5. Kết cấu của đề tài
2.3.6. định của khách du lịch về việc tiếp tục sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp
Vietravel chi nhánh Huế (%) Saigontourist chi nhánh Huế (%)
61.355.3
25.529.1
13.215.5
Có không chưa biết
Biểu đồ 2.5. Ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ của công ty Vietravel và Saigontourist chi nhánh Huế
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, 2020)
Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn du khách có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ của công ty Vietravel và Saigontourist chi nhánh Huế với tỷ lệ lần lượt là 61.3% và 55.3%. Trong khi đó từ 25% đến gần 30% du khách chưa có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ của hai công ty. Đây là nhóm du khách mà cả hai công ty cần chú ý tìm hiểu thêm để khuyến khích quay trở lại tiếp tục sử dụng dịch vụ của công ty.
Vietravel chi nhánh Huế (%) Saigontourist chi nhánh Huế (%) 48.1 46.6
39.6 29.1 24.3
12.3
Có không chưa biết
Biểu đồ 2.6. Ý định giới thiệu cho khách khác sử dụng dịch vụ của công ty Vietravel và Saigontourist chi nhánh Huế
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, 2020)
Mặc dù, phần lớn du khách có ý định quay trở lại sử dụng dịch vụ của hai công ty nhưng tỷ lệ khách hàng muốn giới thiệu công ty cho các khách hàng khác thấp hơn với tỷ lệ gần 50%. Trong khi đó tỷ lệ khách giới thiệu công ty Vietravel cao hơn so với công ty Saigontourist. Cả hai công ty cần xem xét lại ý định và hành vi của khách hàng nhằm nâng cao vị trí của công ty trong lòng khách hàng cũng như giới thiệu công ty với những người khác.
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH LỮ HÀNH 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
3.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch Thừa Thiên Huế
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế Giai đoạn 2013- 2030 đã chỉ rõ quan điểm và mục tiêu chung trong phát triển du lịch Thừa Thiên Huế như sau:
- Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế nhanh, bền vững, đảm bảo chất lượng và khả năng cạnh tranh, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là giá trị của quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, tạo bước đột phá với những mô hình phát triển mới, mang tính khác biệt với một tầm nhìn tổng hòa trong mối liên kết vùng, quốc gia và quốc tế.
- Tập trung phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2020 đưa Thừa Thiên Huế trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực đến năm 2030 xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa thế giới.
Với quan điểm và mục tiêu chung cho phát triển du lịch Thừa Thiên Huế đã được đề cập, TNXH của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Huế là một trong những vấn đề gắn liền với việc phát triển du lịch Thừa Thiên Huế bền vững. Việc phát triển thực hành TNXH của doanh nghiệp cũng góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa và đảm bảo khả năng cạnh tranh như đã đề cập trong định hướng phát triển của du lịch Tỉnh Thừa Thiên Huế. TNXH của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành góp phần nâng cao nhận thức, tăng cường hành động nhằm bảo vệ môi trường, tôn trọng phát huy giá trị văn hóa địa phương, hỗ trợ cộng đồng địa phương và đóng góp và sự phát triển kinh tế. Vì vậy, phát triển TNXH của doan nghiệp lữ hành là hướng đi đúng đắn phù hợp với quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch Thừa Thiên Huế.
3.1.2. Những khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện TNXH
Tìm hiểu những khó khăn của doanh nghiệp là cơ sở để dựa trên những khó khăn và thách thức mà doanh nghiệp đang gặp phải để đề xuất giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện TNXH của doanh nghiệp.
TNXH là khái niệm mới được du nhập vào Việt Nam khoảng hơn thập niên qua, song những năm gần đây, đã có không ít doanh nghiệp Việt Nam, để tạo lập được thương hiệu vững bền và sáng giá. Do vậy, thực hiện CSR ngày càng được các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam nhận thức sâu sắc hơn và coi đó là yêu cầu tất yếu, khách quan trong quá trình hội nhập. Mặc dù vậy, cả về học thuật lẫn thực tiễn thể hiện, cần thấy đây vẫn là vấn đề còn khá mới mẻ đối với không ít các doanh nghiệp, doanh nhân ở nước ta. Trên thực tế, đã có doanh nghiệp, doanh nhân chỉ lo sản xuất, kinh doanh sao cho có lợi nhuận cao, giải quyết tốt vấn đề lợi ích cho doanh nghiệp, cho người lao động, và còn tham gia đóng góp cho nhiều các hoạt động nhân đạo, từ thiện xã hội, thế nhưng họ vẫn vi phạm Luật Doanh nghiệp, Luật Môi trường, hoặc có những biểu hiện vi phạm pháp luật khác. Có nhiều nguyên nhân của tình trạng này, song trước hết là do doanh nghiệp chưa có một nhận thức đúng đắn, khách quan, khoa học và nhất là chưa có được “cái tâm”, “cái đức” trong việc thực hiện TNXHDN đối với cộng đồng xã hội.
