Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu

Một phần của tài liệu Kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 51 - 53)

5. Kết cấu của Luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu

Tác giả thu thập thông tin dữ liệu thông qua khai thác các báo cáo kiểm toán, báo cáo nhân SỊĨ được Thống đốc NHNN, Vụ trưởng Vụ KTNB thông qua. Các thông tin dữ liệu trong luận vàn này được tác giả thu thập đảm bảo trung thực, đầy đủ. Gồm 2 phương pháp:

2.2. ỉ. ỉ. Phươngphảp thu thập dừ liệu sơ cấp:

Tác giả sử dụng phương pháp khảo sát với quy trình như sau:

- Bước 1: Thiết kế câu hỏi khảo sát.

Mục đích của khảo sát là thu hồi ý kiến đánh giá của đối tượng được khảo sát trả lời các cấu hỏi:

+ Thực tế Kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Nhà nước hiện nay như thế nào, xét về cơ cấu tổ chức, vị trí pháp lý, nội dung kiểm toán, phương pháp thực hiện, hiệu quả hoạt động, giá trị gia tăng, quy trình thực hiện của KTNB;

+ Nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế vai trò, hiệu quả của kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Nhà nước?

+ Giải pháp nào để hoàn thiện Kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Nhà nước? Đồng thời, khảo sát các thông tin về cá nhân người được hỏi.

Bộ câu hởi gồm 2 nhóm:

- 40 ý hỏi tương ứng với 15 nội dung khảo sát về: cơ cấu tố chức, vị trí pháp lý, phương pháp thực hiện, quy trình thực hiện, lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán, phát hành báo cáo kiếm toán, theo dõi kiến nghị cùa KTNB, thực hiện kiến nghị của các đơn vị được kiểm toán; và

- 16 ý hởi tương ứng với 5 nội dung khảo sát về trình độ học vấn, kinh nghiệm công tác của trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ trước khi công tác tại NHNN, kinh nghiệm công tác tại Vụ Kiếm toán nội bộ, mức độ hài lòng đối với công việc kiểm toán nội bộ tại NHNN và bản chất công việc KTNB đang làm.

Đôi tượng được khảo sát có thê lựa chọn trong một thang đo với 5 mức độ: l.Hoàn toàn không đồng ý—> 2.Không đồng ý —> 3.Bình thường —> 4.Đồng ý —> 5. Hoàn toàn đồng ý.

Kết quả khảo sát sau khi được thực hiện sẽ cho biết đánh giá của đối tượng khảo sát về tính hiệu quả của KTNB; đồng thời xác định được sự phù hợp của các cán bộ KTNB, khả nãng đáp ứng công việc, mức độ hài lòng của họ đối với công việc. Từ đó đánh giá khả năng gắn bó và hiệu quả KTNB đem lại từ nhân tố con người.

- Bước 2: Lựa chọn đối tưọng khảo sát.

Mầu nghiên cứu (Đối tượng khảo sát) là các kiểm toán viên nội bộ, lãnh đạo bộ phận kiểm toán cùa Vụ Kiểm toán nội bộ, một số cán bộ kiểm soát thuộc các đơn• 1 • • • • vị của NHNN. Đây là những đối tượng trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến công tác kiếm toán và vì vậy họ hiếu rõ về tính hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm toán nội bộ, do đó kết quả khảo sát sẽ có độ tin cậy cao.

- Bước 3: Thực hiện khảo sát thu hồi:

+ Lấy phiếu trực tiếp 14 người;

+ Trên cơ sở ứng dụng Google Drive, tác giả đã tạo bảng câu hởi điện tử và gửi qua email để các KTV ở xa, do làm việc giãn cách theo quy định phòng chống dịch Covid -19(15 người) có thể trả lời thông qua đường link.

Trong 29 phiếu nhận về có 2 phiếu không hợp lệ đã bị loại bỏ trong quá trình làm sạch dừ liệu nghiên cứu. Với 27 phiếu còn lại, các phiếu đều thể hiện người được hởi có trình độ, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm cao. Đặc tính của mẫu khảo sát như sau: Trong 27 người được khảo sát, có 2 lãnh đạo cấp phòng và 25 kiểm toán viên; 10/27 người trình độ thạc sĩ, số còn lại trình độ đại học, độ tuổi từ 25 đến 45 tuổi, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực KTNB từ 3-20 năm.

- Bước 4: Quá trình hình thành dữ liệu nghiên cứu

Từ nguồn dữ liệu trên, tác giả tiến hành các bước: + Kết xuất dữ liệu sang Excel;

+ Thực hiện phân tích thống kê mô tả và tống hợp tỷ lệ được đánh giá.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập dữ'liệu thứcãp

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu bao gồm các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những lý thuyết cũng như những công trình nghiên cứu thực tiễn của tác giả ở trong và ngoài nước về nhũng vấn đề liên quan đến KTNB, mô hình NHTW trên thế giới và việc tổ chức hoạt động của KTNB của các NHTW.

+ Phương pháp liệt kê được tác giả sử dụng trong phần cơ sở lý luận, thông qua việc trích dẫn các nội dung của tài liệu tham khảo liên quan đến vấn đề đang chứng minh, nhằm xây dựng nên cơ sở lý thuyết khoa học vững chắc cho luận cứ về KTNB định hướng rủi ro tại NHNN.

+ Phương pháp lịch sử: Tác giả nêu bật lên quá trình phát triển của đối tượng nghiên cứu bằng cách hệ thống những diễn biến, những thay đôi theo thời gian qua những sự kiện liên tiếp nhau từ quá khứ đến hiện tại. Trên cơ sở đó, tác giả đã giúp nghiên cứu ra nguồn gốc phát sinh, sự vận động phát triển và thay đổi của đối tượng nghiên cứu, nhàm tìm được bản chất và quy luật của đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá được sự vận động phát triến trong hoạt động KTNB của NHNN trong hơn 30 năm qua.

+ Phương pháp luận của Chú nghĩa duy vật biện chứng: Tác giả nghiên cứu quá trình phát triển lịch sử qua nhiều hiện tượng lịch sử nhằm phân tích, so sánh, tổng họp,... để tim được bản chất, quy luật phát triển tất yếu của đối tượng nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận và thực tiễn liên quan đến KTNB NHTW.

Một phần của tài liệu Kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)