Hoạt động của Ngân hàng Trung ương

Một phần của tài liệu Kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 27)

5. Kết cấu của Luận văn

1.2.2. Hoạt động của Ngân hàng Trung ương

1.2.2.1. Mô hình Ngân hàng Trung ương

NHTW là một định chế công cộng, có thể độc lập hoặc trực thuộc Chính phủ; thực hiện chức nàng độc quyền phát hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng của Chính phủ và chịu trách nhiệm trong việc quản lỷ nhà nước về các hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng.

Từ khái niệm này, ta có thể xác định rõ có 02 mô hình NHTW:

- Mô hình trực thuộc Chính phủ: là mô hình trong đó NHTW nằm trong Chính phú và chịu sự chi phối trực tiếp của Chính phủ về nhân sự, về tài chính và đặc biệt về các quyết định liên quan đến việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ. Theo mô hình này, Chính phủ có thể dễ dàng phối hợp chính sách tiền tệ của NHTW đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm đảm bảo mức độ và

liều lượng tác động hiệu quả của tổng thể các chính sách đối với các mục tiêu vĩ mô trong từng thời kỳ.

- Mô hình độc lập Chính phủ: là mô hình trong đó NHTW không chịu sự chỉ đạo cùa Chính phủ mà là Quốc hội. Quan hệ giữa NHTW và Chính phú là quan hệ hợp tác. Theo mô hình này, NHTW có toàn quyền quyết định việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ mà không bị ảnh hưởng bởi các áp lực chi tiêu của ngân sách hoặc các áp lực chính trị khác.

1.2.2.2. Chức năng của Ngân hàng Trung ương

NHTW thực hiện hai chức năng cơ bản: là ngân hàng của quốc gia và thực hiện chức năng quản lý vĩ mô các hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng nhằm đảm bảo sự ổn định tiền tệ và an toàn cho cả hệ thống ngân hàng.

- Chức năng ngãn hàng của quốc gia*. Được thể hiện ở các nhiệm vụ sau:

+ Ngăn hàng phát hành tiền: NHTW được giao trọng trách độc quyền phát hành tiền theo các qui định trong luật hoặc được Chính phủ phê duyệt (về mệnh giá, loại tiền, mức phát hành...) nhằm đảm bảo thống nhất và an toàn cho hệ thống lưu thông tiền tệ của quốc gia. Nhiệm vụ phát hành tiền còn bao gồm trách nhiệm của NHTW trong việc xác định số lượng tiền cần phát hành, thời điểm phát hành cũng

như phương thức phát hành để đảm bảo sự ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế.

+ Ngân hàng của các ngân hàng: NHTW không tham gia kinh doanh tiền tệ, tín dụng trực tiếp với các chù thể trong nền kinh tế mà chỉ thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng với các ngân hàng trung gian. Bao gồm: (i) Mở tài khoản và nhận tiền gửi của các ngân hàng trung gian dưới dạng tiền gừi dự trữ bắt buộc và tiền gửi thanh toán; (ii) cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian dưới hình thức tái chiết khấu các chứng từ có giá ngắn hạn do các ngân hàng trung gian nắm giữ; (iii) Là trung tâm thanh toán bù trừ cho hệ thống ngân hàng trung gian.

+ Ngân hàng của Chính phủ: NHTW có nghĩa vụ cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho Chính phủ, đồng thời làm đại lý, đại diện và tư vấn chính sách cho Chính phủ.

- Chức năng quản lý vĩ mô về tiền tệ, tín dụng hoạt động ngân hàng'. Việc thực hiện chức năng này không thề tách rời khỏi các nghiệp vụ ngân hàng của NHTW.

+ Xây dụng và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia'. NHTW sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết và kiểm soát khối lượng tiền trong lưu thông nhằm đảm bảo sự ổn định giá trị tiền tệ đồng thời thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tể và đảm bảo công ăn việc làm.

+ Thanh tra, giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng'. Với tư cách là ngân hàng của các ngân hàng, NHTW không chỉ cung ứng các dịch vụ ngân hàng, mà thông qua các hoạt động đó, NHTW còn thực hiện vai trò điều tiết, giám sát thường xuyên hoạt động của các ngân hàng trung gian nhàm: Đảm bảo sự ổn định

trong hoạt động ngân hàng và bảo vệ lợi ích cùa các chủ thê trong nên kinh tê, đặc biệt là của những người gửi tiền trong quan hệ với ngân hàng.

