Giải pháp nâng cao năng lực quảnlý của CĐT/BQLDA

Một phần của tài liệu 200625 Luận án (Trang 134 - 135)

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

4.4.2. Giải pháp nâng cao năng lực quảnlý của CĐT/BQLDA

CĐT/BQLDA yếu kém về chuyên môn, can thiệp vô lý vào quá trình thi công sẽ ảnh hượng tới dự án trong các vấn đề ra quyết định. Các quyết định có thể đưa ra chậm trễ hoặc quyết định sai. Giải pháp đưa ra là cần nâng cao năng lực của CĐT/BQLDA một cách hiệu quả. Xây dựng kinh nghiệm quản lý dự án cho CĐT/BQLDA. Đồng thời cần xây dựng một quy trình ra quyết định của CĐT/BQLDA làm căn cứ cho các bên dự án xử lý các vấn đề hiện trường, tránh sự can thiệp vô lý của CĐT/BQLDA trong quá trình thực hiện dự án.

(1) Nâng cao năng lực của CĐT/BQLDA

Đào tạo, tập huấn luôn là biện pháp hữu hiệu được nghĩ tới đầu tiên trong việc nâng cao năng lực CĐT/BQLDA. Hiện nay các lớp về quản lý dự án, đấu thầu, giám sát thi công xây dựng,... được mở ra nhiều với lịch học đa dạng. CĐT/BQLDA cần yêu cầu và có hỗ trợ cho các cán bộ được đi đào tạo trước khi tham gia dự án. Các hỗ trợ này có thể là chi phí, thời gian, phụ cấp,...

Bên cạnh đó, giám đốc BQLDA phải lựa chọn là người có trình độ và năng lực QLDA. Thực tế đã chứng minh, giám đốc QLDA sẽ quyết định phương pháp làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả, đưa ra các quyết định kịp thời sẽ góp phần thúc đẩy các tiến trình thực hiện dự án, nhất là đối với các dự án giao thông đường bộ đô thị tại Hà Nội với thời gian thực hiện kéo dài.

Xây dựng kinh nghiệm là một việc làm hữu ích không chỉ cho CĐT/BQLDA mà cho tất cả các bên trong dự án giao thông đường bộ đô thị hiện nay. Mỗi dự án có thể gặp phải các rủi ro tương tự nhưng phương pháp xử lý rủi ro lại khác nhau. Thông qua việc tổng hợp, tham khảo các kinh nghiệm CĐT/BQLDA có thể lựa chọn được một giải pháp hiệu quả cho dự án cụ thể. Hiện nay, tại webside của các Bộ, ngành luôn dành riêng một chuyên mục cho việc giải đáp các thắc mắc của người dân thông qua hình thức gửi email, gọi điện tư vấn trực tiếp. Tuy nhiên, chuyên mục này chưa mang lại nhiều hiệu quả. Cơ quan quản lý nhà nước cần có giải pháp cụ thể để các thắc mắc trong quá trình thực hiện dự án đầu tư phát triển đô thị nói chung, các dự án giao thông đường bộ đô thị Hà Nội nói riêng được đáp ứng một cách nhanh và đúng quy định pháp luật. Để làm được việc này cần chú ý:

- Cử cán bộ trực chuyên môn là những người có nhiều kinh nghiệm. - Phân chia thành từng nội dung nhỏ trong chuyên mục.

- Tạo mạng lưới liên kết các chuyên gia để có thể trả lời tất cả các vấn đề trong quản lý rủi ro, quản lý dự án.

Đồng thời CĐT/BQLDA cũng cần chủ động tham gia các hiệp hội nghề nghiệp, các hội thảo nhằm mục đích cập nhật kiến thức và trao đổi kinh nghiệm. CĐT/BQLDA phải tích cực đề xuất các hoạt động thực tế và tạo kênh tư vấn thông tin từ chính các hiệp hội nghề nghiệp này.

Một phần của tài liệu 200625 Luận án (Trang 134 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w