Những rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng Trung ương

Một phần của tài liệu Kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 33)

5. Kết cấu của Luận văn

1.3.2.Những rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng Trung ương

Mỗi tổ chức khi hoạt động đều tồn tại những rủi ro khác nhau, nhưng hầu hết chủ yếu chú trọng đến những rủi ro về tài chính và rủi ro về uy tín. Đối với NHTW, nếu xảy ra bất kỳ rủi ro nào thi mức độ ảnh hưởng đều được đánh giá là rất lớn. Với chức năng ổn định tiền tệ, ngoài những thiệt hại về tài chính thì mỗi rủi ro xảy ra trong việc ban hành các chính sách không nhũng ảnh hưởng đến thiệt hại về tài chính của hệ thống các Tổ chức tín dụng còn có tác động tiêu cực đến cả nền kinh tế, liên quan rất nhiều đến nhân dân và sẽ làm giảm uy tín của NHTW. Hoạt động của NHTW có rất nhiều loại rủi ro, có những rủi ro bên ngoài nhưng cũng có những rủi ro ngay trong nội bộ ngân hàng; có những rủi ro tài chính và các rủi ro phi tài

chính. Những rủi ro chủ yếu của NHTW bao gồm các loại sau:

1.3.2.1. Rủi ro vê tài chính

- Rủi ro về thanh khoản: Là rủi ro do không đảm bảo thanh khoản về tài chính, mất khả năng thanh toán, gián đoạn trong thanh toán

- Rủi ro về tín dụng: Là rủi ro trong đó các đối tác không thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ tín dụng;

- Rủi ro thị trường: Là rủi ro phát sinh khi có biến động cùa thị trường làm suy giảm từng phần hay toàn bộ thị trường trong một khoảng thời gian. Rủi ro này thuộc rủi ro mang tính hệ thống nằm ngoài khả năng kiểm soát của NHTW bao gồm rủi ro thất thoát về tài chính, mất vốn khi có sự biến động của thị trường như: tỷ giá,

lãi suất hoặc khả năng thanh khoản.

1.3.2.2. Rủi ro chính sách và chiến lược

Là những rủi ro xuất phát tù’ việc ban hành các cơ chế, chính sách tiền tệ, một chính sách do NHTW đưa ra sẽ có tác động trực tiếp đến nền kinh tế rất lớn; hậu quả để lại do cơ chế chính sách không đồng bộ, thiếu minh bạch không có tính khả thi là rất lớn. Ngoài ra còn có nguyên nhân do hiểu sai về quan điểm, chế độ, chính sách.

Rủi ro chiến lược không chỉ tập trung vào việc phân tích một văn bản về kế hoạch chiến lược nó còn tập trung vào cách thức mà những kế hoạch, hệ thống và việc thực hiện ảnh hưởng đến giá trị, uy tín của NHTW. Rúi ro chiến lược cũng có thể phát sinh khi NHTW quyết định không theo đuổi xu hướng phát triển chung.

1.3.2.3. Rủi ro hoạt động

Rủi ro hoạt động được định nghĩa trong cơ cấu quản trị rủi ro hoạt động như là rủi ro về tổn thất tài chính hoặc gây thiệt hại đến danh tiếng, uy tín của NHTW. Rui ro hoạt động có nguồn gốc gắn với lỗi kỹ thuật hoặc liên quan đến lỗi do nhân tố con người, quá trình xử lý hệ thống công nghệ thông tin, các quy trình được xây dựng ra và đưa vào sử dụng không tương xứng hoặc yếu kém...nó có thế xảy ra bất kỳ lúc nào với bất cứ lý do nào. Do đó đối với rủi ro hoạt động khó có thế lượng hóa, khó thu thập tổng hợp, số lượng lớn và đa dạng. Rủi ro hoạt động được biểu hiện dưới các dạng: Gian lận, sự hỗ trợ cho hệ thống máy tính kém hiệu quả, mất dữ

liệu, mất tài sản, thông tin quản lý không đầy đủ...Vỉ vậy, xuất phát từ các nguyên

nhân và ảnh hưởng của rủi ro hoạt động, trong quản trị rủi ro NHTW phải thiêt lập được kế hoạch ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro. Các rủi ro hoạt động phải được phân tích kỹ lưỡng nguyên nhân và ảnh hưởng cũng như các tổn thất để đưa vào cơ sở dữ

liệu của NHTW làm cơ sở cho quản trị rủi ro hoạt động trong tương lai.

