Giải pháp về thiết kế

Một phần của tài liệu 200625 Luận án (Trang 135 - 136)

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

4.4.3. Giải pháp về thiết kế

Thiếu chi tiết thiết kế, nhầm lẫn khi thiết kế là các vẫn đề thường xuyên xảy ra trong dự án giao thông đường bộ đô thị tại Hà Nội. Dự án hầu hết được triển khai qua ba bước: Thiết kế sơ bộ, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thi công. Để hạn chế sai sót trong thiết kế thì trách nhiệm đầu tiên thuộc và TVTK.

(1) Xây dựng danh mục bản vẽ chi tiết và đầy đủ. Gắn với danh mục bản vẽ các yêu cầu liên quan phải được tuân thủ chặt chẽ:

+ Quy định về tên bản vẽ: Tên bản vẽ có thể được đặt theo các cách khác nhau song phải thống nhất trong cùng một dự án.

+ Ngày phê duyệt: Mỗi bản vẽ có thể được thay đổi nhiều lần với nhiều phiên bản khác nhau. Việc cập nhật trên các bản vẽ phải được ghi rõ ngày phê duyệt bản vẽ hoặc các chi tiết trên bản vẽ.

+ Trích xuất bản vẽ chi tiết: Bản vẽ kỹ thuật thi công đòi hỏi sự chi tiết cao vì vậy tất cả các nội dung phải được chi tiết.

(2) Kiểm tra bản vẽ trước khi xuất bản

Hiện nay tại các đơn vị TVTK khâu kiểm tra bản vẽ trước khi xuất bản là khâu được thực hiện yếu nhất. Nhiều đơn vị còn bỏ qua khâu này bởi hầu hết cán bộ thiết kế cũng chính là người kiểm tra. Muốn thực hiện được khâu kiểm tra bản vẽ trước khi xuất bản tốt đòi hỏi người kiểm tra phải có kinh nghiệm hiện trường và trình độ phù hợp. Kinh nghiệm hiện trường giúp người kiểm tra đánh giá, dự đoán được trước các chi tiết thường gặp khó khăn khi thi công hiện trường. Đồng thời người kiểm tra cần có trình độ để hiểu rõ các chi tiết bản vẽ và đưa ra các nhận định đúng về hồ sơ thiết kế.

Một lưu ý trong kiểm tra là người kiểm tra không nên là người trực tiếp thiết kế. Việc đứng ngoài dự án sẽ giúp người kiểm tra có cái nhìn khách quan và có những đòi hỏi hiểu rõ về dự án.

(3) Trong quá trình thi công xây dựng dự án, càng nhiều rủi ro thiết kế xảy ra càng làm cho quá trình thi công bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi đó CĐT/BQLDA cần có các biện pháp mạnh mẽ để đảm bảo ĐVTV thực hiện nhiệm vụ hoàn thiện bản vẽ với sự hỗ trợ của NT. Ngay sau khi NT thắng thầu dự án, một trong các việc đầu tiên là NT cần thực hiện là kết hợp với ĐVTV thiết kế để rà soát lại toàn bộ các bản vẽ để kịp thời bổ sung các chi tiết thiếu, điều chỉnh các chi tiết còn sai sót,...

Hợp đồng giữa CĐT/BQLDA và ĐVTV cần giữ lại một khoản tiền đủ lớn để thực hiện trách nhiệm này. Hiện nay, các dự án thường để mức giữ lại của hợp đồng từ 5% đến 10%. CĐT/BQLDA có thể cân nhắc để nâng mức này lên theo yêu cầu trách nhiệm của ĐVTV và tăng số lần thanh toán theo các giai đoạn sản phẩm.

Một phần của tài liệu 200625 Luận án (Trang 135 - 136)