5. Kết cấu của đề tài
3.3.5. Giải pháp thựchiện TNXH của doanh nghiệp lữ hành với môi trường
- Doanh nghiệp lữ hành tiếp tục tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương cũng như những nơi mà doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch.
- Doanh nghiệp nên hướng dẫn khách du lịch thực hiện nội quy tại các điểm tham quan du lịch, thực hiện quy định về bảo vệ môi trường. Hoạt động này có thể thực hiện bằng nhiều hình thức thông qua các tờ rơi của doanh nghiệp, các tờ thông tin họp đoàn trước khi khách đi tham quan, HDV nhắc nhở du khách đồng thời xây dựng những chỉ dẫn về môi trường trong đó bao gồm những thông tin về cảnh quan của điểm đến như nét đặc sắc của cảnh quan điểm đến và tầm quan trọng của việc giữ gìn cảnh quan đó, để du khách có thể tiếp nhận một cách chủ động và dễ dàng hơn.
- Tất cả nhân viên của doanh nghiệp lữ hành cần được trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường, các biện pháp ứng cứu trong trường hợp xảy ra sự cố môi trường. Quán triệt nhân viên trong DN luôn phải có ý thức bảo vệ môi trường và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường định kỳ.
- Khi thiết kế các chương trình du lịch, cần tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, không tổ chức các loại hình du lịch gây tổn hại đến môi trường. Doanh nghiệp nên ưu tiên lựa chọn các điểm dến du lịch, các điểm tham quan gắn với phát triển du lịch bền vững.
- Doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ có ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng các nguyên liệu, vật liệu thân thiện với môi trường trong quá trình phục vụ khách du lịch.
- Các doanh nghiệp lữ hành nên xây dựng phát triển các chương trình du lịch thân thiện với môi trường như tổ chức những tour du lịch vì môi trường. Trong đó, lồng ghép hoạt động du lịch với các hoạt động cải thiện môi trường như: trồng cây xanh, nhặt rác thải, phát túi nilon tự hủy trong quá trình tham gia tour du lịch.