CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Kiến nghị
4.3.2. Kiên nghị với NHNN
Một là: Trên cơ sở hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước ban hành, Ngân hàng Nhà nước cần có các văn bản dưới luật hướng dẫn các hoạt động thanh toán quốc tế. Cần có văn bản quy định quan hệ pháp lý giữa giao dịch hợp đồng ngoại thương của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu với giao dịch tín dụng chứng từ giữa các ngân hàng.Mối quan hệ về nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và các ngân hàng khi tham gia sử dụng L/C cần phải được hợp lý hoá trên cơ sở luật quốc gia.
Trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế, Vietcombankđã và đang vận dụng các thông lệ quốc tế không chỉ trong lĩnh vực ngân hàng mà còn trong các lĩnh vực khác như vận tải, bảo hiểm… nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên biện pháp tự bảo vệ này có hiệu quả như thế nào còn tuỳ thuộc vào các quy định trong nước. Một ví dụ cụ thể là khi phát hành L/C bằng vốn vay hoặc vốn tự có ký quỹ dưới 100%, Vietcombank yêu cầu vận đơn phải được lập theo lệnh của Ngân hàng phát hành Theo thông lệ quốc tế về vận tải, vận đơn đó cho phép ngân hàng được quyền nhận hàng hoặc bán hàng cho khách hàng khác nếu người mở L/C không đủ khả năng thanh toán hoặc cố tình không thanh toán, để thu hồi khoản tiền phải thanh toán thay cho người thụ hưởng của L/C. Do vậy biện pháp trên của ngân hàng là hoàn toàn cần thiết và hợp lý, theo đúng thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, ở Việt Nam, rất nhiều trường hợp Hải quan không cho phép Ngân hàng nhận hàng của người đề nghị mở L/C. Như vậy, việc áp dụng thông lệ quốc tế tại từng quốc gia còn phụ thuộc vào luật pháp quốc gia.
Ngoài ra, ngân hàng Nhà nước còn cần có những quy định về các phương thức thanh toán quốc tế hiện đại như Factoring, Forfeịghting, Packing Credit, Bill Purchase … vốn đã rất phổ biến trên thế giới nhưng lại là một dịch
vụ mới ở Việt Nam.
Hai là: Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá thích hợp để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh ngoại tệ có hiệu quả trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện ngay các biện pháp hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để làm cơ sở cho việc hình thành thi trường hối đoái hoàn chỉnh ở Việt Nam sau này, cụ thể
+ Đa dạng hoá các loại ngoại tệ, các phương tiện thanh toán quốc tế được mua bán trên thị trường.
+ Đa dạng hóa các hình thức giao dịch mua bán ngoại tệ như mua bán giao ngay (Spot), mua bán có kỳ hạn (Forward), mua bán quyền lựa chọn (Option) …
+ Mở rộng đối tượng tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng như Ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại, những người môi giới… nhằm tạo cho thị trường hoạt động với tỷ giá chuẩn hơn, sát thực tế hơn.
Chỉ khi thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường ngoại hối phát triển thì mới đảm bảo có được một tỷ giá linh hoạt, hợp lý, góp phần kích thích kinh tế thị trường phát triển, hạn chế rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp và các ngân hàng tham gia hoạt động thanh toán quốc tế.
Ba là: Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thực tế. Việc lựa chọn chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết quản lý của nhà nước là hoàn toàn hợp lý, song cần đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng tự do hoá dần. Việc tự do hoá dần cơ chế điều hành tỷ giá cần có bước đi hợp lý. Trước mắt, trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chưa ổn định, thị trường ngoại hối đang hoàn thiện, vẫn cần có sự điều hành tỷ giá của ngân hàng nhà nước thông qua việc điều chỉnh các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá, cụ thể là:
+ Cần theo dõi, phân tích diễn biến thị trường tài chính quốc tế một cách liên tục, có hệ thống.