Hiện đang có những ý kiến khác nhau về nguyên nhân dẫn đến việc không thực hiện trách nhiệm xã hội của nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam. Một số người cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam chưa được luật hóa ở tất cả các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp lớn có thị trường xuất khẩu, do yêu cầu của khách hàng nên buộc phải thực hiện trách nhiệm xã hội, còn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, do khó khăn về tài chính và thiếu ràng buộc về pháp lý nên nhiều doanh nghiệp chỉ hiểu trách nhiệm xã hội là “các khoản đóng góp từ thiện”. Một số người khác cho rằng, việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, làm giảm khả năng cạnh tranh ban đầu mà chưa thấy ngay được lợi ích trước mắt, do đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ không muốn thực hiện trách nhiệm xã hội. Nói tóm lại, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam còn tương đối khó khăn. Sở dĩ như vậy trước hết là do sự hiểu biết chưa đầy đủ của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội; trách nhiệm xã hội doanh nghiệp chỉ đơn thuần được hiểu là các khoản đóng góp từ thiện. Thứ hai, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng
gây ra những khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp do thiếu nguồn vốn và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội. Điều này đặc biệt khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, trong những điều kiện khó khăn như vậy, các doanh nghiệp rất cần quan tâm đến TNXH. Ngoài hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp còn có lợi từ việc tạo dựng hình ảnh với khách hàng, sự gắn bó và hài lòng của người lao động, thu hút lao động có chuyên môn cao. Bên cạnh đó, những người tiêu dùng, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi Chính phủ trên toàn cầu ngày càng quan tâm hơn tới ảnh hưởng của việc toàn cầu hóa đối với quyền của người lao động, môi trường và phúc lợi cộng đồng. Những doanh nghiệp không tuân thủ TNXH có thể sẽ không còn cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế.
3.1.3. Định hướng phát triển TNXH của công ty Vietravel và Saigontourist
Với định hướng kinh doanh du lịch có trách nhiệm với cộng đồng và môi trường, năm 2013 là chuỗi hoạt động xuyên suốt các sự kiện sẽ diễn ra tại tất cả các tỉnh, thành – những nơi có chi nhánh Vietravel hoạt động. Trong đó giữ gìn môi trường du lịch sạch, không xã rác, hướng đến đồng bào nghèo là hai điểm nhấn quan trọng nhất. Nhằm hiện thực hóa kế hoạch trên, tại Tp. HCM, Lào Cai, cán bộ - nhân viên công ty Vietravel đã đồng loạt ra quân. Vietravel đã đồng loạt phát động phong trào “Vì môi trường du lịch Xanh và Sạch” trên cả nước. Năm 2014, tiếp nối thành công của một loạt chiến dịch vận động “không xả rác” tại các thành phố du lịch trọng điểm, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động phong trào “Go Green – Không xả rác”, Vietravel đồng thời tung ra chùm tour chuyên đề “Du lịch môi trường” hướng đến phát triển du lịch bền vững, với sự đồng hành và chủ động tham gia của du khách trong hoạt động bảo vệ môi trường “Sạch” như nhặt rác trên bãi biển, trồng cây giúp phục hồi màu xanh cho những ngọn đồi. Vietravel sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động này và trở thành nhịp cầu nối chuyển tải thông điệp và tích cực đồng hành cùng các tổ chức, doanh nghiệp và các địa phương để nhân rộng mô hình tạo sức lan tỏa. Saigontourist nhận thức được vai trò quan trong của TNXH đối với chính doanh nghiệp và các đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch, Saigontourist định hướng phát triển kinh doanh du lịch gắn với phát triển du lịch bền vững, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với môi trường và cộng đồng địa phương. Saigontourist cam kết tiếp tục thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhưng
Saigontourist chỉ mới thực hiện các chương trình hành động vì cộng đồng, và môi trường chứ chưa xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với trách nhiệm xã hội như công ty Vietravel.
3.2. Một số giải pháp chung nhằm nâng cao TNXH của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành doanh lữ hành
Doanh nghiệp thu lợi nhuận nhờ xã hội nên đóng góp trở lại cho xã hội là điều nên làm. Doanh nghiệp chỉ phát triển khi có sự ủng hộ từ xã hội và để được như vậy, doanh nghiệp phải đem đến cho xã hội những giá trị hữu ích. Đây chính là "kế sách" phát triển bền vững đối với doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay. Dưới đây là những giải pháp chung nhằm tăng cường thực hiện TNXH của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với việc thực hành TNXH của doanh nghiệp hành đối với việc thực hành TNXH của doanh nghiệp
- Việc thực hiện trách nhiệm xã hội không chỉ giải quyết vấn đề trong ngắn hạn mà là một quá trình lâu dài với sự nỗ lực không ngừng. Trước hết, cần nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội trong các doanh nghiệp. Qua nhiều kênh khác nhau cần tăng cường thông tin, tuyên truyền để mọi người hiểu đúng bản chất của vấn đề "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp" và các Bộ Quy tắc ứng xử, nhất là trong các doanh nghiệp, khởi đầu từ người đứng đầu và các nhà quản trị. Bởi tầm nhìn và quyết định của họ có ảnh hưởng quyết định tới chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
- Tổ chức các hội thảo, hội nghị hay tọa đàm về vấn đề TNXH của doanh nghiệp trong kinh doanh lữ hành để nâng cao nhận thức cũng như hiểu biết của doanh nghiệp về vấn đề này.
