Tương lai của hoạt động CRM

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị quan hệ khách hàng: Phần 2 (Trang 45 - 49)

- Thiết kế giao diện đẹp, thuận tiện (mọi thông tin về sản phẩm dịch vụ được cung

5.2.3 Tương lai của hoạt động CRM

Điện toán đám mây là xu hướng buộc phải có của mọi ứng dụng và CRM không phải là ngoại lệ. Đến thời điểm hiện tại, các giải pháp CRM của nước ngoài gần như đã được đưa "lên mây". Hiện nay, ở Việt Nam đã có khá nhiều doanh nghiệp triển khai dịch vụ này. Lợi ích khi triển khai trên nền tảng điện toán đám mây:

-Công nghệ điện toán đám mây tạo ra một hệ thống máy chủ có tính sẵn sàng cao, an toàn và tuyệt đối bảo mật. Các tài nguyên được cấp phát và tự động điều chỉnh theo nhu cầu sử dụng của ứng dụng và khách hàng, nhờ vậy có thể đáp ứng được các đòi hỏi khắt khe của các ứng dụng dành cho doanh nghiệp.

-Triển khai trên nền tảng điện toán đám mây rẻ hơn, an toàn hơn so với việc doanh nghiệp đầu tư riêng hệ thống máy chủ hoặc thuê dịch vụ hosting bên ngoài. Trong tương lai sẽ còn rẻ hơn rất nhiều nữa.

-Triển khai CRM trên nền tảng điện toán đám mây là cực kỳ nhanh và đơn giản: khách hàng chỉ cần đăng ký sử dụng dịch vụ, thanh toán và ngay lập tức đã có riêng một hệ thống ứng dụng cho doanh nghiệp mình.

-Doanh nghiệp cũng không cần phải đầu tư đội ngũ nhân sự IT chuyên trách, không lo chi phí bảo trì, không lo mất dữ liệu do hệ thống được backup định kỳ và thường xuyên một cách tự động. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tập trung nhiều hơn vào

giá trị sản xuất và cải tiến quy trình nghiệp vụ đồng thời tăng cao hoạt động sản xuất. Bên cạnh điện toán đám mây, dưới đây là 05 xu thế CRM trong thời gian tới : Khả năng tự động nhận diện khách hàng; Phần mềm trả lời tự động & trí tuệ nhân tạo (Bots & AI); Kết nối đa chiều với omni-channel CRM (hệ thống bán hàng đa kênh trên CRM); Tự động hóa quy trình nhập liệu vào CRM; Giải pháp CRM tự động sẽ trở nên phổ biến hơn bao giờ hết

Tóm tắt chương

Internet và thương mại điện tử được coi là những công cụ không thể thiếu đối với môi trường kinh doanh hiện đại. Chương 5 bao gồm hai nội dung đề cập đến thương mại điện tử - hệ thống thông tin của doanh nghiệp và các bước triển khai CRM trên internet. Nội dung hai phần này nhằm cung cấp cho độc giả những kiến thức cơ bản liên quan đến internet, thương mại điện tử, xu hướng tương lai của xã hội gắn với internet, các công cụ internet chủ yếu mà doanh nghiệp có thể khai thác trong mối quan hệ với khách hàng và các cách thức tiếp cận cũng như các giai đoạn khác nhau trong việc khai thác công cụ internet, thương mại điện tử trong hoạt động quản trị quan hệ khách hàng. Trong các mục trình bày, ngoài các khái niệm cơ bản, nội dung còn bao gồm các hướng dẫn, thông tin cụ thể liên quan đến việc tổ chức các hoạt động CRM trên internet nhằm đem lại cho độc giả một số kỹ năng cụ thể trong việc triển khai hoạt động này trong tình huống của các doanh nghiệp Việt Nam.

Câu hỏi ôn tập

1. Vai trò của internet trong CRM?

2. Doanh nghiệp Việt Nam có thể phát triển thương mại điện tử theo hướng nào? 3. Mối quan hệ của xã hội hiện đại với internet?

4. Ý nghĩa của các web xã hội trong hoạt động truyền thông marketing? 5. Những loại doanh nghiệp nào cần xây dựng trang web riêng?

6. CRM sử dụng cấp độ 1 (cung cấp thông tin cho khách hàng) như thế nào? 7. CRM sử dụng cấp độ 2 (Website giao dịch tương tác) như thế nào?

8. CRM sử dụng Call-centre như thế nào?

9. CRM sử dụng cấp độ 3 (bán hàng trực tuyến thông qua hệ thống thương mại điện tử) như thế nào?

CHƯƠNG 6

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị quan hệ khách hàng: Phần 2 (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)