Quảnlý rủi ro trong lĩnh vực xây dựng

Một phần của tài liệu 200625 Luận án (Trang 26 - 28)

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.1.2. Quảnlý rủi ro trong lĩnh vực xây dựng

QLRR và QLDA chuyên nghiệp đang là một xu hướng nghiên cứu và ứng dụng trên thế giới. Trong lĩnh vực xây dựng, QLRR có sự phát triện chậm hơn so với một số như ngành bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, nhưng cho đến nay cũng đã đạt được các thành công rực rỡ. Hiệp hội quản lý dự án (PMI) ra đời năm 1969 tại Mỹ đánh dấu bước tiến mới trong QLDA nói chung, QLRR nói riêng. Sau khi thành lập PMI đã đóng góp vào sự thành công của rất nhiều các dự án lớn bằng việc xây dựng các tiêu

chuẩn, hướng dẫn về xác định, đánh giá cũng như QLRR. Một đóng góp lớn cho thành công của QLRR trong lĩnh vực xây dựng trên thế giới phải kể đến là các nhà khoa học, đồng thời cũng chính là các nhà QLDA. Các kinh nghiệm, các nghiên cứu của họ được tổng kết một cách rõ ràng, đầy đủ về tất cả các vấn đề liên quan tới RR và QLRR. Có thể kể ra các nhà khoa học như Martin Barnes, D F Cooper, D H MacDonald and C B Chapman, H Ren, He Zhi,….Quan điểm mới về rủi ro là RR có thể gây ra các thiệt hại, mất mát nhưng cũng có thể đem lại các cơ hội. Quan điểm này ngày càng được ủng hộ bởi các nhà khoa học trên thế giới. Nó cũng cho thấy cái nhìn lạc quan về QLRR. Điều đó sẽ tạo đông lực cho các nhà quản lý khi thực hiện QLRR để tìm ra các cơ hội cho tổ chức của họ.

Khó có thể nói chính xác thuật ngữ rủi ro được du nhập vào Việt Nam từ khi nào, cũng như QLRR bắt đầu xuất hiện như thế nào. Hồ Anh Tuấn [42] trong luận án tiến sĩ năm 1977 đã sử dụng thuật ngữ rủi ro khi nói tới các mối đe dọa về kỹ thuật công trình. Rủi ro hiểu theo Hồ Anh Tuấn là các sai lầm hay các sự cố. QLRR bắt đầu được chú ý trong lĩnh vực xây dưng ở Việt Nam có thể được lấy dấu mốc từ năm 2007. Thời điểm năm 2007 Việt Nam chính thức hội nhập quốc tế, các ngành kinh tế được mở cửa tự do cạnh tranh phát triển. Các dự án xây dựng được tiến hành ở khắp mọi nơi và có thêm yếu tố nước ngoài: Chủ đầu tư (CĐT) nước ngoài, tư vấn nước ngoài, nhà thầu nước ngoài,…. Điều đó đã tác động tới ngành xây dựng trên 2 phương diện:

- Ngành xây dựng được du nhập công nghệ xây dựng tiên tiến, học tập trình độ QLDA chuyên nghiệp.

- Đồng thời ngành xây dựng cũng chịu sức ép từ chính sự phát triển nhanh chóng và ồ ạt của các dự án đầu tư xây dựng. Các rủi ro xuất hiện với tần xuất và mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trong hoàn cảnh đó, các nghiên cứu về rủi ro được tiến hành ngày càng nhiều hơn với mong muốn khắc phục được hậu quả mà rủi ro gây ra. Tuy vậy, các nghiên cứu này cũng chưa thực sự được áp dụng hiệu quả trong thực tế do các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Quyết định 725/QĐ-BXD ngày 20/7/2016

của Bộ Xây dựng [5] về việc công nhận ban vận động thành lập Hiệp hội QLDA đầu tư xây dựng Việt Nam đã cho thấy lĩnh vực QLDA, cũng như QLRR dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam đang được nhìn nhận đúng vai trò của nó. Bộ Xây dựng đã ra văn bản kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng tham gia và phát triển hiệp hội. Bằng cách này, Việt Nam có thể tham gia các hiệp hội QLDA trên thế giới, học hỏi kinh nghiệm QLDA, QLRR của các nước tiên tiến và áp dụng tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu 200625 Luận án (Trang 26 - 28)