1.3.2.4. Rủi ro danh tiếng

Là rùi ro liên quan đến tốn thất thực sự hoặc nhận thấy được sự tín nhiệm, uy tín và tính hiệu lực của NHTW bị giảm sút. Rui ro danh tiếng là rủi ro phát sinh những quan điểm tiêu cực của công chúng về NHTW dẫn đến tinh trạng mất lòng tin của người dân, có thể kéo theo những hành động gây nên tinh trạng kéo dài quan niệm không tốt trong dân chúng về hoạt động chung của NHTW và khi đó khả năng thiết lập và duy trì uy tín sẽ trở nên khó khăn.

Có thể nói rằng rủi ro danh tiếng, uy tín là rủi ro lớn nhất, tổng hợp là trung tâm của tất cả các loại rủi ro trong các rủi ro mà NHTW gặp phải. Rủi ro danh tiếng xuất hiện trong toàn bộ tổ chức của NHTW do đó trong các quan hệ, giao dịch xử lý nghiệp vụ cần hết sức thận trọng. Rủi ro danh tiếng có thể đơn giản bắt nguồn từ những tuyên bố sai lầm của những người có trách nhiệm, những cán bộ lành đạo

quản lý, có sự ảnh hưởng to lớn đến uy tín của NHTW.

1.3.3. Đảnh giá rủi ro của Ngăn hàng Trung ương

Đánh giá rủi ro là tiến trình có tính hệ thống để phân tích, đánh giá tống hợp những xét đoán về rủi ro có thể gây tác hại cho hoạt động NHTW, làm công cụ để thiết lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm của NHTW. Khi lập kế hoạch kiểm toán cần phải xác định thứ tự ưu tiên kiềm toán cao hơn cho các hoạt động có rủi ro cao hơn. Tiến trình đánh giá rủi ro để thiết lập kế hoạch kiểm toán cùa NHTW càn phải kết hợp chặt chẽ các thông tin từ các nguồn khác nhau.

Xác định và phân tích các rủi ro liên quan đến việc đạt được các mục tiêu của NHTW, với mục đích làm thế nào xác định được những rủi ro cần được quản lý.

Đánh giá rủi ro, đầu tiên là xác định cùa các mục tiêu hoạt động, sau đó một hệ thống nhận dạng cúa những yếu tố mà có thể tác động, ngăn chặn việc đạt đựợc

các mục tiêu đó. Nói cách khác, nó là một quá trình phân tích về những nguyên nhân của việc đi không đúng, sai với định hướng kế hoạch và chế độ.

Không phải tât cả rủi ro như nhau đêu được đánh giá giông nhau; một sô rủi ro có nhiều khả năng xảy ra hơn và một số rủi ro sẽ có tác động lớn hơn nếu chúng xảy ra. Vì vậy, một khi rủi ro được xác định thì việc đánh giá rủi ro là phải đánh giá được ý nghĩa của xác suất và mức độ tác động của nó.

Việc đánh giá rủi ro của tố chức, quy trình nghiệp vụ trên các mặt sau: (i) Đánh giá mức độ, xu hướng cùa rúi ro; (ii) Hiệu quả cùa các quy trình quản lý rủi ro; (iii) Khả năng chống đỡ, ngăn chặn ảnh hưởng nếu đối mặt với rủi ro (Khả năng về tài chính, nhân lực, uy tín ...).

Khi đã xác định và đánh giá mức độ rủi ro, nhà quản lý phải quyết định làm thế nào để đối phó với rủi ro hay kiểm soát rủi ro, một số trường hợp có thể được

chấp nhận rủi ro, hoặc chuyển giao rủi ro ...

Quá trình đánh giá rủi ro là liên tục vì các mối đe dọa tù’ bên trong và bên ngoài không ngừng phát triển, gây lên những mối nguy hiểm mới cho tố chức. Bản thân sự thay đối đã là một nguy cơ rủi ro và nhà quản lý phải liên tục điều chỉnh chính sách và thủ tục để quản lý rủi ro. Mỗi đơn vị đối mặt với những thách thức riêng của minh và phải đánh giá nó như thế nào, quản lý để đáp ứng mục tiêu đó.

Trong thực tế, để đánh giá rủi ro tiềm tàng KTV có thể dựa vào nhiều nguồn thông tin khác nhau như kết quả của cuộc kiểm toán trước,... Nếu kết quả cuộc kiểm toán năm trước chỉ ra ràng không phát hiện bất kỳ một sai phạm trọng yếu nào thì KTV nên đánh giá khả năng tiềm ẩn rủi ro tiềm tàng sẽ lớn và cần phải chú ý nhiều. Hoặc thông qua việc thu thập các thông tin về nghiệp vụ, hoạt động cùa đối tượng kiểm toán, KTV có thể hiểu được bản chất hoạt động của đơn vị, hiểu được tính chất phức tạp của các nghiệp vụ... và từ đó có thể đưa ra dự đoán cùa mình về rủi ro tiềm tàng.

