CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan vềNgânhàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương ViệtNam
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển củaVietcombank
3.1.1.1. Quá trình hình thành của Vietcombank.
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, Vietcombank chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN). Dưới đây là các thông tin cơ bản về ngân hàng TMCP Vietcombank:
*Tên công ty: Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
* Tên Tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of
Vietnam
*Tên giao dịch:Vietcombank (Vietcombank)
*Trụ sở chính: 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
*Ngày tháng năm thành lập: Ngày 30 tháng 10 năm 1962
*Số quyết định, cơ quan ra quyết định thành lập:Vietcombank được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN).
*Mạng lưới Vietcombank: Tính đến hết năm 2015, bên cạnh trụ sở chính, Vietcombank hiện có 96 chi nhánh với 368 phòng giao dịch hoạt động tại 50/63 tỉnh thành phố trong cả nước. Vietcombank còn có 1856 ngân hàng đại lý tại 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Tổng số lao động của Vietcombank tính đến 31/12/2015 là 14.755 người (số hợp nhất bao gồm cả các công ty thành viên). Ban lãnh đạo Vietcombank luôn chú trọng việc phát triển nguồn nhân lực,
coi đây là chìa khóa đem lại thành công và hiệu quả của ngân hàng.
. Ngoài ra, Vietcombank còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư...
* Chức năng, nhiệm vụ của Vietcombank:Vietcombank hoạt động
trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, Vietcombank còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
*Xếp hạng: Hoạt động hiệu quả tạo ảnh hưởng quan trọng với cộng
đồng doanh nghiệp, thị trường tài chính trong nước, khu vực và quốc tế, Vietcombank đã được các Tạp chí uy tín trên thế giới bình chọn, trao giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Hoạt động bán lẻ của Vietcombank cũng đạt được nhiều kết quả nổi bật với giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu năm 2015”.Hãng tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới - Brand Finance bình chọn Vietcombank trong danh sách 500 Thương hiệu ngân hàng có giá trị lớn nhất thế giới. Tạp chí Forbes cũng xếp hạng Vietcombank trong danh mục 2.000 Công ty đại chúng lớn và quyền lực nhất thế giới..
3.1.1.2. Quá trình phát triển của ngân hàng TMCP Vietcombank
Quá trình phát triển của Vietcombank được chia làm các giai đoạn chủ yếu như sau:
*Giai đoạn 1963-1975:
Trong giai đoạn này, Vietcombank đã hoàn thành nhiệm vụ đối nội và đối ngoại được Nhà nước giao phó: thực hiện chức năng ngân hàng đối ngoại độc
quyền, tiếp nhận viện trợ nước ngoài phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế ở miền Bắc và phục vụ công cuộc giải phóng miền Nam.
* Giai đoạn 1975-1990:
Sau ngày giải phóng miền Nam, Vietcombank đã tham gia tiếp quản các ngân hàng cũ, hoàn tất các thủ tục pháp lý, thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao với vai trò hội viên của Việt Nam tại IMF, WB, ADB, xác định quyền sở hữu về tài sản quốc gia đối với các tài sản là hàng hóa đặc biệt, ngoại tệ hiện đang ở bên ngoài.
Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế đất nước trước việc bị Mỹ cấm vận, viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa giảm sút, cán cân thương mại mất cân đối nghiêm trọng, cán cân thanh toán quốc tế luôn bội chi, Vietcombank đã thực hiện chủ trương mở rộng đầu tư cho xuất khẩu, kiến nghị Nhà nước ban hành các cơ chế khuyến khích xuất khẩu, mở rộng dịch vụ thu ngoại tệ thông qua cơ chế thưởng ngoại tệ, cơ chế cấp quyền sử dụng ngoại tệ góp phần tạo nguồn cung ngoại tệ cho nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất,phân bón, thuốc trừ sâu và lương thực.
* Giai đoạn 1990-1996:
Năm 1995, Vietcombank đã tham gia vào hệ thống thanh toán SWIFT và trở thành đầu mối thanh toán quốc tế quan trọng của cả nước.
* Giai đoạn 1996-1999:
Giai đoạn này Vietcombank tiếp tục đầu tư, phát triển mở rộng các lĩnh vực hoạt động kinh doanh, đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng như hoàn thành hệ thống ngân hàng trực tuyến, hệ thống ngân hàng lõi - Core Banking(Vietcombank Vision 2010),trở thành thành viên của tổ chức thanh toán thẻquốc tế Visa Card, Master Card... Cũng trong giai đoạn này, Vietcombank cũng đã tham gia đầu tư vào một loạt các dự án lớn trong các lĩnh vực trọng yếu của đất nước như đường ống Nam Côn Sơn, đạm Phú Mỹ, đuôi hơi Phú Mỹ, Thuỷ điện Yaly…
* Giai đoạn từ 1999 cho đến nay:
Với bề dày kinh nghiệm hoạt động ngân hàng đối ngoại và sau nhiều bước đi quá độ, Vietcombank đã từng bước tiếp cận, nhanh chóng thích nghi với nền kinh tế thị trường, giữ vững vai trò chủ lực trong hệ thống NHTM Việt Nam và là NHTM hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động ngân hàng.
Đặc biệt, giai đoạn này đánh dấu một bước chuyển mình của Vietcombank từ Ngân hàng ngoại thương Việt Nam trở thành Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.Sau một thời gian dài tập trung chuẩn bị theo kế hoạch từ năm 2005, ngày 26/12/2007, ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã chính thức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, với 97,5 triệu cổ phần được đấu giá. Giá trúng thầu bình quân cổ phiếu của nhà băng này là 107.860 đồng. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của cộng đồng tài chính trong nước và quốc tế trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng trải qua rất nhiều biến động trong năm qua như lạm phát tăng cao, sự phát triển chậm lại của nền kinh tế..
Ngày 2/6/2008, Vietcombank đã chính thức chuyển đổi thành NHTMCP với vốn điều lệ hơn 12 nghìn tỷ đồng sau khi nhận giấy phép kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hà Nội. Đây là cuộc chuyển đổi mang dấu ấn lịch sử sau 45 năm tồn tại và phát triển của Vietcombank.