1.2.3. Kiếm toán nội bộ Ngãn hàng Trung ương

1.2.3.1. Vị trí, vai trò của Kiêm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương

Do đặc thù hoạt động của NHTW nên những rủi ro mà NHTW gặp phải thường có tác động lớn đến toàn bộ nền kinh tế, hệ thống tài chính tiền tệ của mồi quốc gia. Do đó, phải có sự kiểm tra toàn bộ quy trình hoạt động, tiến hành kiểm tra thường xuyên đối với từng khâu hoạt động.

Hình 1.1: Mô hình tố chức kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương

(Nguồn: Báo cáo hỗ trợ kỹ thuật của Cơ quan phát triên quốc tế Canada năm 20ỉ I)

Tô chức KTNB NHTW là một bộ phận thuộc cơ câu tô chức của NHTW, hoạt động KTNB độc lập với các hoạt động nghiệp vụ, quản lý và điều hành của NHTW. Đối tượng của KTNB NHTW là các đơn vị thuộc hệ thống NHTW. Do đó,

KTNB NHTW thể hiên vai trò cũa mình trong việc:

- Tàng cường hiệu quả hoạt động của NHTW: KTNB tư vấn và trợ giúp cho các nhà quản lý có thế đánh giá, xác nhận về tính hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ, chỉ ra nhũng rủi ro có thể xảy ra trong các hoạt động nghiệp vụ cho các nhà quản lý, các nhân viên nghiệp vụ để có những giải pháp tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.

- Minh bạch thông tin: KTNB đánh giá, xác nhận mức độ trung thực, hợp lý của các thông tin tài chính, thông tin quản lý nhằm đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, hiệu lực hoạt động.

- Đảm bảo tính tuân thủ: KTNB NHTW phải kiểm tra, đánh giá, xác nhận xem liệu việc thực hiện nghiệp vụ của các đơn vị được kiểm toán đã tuân thủ pháp luật, quy định, quy trình của NHTW, bảo đảm an toàn tài sản của NHTW hay chưa.

Thông qua hoạt động của mình, KTNB cũng có những đề xuất, kiến nghi với các cấp quản lý để có biện pháp khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm hoặc có thể sửa đổi, bồ sung chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm nâng cao tính hiệu quả, an toàn cho các hoạt động nghiệp vụ của NHTW, đúng pháp luật và đạt được các mục tiêu đã đề ra.

KTNB được thiết lập sẽ góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp hoạt động tài chính kế toán nói riêng và hoạt động quản lý nói chung, kiểm tra, đánh giá và xác minh một cách độc lập đối với thông tin về các hoạt động, là công cụ quản lý có hiệu quả và có tác dụng rất lớn trong việc sớm phát hiện, ngăn chặn các hành vi tiêu cực, gian lận, sai sót trong quản lý và điều hành hoạt động, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của NHTW.

1.2.3.2. Những nhân tổ ảnh hưởng đến kiêm toán nội hộ Ngân hàng Trung ương

KTNB NHTW chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, cả các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan.

a) Các nhân tố chủ quan

Thú' nhất quan điểm của Ban lãnh đạo ngân hàng về vai trò của KTNB:

Khi lãnh đạo ngân hàng quan tâm đúng mức, KTNB sẽ được đặt đúng vị trí của nó, từ đó, góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của

ngân hàng.

Thứ hai là mô hình tổ chức và hoạt động cùa ngân hàng: Khi quy mô ngân hàng càng lớn, hoạt động càng đa dạng, phức tạp đòi hỏi hệ thống kiếm soát, KTNB cũng phải tăng cường phù hợp. Sự thay đối nếu không kịp thời, chất lượng kiểm soát, KTNB sẽ không thể cao.

Thứ ba là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ KTNB: Phần mềm quản trị điều hành, kiếm toán chuyên dụng, hệ thống máy tính, các thiết bị chuyên dùng sẽ là

những công cụ đắc lực giúp nâng cao hiệu quả các hoạt động ngân hàng.