1.3.4. Phương pháp và quy trình kiểm toán nội bộ Ngăn hàng Trung ương theo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

định hướng rủi ro

1.3.4.1. Phương pháp kiêm toán nội hộ Ngản hàng Trung ương theo định hướng rủi ro

Phương pháp KTNB theo định hướng rủi ro xuất phát từ việc xác định, đánh giá khả năng, mức độ rủi ro của đối với từng nghiệp vụ, quy trình và hoạt động để xây dựng kế hoạch kiểm toán và lựa chọn các thủ tục kiểm toán nhàm đưa ra sự

đảm bảo vê tính hiệu quả và tính hiệu lực của các quy trình quản lý rủi ro.

Khi kiếm toán định hướng rủi ro thì phán đoán và xét đoán được sử dụng hầu hết trong các bước kiểm toán; đánh giá và lượng hóa rủi ro, đặc biệt là rủi ro hoạt động dựa trên sự phán đoán. Kiềm toán theo định hướng rủi ro sẽ ưu tiên tập trung nguồn lực đế kiếm toán các đơn vị, bộ phận, quy trình được đánh giá có mức độ rủi ro cao. Đe thực hiện được đòi hỏi phải xác định, phân tích, đánh giá những rủi ro và xây dụng hồ sơ rủi ro, tập hợp kiểm toán cho từng hoạt động của tổ chức, đơn vị,

quy trình nghiệp vụ.

- Hồ sơ rùỉ ro: Bao gồm toàn bộ các rủi ro tiềm tàng, tác động có thể có của các rủi ro đó đối với hoạt động của tố chức và khả năng xảy ra những rủi ro. Dựa trên đánh giá về tác động, khả năng xảy ra của các rủi ro, từng rủi ro được phân loại thành rủi ro cao, trung bình hoặc thấp.

- Tập hợp kiêm toán: Là toàn bộ tài liệu, cơ sở dừ liệu độc lập chi tiết được cập nhật trên cơ sở định kỳ thể hiện phạm vi, sự tiềm ẩn của tất cả các hoạt động kiểm toán của các đơn vị thường bao gồm một loạt các chương trình, hoạt động, chức năng, cấu trúc, thể chế đóng góp vào việc đạt được các mục tiêu chiến lược của bộ phận.

- Khung quản trị rủi ro: Là toàn bộ các cấu trúc, phương pháp, thủ tục và định nghĩa một tố chức đã lựa chọn sử dụng đế thực hiện quá trình quản lý rủi ro.

Kết quả việc đánh giá, phân loại rủi ro sẽ là căn cứ đế Thủ trưởng kiếm toán nội bộ làm việc với Ban kiểm soát, Thống đốc và Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán hàng năm. Các rủi ro sè được xếp hạng theo thứ tự từ cao đến thấp, trong đó nhũng hoạt động được coi là có rủi ro cao sẽ được ưu tiên tập trung nhiều nguồn lực, thời gian hơn để kiểm toán, được kiểm toán trước và được kiềm toán thường xuyên hơn các hoạt động có rủi ro thấp hơn.

Kế hoạch KTNB được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá rủi ro và phải được cập nhật, thay đổi, điều chỉnh phù hợp với các diễn biến, thay đổi trong hoạt động cũa tổ chức và sự thay đối cùa các rủi ro đi kèm theo.

1.3.4.2. Quy trình kiêm toán nội hộ Ngân hàng Trung ương theo định hướng rủi ro

Quy trình kiểm toán theo định hướng rủi ro là một quy trình liên tục các

bước; mỗi bước trong quy trình có mục tiêu và cách thức thực hiện khác nhau nhung các bước đều có mối quan hệ với nhau, tổng hợp kết quả của các bước sẽ đưa ra được kết luận chính xác và xây dựng lên báo cáo kiếm toán.

Đe tiến hành thực hiện được một kiểm toán theo định hướng rủi ro thì công tác đánh giá rủi ro, lập kế hoạch kiếm toán và thực hiện kiếm toán phải trải qua 4 bước mang tính chất bắt buộc đó là:

Bước 1: Xác định rủi ro

Mục tiêu cơ bản của giai đoạn này là đánh giá sự gia tăng, phát triển của rủi ro và đưa ra được một danh sách các rủi ro đề các nhà quản lý quyết định việc lập kế hoạch kiểm toán.

