Các quy định liên quan tới quảnlý rủi ro cho các dự án đầu tư phát triển đô thị

Một phần của tài liệu 200625 Luận án (Trang 74 - 75)

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3. Các quy định liên quan tới quảnlý rủi ro cho các dự án đầu tư phát triển đô thị

đô thị

2.3.1. Các văn bản pháp luật

Luật xây dựng số 50/2014/QH13 quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng. Một số nội dung có liên quan tới quản rủi ro, được xem xét sơ bộ như sau:

- Điều 66: Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác.

- Ngoài ra các rủi ro còn được đề cập tới trong Báo cáo nghiên cứu khả thi, các nội dung thẩm tra, hợp đồng xây dựng.

Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và Nghị định số 42/2017/NĐ-CP đưa ra các giải thích rõ hơn về quản lý dự án đầu tư xây dựng cho Luật xây dựng số

50/2014/QH13. Một số nội dung có liên quan tới quản lý rủi ro được nêu ra như sau:

lượng cán bộ chuyên trách làm công tác an cần được bố trí phù hợp với quy mô công trường, mức độ rủi ro xảy ra tai nạn lao động của công trường cụ thể.

Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

- Điều 6 phạm vi bảo hiểm, loại trừ trách nhiệm bảo hiểm chỉ rõ đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của công trình xây dựng phát sinh từ mọi rủi ro.

- Điều 9 Mức giữ lại quy định rõ: Nhằm đảm bảo an toàn tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm và quyền lợi của bên mua bảo hiểm, căn cứ vào năng lực tài chính, kết quả thẩm định rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm quyết định nhận bảo hiểm, nhận tái bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng như sau:

+ Mức trách nhiệm giữ lại trên mỗi rủi ro hoặc trên mỗi tổn thất riêng lẻ không quá 10% vốn chủ sở hữu.

Quyết định số 79/QĐ/BXD đưa ra các quy định về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng. Trong quyết định này thì chi phí quản lý rủi ro được tính toán thông qua các hình thức hợp đồng, bảo hiểm, bảo đảm.

Thông tư số 26/2016/TT-BXD [5] đưa ra quy định một số nội dung chi tiết về quản lý chất lượng và bảo trì công trình. Thông tư này quy định về sự cố công trình, rủi ro khách quan ảnh hưởng tới chất lượng công trình.

Một phần của tài liệu 200625 Luận án (Trang 74 - 75)