Thứ tư là số lượng và chất lượng đội ngũ kiểm toán viên: Đây là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đến năng lực của đơn vị kiếm toán, bởi vì KTNB được thực hiện bởi con người theo nhừng quy trình kiểm toán và công nghệ hỗ trợ. Một đơn vị KTNB mạnh phải có một đội ngũ cán bộ đù về số lượng và từng cán bộ phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp cũng như động lực cá nhân tốt.

Thú' năm, tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin được cung cấp bởi bộ phận kiểm toán một cách khách quan, kịp thời. Ban lãnh đạo ngân hàng phải quan tâm đúng mức tới những thông tin báo cáo do KTNB cung cấp và được tiếp nhận xử lý một cách khách quan và kịp thời.

b) Các nhân tổ khách quan

Thứ nhất, nhân tố pháp lý: KTNB của NHTW cần có vị trí độc lập tương đối, được thể chế trong luật NHNN, trong các văn bản dưới luật và trong quy định chức năng, nhiệm vụ của Vụ KTNB.

Thú' hai, nhân tố từ phía KTNN: Sự hỗ trợ của KTNN về đào tạo, việc ban hành các chuẩn mực kiểm toán cũng như quy trình và phương pháp kiểm toán, hoạt động kiếm toán thường xuyên sẽ hỗ trợ tích cực cho KTNB hoàn thành tốt nhiệm vụ, từ đó đánh giá chính xác thực trạng chất lượng KTNB của NHNN, giúp cho Ban lãnh đạo ngân hàng và hệ thống KTNB nâng cao chất lượng hoạt động.

Thứ ba, các nhân tố khác như sự hỗ trợ, đánh giá đúng mức của các cơ quan ban ngành, của các tổ chức quốc tế... về hoạt động KTNB là cơ sở để nâng cao chất

lượng hoạt động KTNB của Ngân hàng Trung ương.

1.3. Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương theo định hướng rủi ro

1.3.1. Tiếp cận khung rủi ro của Ngân hàng Trung ương

Theo các tiêu chuẩn quốc tế cùa Hiệp hội Kiểm toán nội bộ quốc tế (IIA) định nghĩa: "Rủi ro là khả năng một sự kiện có thê xảy ra và sẽ có ảnh hưởng đến

việc đạt được các mục tiêu. Rủi ro được đánh giá dựa trên sự tác động và khả năng xảy rả\

Bản chất của rủi ro là tồn tại hầu hết ở các lĩnh vực của một đơn vị, mỗi tổ chức hay trong một quy trình, nghiệp vụ. Mức độ rủi ro là khác nhau được đo bằng quy mô của thiệt hại hay tác động với xác suất xảy ra thấp hay cao.

Từ định nghĩa của IIA và bản chất của rủi ro nêu trên cho thấy sự cần thiết phải có ý thức trong việc thực hiện đánh giá rủi ro thường xuyên và un tiên theo tầm quan trọng của rùi ro, phải có sự cân nhắc thận trọng giữa mức độ kiếm soát rủi ro và thiệt hại xảy ra. Các yếu tố cấu thành rủi ro: Mỗi rủi ro đơn lẻ được cấu thành bởi hai yếu tố cơ bản đó là: Khả năng xảy ra (hay còn gọi là xác suất); Tác động của rủi ro (Hậu quả rủi ro).

Các loại rủi ro bao gồm: Rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện.

- Rủi ro tiềm tàng (Inherent Risk)*. Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 (VSA 400) cho ràng: "Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ân, vốn cỏ do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC chửa đựng những sai sót trọng yếu khi tỉnh riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù cỏ hay không có hệ thống kiêm soát nội bộ

Như vậy, rủi ro tiềm tàng là sự nghi ngờ về một nghiệp vụ hay một khoản mục nào đó mà sai sót có thể xảy ra dù không có một bước kiểm soát nội bộ liên quan nào. Mức rủi ro tiềm tàng có quy mô lớn hay nhở phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động, nghiệp vụ, loại hinh kinh doanh và năng lực nhân viên của đơn vị là đối tượng kiểm toán.

- Rủi ro kiểm soát (Control Risk): Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 (VSA 400) cho ràng: "Rủi ro kiêm soát là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong Báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc gộp lại mà hệ thống kế toán và hệ thống kiêm soát nội bộ không ngăn chặn hết hoặc không

phát hiện và sửa chữa kịp thời”.