Bốn là: Tăng cường chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước. (CIC)
Thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt nam đã góp phần tích cực vào công tác quản lý Nhà nước, đảm bảo an toàn về lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và thanh toán quốc tế. Việc thu thập, phân tích, xử lý kịp thời, chính xác các thông tin về tình hình tài chính, quan hệ tín dụng, khả năng thanh toán, tư cách pháp nhân của các doanh nghiệp trong và ngoài nước là vô cùng quan trọng trước khi ngân hàng quyết định mở L/C, xác nhận L/C, chiết khấu chứng từ… Tuy nhiên, thông tin do CIC cung cấp hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế vì lượng thông tin còn quá ít, và chưa kịp thời. Vì vậy để công tác thông tin phòng ngừa rủi ro đạt hiệu quả cao cần thực hiện một số vấn đề sau
KẾT LUẬN
Nếu xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới là một xu thế tất yếu thì các NHTM Việt Nam nói chung, Vietcombank nói riêng mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế để có thể gia nhập thành công vào cộng đồng tài chính quốc tế cũng là một xu thế tất yếu. Mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đa dạng, tiện ích không chỉ là việc mở rộng quy mô, địa bàn hoạt động, số lượng nghiệp vụ mà quan trọng hơn là nâng cao chất lượng từng nghiệp vụ cụ thể, tức là mở rộng phải đi đôi với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nền kinh tế và tối đa hóa giá trị gia tăng cho ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển biến mạnh mẽ, việc gia nhập WTO đã đưa hệ thống Ngân hàng Việt Nam đến những cơ hội và thách thức mới, việc mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là yêu cầu cấp thiết đối với các NHTM, trong đó có Vietcombank. Mặc dù đã có những thành tựu to lớn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nhưng hoạt động của Vietcombank vẫn bộc lộ những hạn chế trong việc quản lý, sử dụng vốn và đặc biệt là trong việc thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Những vấn đề này có nguy cơ làm cho hiệu quả kinh doanh của Vietcombank giảm sút và đi đến tụt hậu. Chính vì vậy, trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu gắn lý luận với thực tiễn các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, luận văn khái quát kết quả nghiên cứu về mở rộng ngân hàng ngân hàng quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Vietcombank như sau:
1. Hệ thống hóa các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế và những rủi ro mà ngân hàng đối mặt phải khi thực hiện các nghiệp vụ này, chỉ ra tính tất yếu phải mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế trong hội nhập ngân hàng.
Đồng thời luận văn đã khái quát các quy định của WTO về nghiệp vụ ngân hàng quốc tế.
2. Phân tích thực trạng thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của Hệ thống ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong thời gian qua, chỉ rõ
những thành công cũng như những hạn chế cần khắc phục, chỉnh sửa.
3. Đưa ra những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện việc mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế và đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng các nghiệp vụ này trong bối cảnh gia nhập WTO, đưa Hệ thống ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tới gần mô hình của một NHTM hiện đại, đủ năng lực cạnh tranh khi hội nhập vào kinh tế thế giới.
Với sự cố gắng và nỗ lực trong nghiên cứu, lý luận và trên cơ sở số liệu thực tiễn, tác giả hy vọng những giải pháp nêu ra sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc thực hiện thành công mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Tuy nhiên, với thời gian và trình độ có hạn, luận văn không thể tránh khỏi những sai sót, bất cập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.GS. TS. Lê Văn Tư (2009), Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, NXB Thanh niên;
2. Mullieux, A & V. Murinde (2003), Handbook of International Banking, Edward Elgar, UK;
3. GS . Đinh Xuân Trình (2012), Hoạt động Ngân hàng quốc tế trong ngoại
thương và tài trợ thương mại, NXB Thống Kê;
4. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân
hàng, NXB Thống Kê
5. NHTM Việt Nam, Tạp chí kinh tế và dự báo, số 9, 2013;
6. TS. Nguyễn Thị Cẩm Thủy (2012), Phát triển các nghiệp vụ ngân hàng
quốc tế đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập,
Sách chuyên khảo, NXB Dân Trí;
7. PGS. TS Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Tài chính quốc tế, NXB Thống Kê; 8. BộTàiChính–NângcaonănglựcthểchếcủaVietcombankgiaiđoạn2010- 2011,Tạpchíthịtrườngtàichínhtiềntệ,chuyênđề7/2011,trang18. 9. BộTàiChính- MộtsốgiảiphápnângcaonănglựccạnhtranhcủacácngânhàngViệtNamtrongđiềuki ệnhộinhậpkinhtếquốctế,Tạpchí thịtrườngtàichínhtiềntệ,chuyênđề4/2006,trang3- 4. 10. CácvănbảnphápluậtvềNgânhàng- tậpI,II,III(2000,2001),NXBThốngkê,HàNội.
11. FredericS.Mishkin(1995),Tiềntệ,NgânhàngvàThịtrườngTàichính,NXBKho ahọcvàkỹthuật,HàNội.
Tài liệu Tiếng Anh:
12. Hagendorff, J. (2010), International Banking, The University of Sunderland;
13. Mathew, K & J. Thompson (2008), The Economics of Banking, John Wiley and Sons;
14. Minskin, F.S. & S. Earkin (2012), Financial Markets & Institutions, Prentice Hall;
15.Peter S. Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính;
16. www.sbv.gov. vn; www.Vietcombank.com.vn; www.vneconomy.vn; vnba.org.vn