Mô hình đề xuất nghiên cứu

Một phần của tài liệu Bao_cao_de_tai_2020-_chinh_sua_HD_nghiem_thu (Trang 38 - 40)

5. Kết cấu của đề tài

1.1.9.Mô hình đề xuất nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu TNXH của Carrol (1979) đề cập đến các trách nhiệm của doanh nghiệp chứ chưa xem xét đến tác động của doanh nghiệp đối với các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Vì vậy, Cochran (1985) và Wood (1991) vừa kế thừa mô hình của

Carrol (1979) vừa bổ sung thêm các tác động của doanh nghiệp đối với các đối tượng trong xã hội trong mô hình đánh giá TNXH của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo lý thuyết về TNXH của Manente và cộng sự (2014) thì TNXH của doanh nghiệp phải được xem xét trong mối quan hệ giữa những tác động của doanh nghiệp đối với các yếu tố kinh tế, môi trường và xã hội. Vì vậy ngoài các yếu tố về kinh tế, các yếu tố về môi trường và xã hội cần được bổ sung vào mô hình đánh giá TNXH của doanh nghiệp. Trong khi đó, mô hình TNXH của doanh nghiệp do tổ chức TOI phát triển khá phức tạp, bao gồm 8 nhóm yếu tố. Từ những ưu và nhược điểm của các mô hình trên, kết hợp với cách tiếp cận của đề tài từ khảo sát ý kiến của khách du lịch, nhóm nghiên cứu đã đề xuất đánh giá TNXH của doanh nghiệp lữ hành dựa trên các tác động của doanh nghiệp đối với khách du lịch, môi trường và xã hội.

Hình 1.6: Mô hình đề xuất nghiên cứu của tác giả

Thang đo của mô hình đề xuất nghiên cứu của tác giả chủ yếu kế thừa các tiêu chí đánh giá TNXH của doanh nghiệp lữ hành của hệ thống đánh giá TNXH QUIDAMTUR đối với trách nhiệm của doanh nghiệp với môi trường và xã hội. Thang đo cũng kế thừa một số tiêu chí đánh giá của hệ thống ATT đối với khía cạnh trách nhiệm của doanh nghiệp đối với khách du lịch.

Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với khách du lịch:

- Du khách được cung cấp các thông tin rõ ràng về chương trình du lịch - Du khách được trải nghiệm những dịch vụ đúng như CTDL đã cam kết.

- Nhân viên của công ty phục vụ công bằng, không phân biệt đối xử với khách - Chất lượng của CTDL tương xứng với giá cả mà du khách đã bỏ ra.

- Hướng dẫn viên tuyên truyền giúp du khách nâng cao nhận thức về trách nhiệm của khách du lịch trong quá trình tham gia hoạt động du lịch tại điểm đến

Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường tự nhiên:

- CTDL khuyến khích du khách bảo vệ môi trường thiên nhiên.

- Hướng dẫn viên cung cấp cho du khách các kiến thức bảo vệ môi trường - Du khách được tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường

- Doanh nghiệp lữ hành chọn các cơ sở lưu trú, nhà hàng sử dụng các chất liệu thân thiện với môi trường đưa vào CTDL

- Doanh nghiệp đầu tư hoặc triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường

- Doanh nghiệp ưu tiên chọn lựa một số các điểm đến trong CTDL theo tiêu chí phát triển bền vững cũng như kiểm chứng các tiêu chuẩn về môi trường

Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội, cộng đồng địa phương:

- CTDL có sự tham gia tổ chức của người dân địa phương

- Hướng dẫn viên hướng dẫn khách du lịch tôn trọng văn hóa địa phương

- Doanh nghiệp lữ hành có hành động góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa cộng đồng địa phương

- Doanh nghiệp lữ hành chia sẻ lợi ích kinh tế từ hoạt động du lịch với cộng đồng địa phương

- Du khách được Hướng dẫn viên khuyến khích mua sắm các sản phẩm của người dân địa phương

- Doanh nghiệp triển khai các hoạt động thiện nguyện

Một phần của tài liệu Bao_cao_de_tai_2020-_chinh_sua_HD_nghiem_thu (Trang 38 - 40)