Như vậy, rủi ro kiềm soát là sự đánh giá về cơ cấu của hệ thống KSNB có hiệu quả với việc ngăn chặn, phát hiện các sai sót hay không. Bằng việc KTV đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị được kiềm toán hoạt động hiệu quả trong việc ngăn ngừa và phát hiện các sai phạm hay không, ta sẽ có được thông tin về rủi ro kiếm soát. Do những hạn chế cố hữu của hệ thống KSNB nên rủi ro kiểm soát luôn xuất hiện và khó tránh khỏi.

- Rủi ro phát hiện (Detection Risk): Chuẩn mực Kiểm toán số 400 (VSA 400) cho rằng: “Rủi ro phảt hiện là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp

vụ và từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tỉnh gộp mà trong quá trình kiêm toán , KTV không phát hiện được

Ngược lại với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiếm soát, KTV phải có trách nhiệm thực hiện các thù tục thu thập các bằng chứng kiểm toán nhằm quản lý và kiểm soát rùi ro phát hiện. Rủi ro phát hiện phụ thuộc vào: mức độ thích hợp cùa các bước kiềm toán; tính hợp lý của việc thực hiện quy trình kiểm toán cho mỗi phần hành; mối quan hệ giữa bằng chứng kiểm toán với nhận thức hoặc nhận định và đưa ra kết lưận về phần hành đó, khả năng phát hiện ra sai sót do có sự thông đồng bên trong đơn vị để thực hiện không đúng các chế độ chính sách đề ra.

1.3.2. Những rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng Trung ương

Mỗi tổ chức khi hoạt động đều tồn tại những rủi ro khác nhau, nhưng hầu hết chủ yếu chú trọng đến những rủi ro về tài chính và rủi ro về uy tín. Đối với NHTW, nếu xảy ra bất kỳ rủi ro nào thi mức độ ảnh hưởng đều được đánh giá là rất lớn. Với chức năng ổn định tiền tệ, ngoài những thiệt hại về tài chính thì mỗi rủi ro xảy ra trong việc ban hành các chính sách không nhũng ảnh hưởng đến thiệt hại về tài chính của hệ thống các Tổ chức tín dụng còn có tác động tiêu cực đến cả nền kinh tế, liên quan rất nhiều đến nhân dân và sẽ làm giảm uy tín của NHTW. Hoạt động của NHTW có rất nhiều loại rủi ro, có những rủi ro bên ngoài nhưng cũng có những rủi ro ngay trong nội bộ ngân hàng; có những rủi ro tài chính và các rủi ro phi tài

chính. Những rủi ro chủ yếu của NHTW bao gồm các loại sau:

1.3.2.1. Rủi ro vê tài chính

- Rủi ro về thanh khoản: Là rủi ro do không đảm bảo thanh khoản về tài chính, mất khả năng thanh toán, gián đoạn trong thanh toán

- Rủi ro về tín dụng: Là rủi ro trong đó các đối tác không thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ tín dụng;

- Rủi ro thị trường: Là rủi ro phát sinh khi có biến động cùa thị trường làm suy giảm từng phần hay toàn bộ thị trường trong một khoảng thời gian. Rủi ro này thuộc rủi ro mang tính hệ thống nằm ngoài khả năng kiểm soát của NHTW bao gồm rủi ro thất thoát về tài chính, mất vốn khi có sự biến động của thị trường như: tỷ giá,

lãi suất hoặc khả năng thanh khoản.

1.3.2.2. Rủi ro chính sách và chiến lược

Là những rủi ro xuất phát tù’ việc ban hành các cơ chế, chính sách tiền tệ, một chính sách do NHTW đưa ra sẽ có tác động trực tiếp đến nền kinh tế rất lớn; hậu quả để lại do cơ chế chính sách không đồng bộ, thiếu minh bạch không có tính khả thi là rất lớn. Ngoài ra còn có nguyên nhân do hiểu sai về quan điểm, chế độ, chính sách.

Rủi ro chiến lược không chỉ tập trung vào việc phân tích một văn bản về kế hoạch chiến lược nó còn tập trung vào cách thức mà những kế hoạch, hệ thống và

Một phần của tài liệu Kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)