Chỉ định những rủi ro

A

cân được kicm toán

Hình 1.2: Nhận diện, xác nhận các rủi ro

(Nguồn: Báo cáo hỗ trợ kỹ thuật của Cơ quan phảt triển quốc tế Canada năm 2011)

Đánh giá sự gia tăng, phát triến của rủi ro trong một đơn vị, tổ chức, các lĩnh vực, nghiệp vụ nào có rủi ro cao, thấp tùy thuộc vào mục tiêu, chức nàng nhiệm vụ

của đơn vị đó. Bước này là tiên đê đê tiên hành các bước tiêp theo. Việc xác định rủi ro sẽ giúp cho KTV nội bộ xác định được trọng tâm của đợt kiểm toán nhằm vào

lĩnh vực nào, khu vực nào.

Bước 2: sắp xếp các rủi ro và lập kế hoạch kiểm toán

Mục tiêu của bước này là: Quyết định những rủi ro nào cần được đưa vào kế hoạch kiểm toán để phân bổ rủi ro kiểm toán và đưa ra ý kiến báo cáo đối với nhà quản lý, lãnh đạo.

Hình 1.3: sắp xếp các rũi ro và lập kế hoạch kiểm toán

(Nguồn: Báo cáo hỗ trợ kỹ thuật của Cơ quan phát triển quốc tế Canada năm 2011} (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc đặt lọc các rủi ro là khâu quan trọng để đưa ra được nhũng rủi ro nào

cần được kiểm toán trong thư viện rủi ro và tập hợp kiểm toán được xác định, đăng ký và cập nhật. Quá trình đặt lọc các rủi ro xem xét đề loại bỏ các rủi ro thấp, mức độ tác động không cao hoặc cân đối giữa chi phí để thực hiện kiểm toán với tổn thất nếu rủi ro xảy ra để quyết định cụ thể như sau:

r

- Những rủi ro mà trong phạm vi châp nhận bởi lãnh đạo, các nhà quản lý, không cần thiết phải thực hiện kiểm toán;

- Những rủi ro được các nhà lãnh đạo quản lỷ cho rằng nằm trong khung quản trị rủi ro, ngưỡng rủi ro có thê châp nhận được, có thê bỏ qua; tuy nhiên vân

£ 2 , ỉ - a 1 '

được đưa vào kê hoạch dự phòng kiêm toán nêu thây cân thiêt;

- Những rủi ro được đánh giá là có thê tránh được băng cách chuyên giao cho một đơn vị khác chịu trách nhiệm dưới các hình thức ví dụ như mua bảo hiểm ...;

- Những rủi ro được quản lý trong phạm vi những rủi ro có thê châp nhận, bàng chứng là được đánh giá qua đợt kiểm toán trước đó hoặc kết quả kiểm toán, giám sát quản lý của các chốt kiểm soát, KTNB có thề cung cấp sự đảm bảo rằng rủi ro này sẽ duy trì trong phạm vi chấp nhận rủi ro, mà không cần bất kỳ cuộc kiềm toán nào.

Bên cạnh đó là việc liên kêt các rủi ro sau khi được xem xét được đặt lọc với tập hợp kiểm toán để quyết định xem xét rùi ro nào cần được đưa vào trong kế hoạch kiểm toán.

Bước 3: Thực hiên cuôc kiểm toán.

Mục đích của bước thực hiện kiềm toán nhàm đảm bảo rằng: Tất cả các rủi ro trên mức rủi ro chấp nhận được phải có hành động phản ứng, đặc biệt là hệ thống KSNB trong việc xử lý các rủi ro có hiệu quà làm giảm rủi ro xuống mức có thể chấp nhận được theo khung rủi ro đà được xác định. Đảm bảo quy trinh quản lý rủi ro được các nhà lãnh đạo, quản lý kiểm tra thường xuyên hoạt động có hiệu quả.

Với mỗi rủi ro được xem xét thực hiện kiếm toán phải đảm bảo ràng rủi ro đó đang được quản lý, giám sát trong phạm vi có thế chấp nhận được. Hành động nhằm giảm rủi ro xuống mức có thể chấp nhận được phải nhận được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền về quản trị rủi ro hoặc rủi ro có thể bỏ qua, chuyển giao.

Kết thúc đợt kiểm toán, mỗi rủi ro đều được đánh giá đưa ra ý kiến kết luận.

Các kêt quả của cuộc kiêm toán được sử dụng đê tư vân cho các nhà quản lý cập nhật đăng ký rủi ro với tình trạng thực tế của những rủi ro còn lại.

Một phần của tài liệu Kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 33)