- Tổ chức các hoạt động liên quan đến thực hành TNXH để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia cũng như trao đổi học hỏi kinh nghiệm và phát động thực hành TNXH của doanh nghiệp.
3.2.2. Nhóm giải pháp về xây dựng và hoàn thiện các quy tắc thực hiện TNXH của doanh nghiệp lữ hành. của doanh nghiệp lữ hành.
- Để thực hiện TNXH của doanh nghiệp, cần có các bộ quy tắc thực hành TNXH của doanh nghiệp lữ hành. Dựa trên các bộ quy tắc thực hành TNXH của
doanh nghiệp, kết hợp với đặc điểm của sản phẩm dịch vụ và quy mô của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành để mỗi doanh nghiệp lữ hành có thể chọn ra bộ quy tắc mẫu, điều chỉnh và xây dựng bộ quy tắc phù hợp.
- Xây dựng chiến lược dài hạn và hoàn thiện các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội với những bước đi thích hợp, là nhân tố rất quan trọng để thực hiện thành công TNXH của doanh nghiệp.
3.2.3. Nhóm giải pháp về hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ TNXH cho doanh nghiệp nghiệp
- Hệ thống đánh giá TNXH của doanh nghiệp nên được xây dựng và áp dụng cho các doanh nghiệp lữ hành, có thể triển khai thí điểm đối với các doanh nghiệp tham gia các Hiệp hội du lịch, Hiệp hội Lữ hành.
- Cần có một tổ chức đi đầu trong việc kiểm tra, thẩm định và cấp chứng chỉ thực hành TNXH cho các doanh nghiệp, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh dạn thực hiện, đăng ký và được cấp chứng nhận thực hành TNXH. Điều này khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường các hoạt động TNXH và có cơ chế cụ thể để bảo vệ quyền lợi cho các thành viên đã được cấp chứng nhận.
- Khuyến khích tổ chức chương trình giải thưởng để ghi nhận và lan tỏa những doanh nghiệp đi đầu trong việc thực hiện TNXH.
3.2.4. Nhóm giải pháp về luật hóa, chế tài về thực hiện TNXH của doanh nghiệp
- Bổ sung và hoàn thiện khung pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc, ban hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội, như hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất theo các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, công nghệ sạch.
- Nhà nước cần ban hành các các cơ chế, chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp có thể thực hiện được trách nhiệm xã hội của mình vì trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp khó khăn về các khoản chi phí.
- Nhà nước cũng cần hoàn thiện bộ máy, cơ chế thanh tra, kiểm tra, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội và đưa nội dung này vào
chương trình đào tạo của các trường đại học.
3.3. Nhóm giải pháp cụ thể nhằm nâng cao TNXH của doanh nghiệp kinh doanhlữ hành lữ hành
3.3.1. Nâng cao hiệu quả thực hiện TNXH của doanh nghiệp trong hoạt động quản lỳ, điều hành doanh nghiệp
Thực hiện TNXH trong quản lý và điều hành doanh nghiệp là một trong những bước quan trọng đầu tiên doanh nghiệp cần tiến hành trong quá trình thực hiện TNXH của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp thực hiện TNXH trên nhiều phương diện từ định hướng phát triển của doanh nghiệp đến các chế độ chính sách và phương thức làm việc, chương trình đào tạo trong công ty nhằm xây dựng được sức mạnh vững chắc từ bên trong doanh nghiệp.
- Nội dung TNXH và nội dung phát triển bền vững nên được lồng ghép và chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp khi xây dựng mục tiêu và chiến lược phát triển cần tham khảo và hòa hợp mục tiêu, chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp và đất nước. Chiến lược phát triển của doanh nghiệp cũng nên hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững dựa trên các các yếu tố: con người, cộng đồng, điểm đến, môi trường.
- Mỗi doanh nghiệp cần tập huấn cho nhân viên về TNXH của doanh nghiệp và tầm quan trọng của mỗi nhân viên trong việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp. TNXHDN trước hết cần được quán triệt và hiểu rõ từ ban lãnh đạo công ty đến từng CBCNV. Mỗi cá nhân CBCNV của các DNLH phải hiểu được giá trị của họ là đại diện cho thương hiệu của công ty, gồm các đội ngũ như giao tiếp trực tiếp là HDV, nhân viên điều hành, nhân viên sales, nhân viên Marketing…Chính vì vậy, các nhân viên cần phải phải khắc phục những điểm yếu qua cung cách phục vụ khách hàng. Nhân viên phải thấu hiểu và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Doanh nghiệp điều hành hoạt động kinh doanh tuân thủ theo pháp luật của nhà nước, thực hiện trách nhiệm đóng thuế và minh bạch trong các hoạt động tài chính.
3.3.2. Thực hiện TNXH của doanh nghiệp đối với đội ngũ nhân viên
- TNXH của doanh nghiệp còn thể hiện ở việc doanh nghiệp có cơ chế ưu đãi và các chương trình thi đua đảm bảo quyền lợi cá nhân của nhân viên. Các chính sách