Rủi do cho dự án đầu tư phát triển đô thị tại Hà Nội

Một phần của tài liệu 200625 Luận án (Trang 31 - 33)

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2.2. Rủi do cho dự án đầu tư phát triển đô thị tại Hà Nội

Theo các thống kê thì ngành xảy ra nhiều TNLĐ nghiêm trọng nhất trong những năm qua chính là ngành xây dựng. Tai nạn lao động trong thi công công trình đang diễn ra rất nghiêm trọng và có diễn biến phức tạp. Hà Nội, Năm 2016 để xảy ra 126 vụ TNLĐ chết người thì ngành xây dựng đă chiếm tới 35 vụ, làm chết 13 vụ chết người (chiếm 37%). Năm 2017, tổng số vụ TNLĐ của thành phố Hà Nội là 132 vụ thì ngành xây dựng đă chiếm tới 33 vụ TNLĐ, làm chết 8 người (chiếm 24%). Tại một số tuyến đường của Hà Nội, có rất nhiều công trình nhà cao tầng, công trình giao thông đang được thi công. Trong khi đó hoạt động giao thông, và cuộc sống của người dẫn vẫn diễn ra. Nhiều vụ tai nạn đã xảy ra gây bức xúc cho người dân đô thị như thanh sắt rơi từ công trường xây dựng làm một người thiêt mạng trên đường Lê Văn Lương; vụ tai nạn lao động sập giàn giáo trên đường Tố Hữu, quận Nam Từ Liêm cũng đã làm 3 người chết và 3 người bị thương, hiện trường vụ sập giàn giáo dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông làm một taxi hư hỏng,….

Bên cạnh đó, Hà Nội đang trở thành một trong những đô thị đứng đầu cả nước về ô nhiễm không khí. Nồng độ bụi đã vượt ngưỡng cho phép từ 2-3 lần trên nhiều trục đường giao thông. Một trong những tuyến đường có thể kể đến như:

Phạm Hùng, Trường Chinh, Tố Hữu, Nguyễn Trãi, quốc lộ 32, Phạm Ngọc Thạch và các tuyến đường vành đai đang có nhiều công trình xây dựng thi công nên đường phố thường xuyên hứng chịu bụi, bẩn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới giao thông và đời sống người dân khu vực.

Cũng phải nói thêm rằng, các rủi ro về an toàn lao động và vệ sinh môi trường là các rủi ro mà người dân chịu ảnh hưởng và có thể phát hiện nhanh chóng, các rủi ro khác trong dự án thường được các bên trong dự án xử lý nội bộ dự án hoặc bỏ qua. Một số rủi ro điển hình trong quá trình thực hiện dự án đầu tư phát triển đô thị được tổng kết sơ bộ từ thực tế như sau:

- Một số rủi ro điển hình ở giai đoạn chuẩn bị dự án: + Chọn địa điểm xây dựng không phù hợp.

+ Rủi ro do lựa chọn kỹ thuật và công nghệ không phù hợp. + Lựa chọn phương án nguồn vốn gặp nhiều khó khăn.

+ Chất lượng phân tích hiệu quả tài chính và an toàn tài chính của dự án chưa cao. + Do các nguyên nhân về thủ tục hành chính, pháp lý.

- Một số rủi ro điển hình ở giai đoạn thực hiện dự án + Rủi ro ở khâu thiết kế.

+ Rủi do ở khâu đấu thầu mua sắm thiết bị và thi công xây lắp. + Rủi do ở khâu tiến hành tổ chức thi công xây dựng công trình.

+ Rủi ro do các nguyên nhân xuất phát từ thủ tục hành chính, pháp lý.

- Một số rủi ro điển hình ở giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình dự án vào khai thác sử dụng:

+ Rủi do không hoàn thành dự án đúng thời hạn.

+ Rủi do không thể chế tạo sản phẩm công nghệ đã cho và không dảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.

+ Rủi do tiến bộ khoa học kỹ thuật làm thay đổi nhu cầu sử dụng. + Rủi do cạnh tranh giữa các đối thủ tiềm năng và đối thủ mới. + Rủi do trong quá trình thẩm định, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu 200625 Luận án (Trang 31 - 33)