5. Kết cấu của Luận văn
4.1.1. Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu
Định hướng phát triển NHNN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 986/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 34/QĐ-NHNN ngày 07/01/2019 về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 như sau: “Hiện đại hóa NHNN theo hướng: có mô hình tổ chức hợp lý và cơ chế vận hành đồng bộ, hiệu lực và hiệu quả, phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có đầy đủ vị thế pháp lý và trách nhiệm giải trình; thực hiện mục tiêu ưu tiên là kiểm soát lạm phát, góp phàn ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng bền vững; bảo đảm an toàn, lành mạnh hệ thống các tổ chức tín dụng, giữ vai trò chủ chốt bảo đảm ồn định tài chính; thực thi vai trò giám sát các hệ thống thanh toán, là trung tâm thanh toán và quyết toán cho các hệ thống thanh toán và hệ thống giao dịch tài chính, tiền tệ trong nền kinh tế.”
Cùng với định hướng phát triển đó, trên tinh thần chỉ đạo của Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu trong buổi làm việc với Vụ Kiểm toán nội bộ: “Nếu không có một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt thì NHNN và các TCTD không
thề hoạt động an toàn và hiệu quả; không có bộ máy kiêm toán nội bộ thì mất đi một công cụ hữu hiệu đê giúp quản trị thành công”, quan điểm chỉ đạo của Ban lãnh đạo NHNN đối với hoạt động kiểm toán nội bộ tại NHNN như sau:• • • • •
- Thứ nhất là, củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động KTNB nhằm xây dụng tổ chức KTNB hoạt động có hiệu quả, có khả năng phát hiện, ngăn chặn được những rủi ro trong hoạt động của NHNN. Mục tiêu cụ thế đảm bảo các
đơn vị tuân thủ chù trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chê, quy trình nghiệp vụ, ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm hoặc không tuân thủ pháp luật, quy trinh nghiệp vụ dẫn đến rủi ro trong hoạt động; đảm bảo hoạt động của từng đơn vị được triển khai đúng định hướng, các biện pháp thực hiện nghiệp vụ có hiệu lực và hiệu quả; xác định tính chính xác, đầy đủ, hợp lý của các thông tin trên báo cáo tài chính và báo cáo nghiệp vụ cùa các đơn vị; bảo vệ an toàn tài sản và uy tín của NHNN; kiến nghị với Thống đốc NHNN trong việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành
mới các cơ chế nhằm tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn tài sản, tăng hiệu quả hoạt động.
- Thứ hai là, từng bước tăng cường trọng tâm hướng đến của kiểm toán nội bộ là kiếm toán hoạt động. Nâng cao chức năng kiểm tra tính hiệu lực (xác nhận hệ thống kiềm soát nội bộ); đồng thời, phân tích được hiệu quả hay tính kinh tế của các quy trinh hoạt động của NHNN.
- Thứ ba là, từng bước thiết lập các nguyên tắc xây dựng và áp dụng phương pháp kiểm toán theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế; sửa đổi, bổ sung chỉnh sửa các quy trinh nghiệp vụ kiểm toán, triển khai mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý kiểm toán, phân tích dữ liệu đánh giá rủi ro tạo cơ sở chuyển sang kiểm toán theo định hướng rủi ro được thuận lợi.