hàng hoá thay thế là những hàng hoá giống hàng hoá đang xem xét hoặc có cùng giá trị sử dụng hay thoả mãn cùng nhu cầu ví dụ như chè và cà phê. Khi giá của hàng hoá thay thế (giá cà phê) giảm xuống, người tiêu dùng sẽ mua ít hàng hoá đang xem xét (chè) hơn. Hàng hoá bổ sung là các hàng hoá được sử dụng cùng nhau ví dụ ô tô thì phải dùng với xăng, dịch vụ điện thoại đi kèm với máy điện thoại.

4. Số lượng người tiêu dùng

Hay quy mô thị trường là một trong những nhân tố quan trọng xác định lượng tiêu dùng tiềm năng. Thị trường càng nhiều người tiêu dùng thì cầu tiềm năng sẽ càng lớn.Ví dụ rõ nhất là thị trường Trung Quốc với hơn 1 tỷ dân luôn là thị trường tiềm năng của các hãng sản xuất trên thế giới. Rất nhiều hãng đã đầu tư vào Trung Quốc để khai thác thị trường tiềm năng này.

5. Cơ chế chính sách của nhà nước

Khi nhà nước đưa các chính sách kinh tế vĩ mô thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hành vi của người tiêu dùng do đó ảnh hưởng tới cầu.Ví dụ như nhà nước tăng thuế nhập khẩu xe ô tô cũ tới 600% thì giá bán xe ô tô cũ sẽ tăng và do đó người tiêu dùng sẽ mua được ít xe ô tô cũ hơn.

Cầu đối với hàng hoá hoặc dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào các kỳ vọng (sự mong đợi) của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng kỳ vọng rằng giá của hàng hoá sẽ tăng lên trong tương lai thì họ sẽ mua nhiều hàng hoá đó hơn ngay bây giờ. Con người có các kỳ vọng về thu nhập, thị hiếu, số lượng người tiêu dùng. Tất cả các kỳ vọng đó đều tác động đến cầu hàng hoá.

Khi các nhân tố khác thay đổi ảnh hưởng đến cầu làm cho đường cầu dịch chuyển. Nếu các nhân tố thay đổi làm cho lượng cầu giảm thì đường cầu sẽ dịch chuyển xuống dưới và sang trái (D sang D1), còn khi các nhân tố khác thay đổi làm cho lượng cầu tăng thì làm cho đường cầu dịch chuyển sang phải hoặc lên trên (D sang D2). Điều này được mô tả trên hình 2.2

Như vậy, khi phân tích tác động của một yếu tố nào đó đến lượng cầu, chúng ta phải phân biệt sự vận động dọc theo đường cầu và sự dịch chuyển của đường cầu. Sự thay đổi giá của bản thân hàng hoá gây ra sự vận động dọc theo đường cầu còn sự thay đổi của bất cứ yếu tố nào ngoài giá của hàng hoá đó gây ra sự dịch chuyển của đường cầu.

2.1.3 Hàm cầu

Khái niệm: Hàm cầu là một hàm số biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu và các nhân tố ảnh hưởng tới cầu.

Qua nghiên cứu các yếu tố của cầu chúng ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu đối với hàng hoá và các yếu tố ảnh hưởng dưới dạng hàm số tổng quát sau:

Q xD =f (Px, Py, Pz, I, Ntd, CP, E...) Trong đó:

1. Q xD : Lượng cầu đối với hàng hoá X 2. Px : Giá của hàng hoá X

3. Py : Giá của hàng hoá Y 4. Pz : Giá của hàng hoá Z

P P1 D1 D D2 P2 Q 0 Q1 Q1

5. I: Thu nhập của người tiêu dùng 6. Ntd : Số lượng người tiêu dùng 7. CP: Các chính sách vĩ mô 8. E : Kỳ vọng của người tiêu dùng ….

2.1.4 Cầu cá nhân, cầu thị trƣờng

1. Cầu cá nhân: Cầu cá nhân là cầu của một người tiêu dùng đối với hàng hoá hoặc dịch nào đó trên thị trường

2.Cầu thị trường: là tổng mức cầu cá nhân ứng với từng mức giá

Nếu chúng ta biết được đường cầu của các cá nhân tiêu dùng riêng biệt thì làm cách nào để xác định tổng cầu của họ? Tổng lượng cần tại một mức giá đã cho bằng tổng lượng cầu của tất cả người tiêu dùng tại mức giá đó. Giả sử một trường hợp đơn giản nhất là một thị trường chỉ có hai người tiêu dùng với các hàm cầu tương ứng của họ là Q1 = f1(p) và Q2 = f2(p). Tại mức giá P1 người tiêu dùng 1 mua Q1 còn người tiêu dùng 2 mua Q2 thì lượng tổng cầu của cả hai (thị trường) sẽ là mổng các lượng cầu riêng biệt của mỗi người tiêu dùng.

Q = Q1 + Q2 = f1(p) + f2(p)

Lưu ý ràng việc cộng các lượng cầu lại với nhau chỉ có nghĩa khi cả hai người tiêu dùng cùng gặp một mức giá. Điều này có thể thấy rõ qua hình 2.3.

Hình 2.3: Quan hệ giữa cầu cá nhân và cầu thị trường

Ví dụ : Trên thị trường Hà Nội đĩa CD nhãn hiệu compact năm 2007 mức cầu tương ứng

với mức giá được cho bởi bảng 2.1

P P P Dtt Dtt D1 D2 P1 P1 P1 0 Q1 Q 0 Q2 Q 0 Q=Q1+Q2 Hình 2.3 Tổng cộng các đường cầu

Bảng 2.1 Giá (10000) VĐ Cầu cá nhân ( ngàn đĩa) Cầu thị trường ( Ngàn đĩa) QTT =QA+QB+....+QN QA QB ... QN 50 0 2 ... 8 7.000 40 3 6 ... 17 14.000 30 5 8 ... 26 21.000 20 7 10 ... 35 28.000 10 9 12 ... 44 35.000

Từ số liệu của bảng 2.1, chúng ta có thể biểu diễn đường cầu thị trường và đường cầu của người tiêu dùng A về đĩa Compact trên đồ thị như hình dưới đây

P 50 A 40 B 30 C 20 D 10 E QTT 0 7 14 21 28 35 (1000) Hình 2.4.1 P 50 A’ 40 B’ 30 C’ 20 D’ 10 E’ QA 0 3 5 7 9 Hình 2.4.2

Hình 2.4.1 đường cầu thị trường đĩa compact và hình 2.4.2 đường cầu của người tiêu dùng A về điã compact

2.2 LÝ THUYẾT VỀ CUNG (SUPPLY)

2.2.1 Các khái niệm

1. Cung : Cung là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người sản xuất muốn bán và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định.

Cũng giống như trong khái niệm cầu, cung bao gồm cả hai yếu tố đó là sự muốn bán và khả năng bán của nhà sản xuất. Ý muốn bán thường gắn với lợi nhuận có thể thu được còn khả năng bán lại phụ thuộc vào năng lực sản xuất của hãng.

2. Lượng cung: Lượng cung là số lượng hàng hoá mà các hãng muốn bán tại một mức giá đã cho với các yếu tố khác không đổi. Chúng ta có thể thấy là cung biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng cung.

3. Đường cung: Đường cung là đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cung và giá cả trên một trục toạ độ, trục tung biểu thị giá, trục hoành biểu thị lượng cung.

Khi chúng ta biểu diễn mối quan hệ này trên đồ thị, chúng ta sẽ có đường cung. Hình 2.4 minh hoạ đường cung S đơn giản tuyến tính.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 1 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)