Khái quát về NHNN Việt Nam

Một phần của tài liệu Kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 55)

5. Kết cấu của Luận văn

3.1.1. Khái quát về NHNN Việt Nam

3.1.1.1. Vị trí, vai trò của NHNN Việt Nam

Căn cứ Luật NHNN Việt Nam số 46/2010/QH12 của Quốc hội, NHNN Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ và là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức nãng của ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tồ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Hoạt động của NHNN nhàm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm sự an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

3.1.1.2. Chức nẫng, nhiệm vụ của NHNN Việt Nam

Chức níUi ọ Bộ Quan tv npanh

Phut Ikâxiỉl tiẻtl Nãv đựnp ké hoãẹh. chíẻu lưục phát trtI?n nưoc tạj các doaỉứi nghiệp Quản Tỷ vốn idiâ Tái cẳp vòn Elĩẽu hanh th, hULHlg tiènt? NHNNVIET NAM

I hi*- nâng Npãn hanp tnMiR ươnp

Cap phep quail lv, thanh trá. giâm sãt hoạt động của TCTD Xây dựĩii pháp luật vẻ ngân hMifl Quan |ỹ các đon nghiệp

Hình 3.1. Chức năng của NHNN Việt Nam

> 9

(Nguôn: Do tác giả tự tông hợp')

Với vai trò là một cơ quan ngang Bộ trực thuộc Chính phù, đông thời, thực hiện chức năng của một Ngân hàng Trung ương, NHNN có 27 nhiệm vụ chính được quy định tại Điều 4, Luật NHNN 2010, trong đó chia thành 02 chức năng chính gồm chức năng Ngân hàng Trung ương và chức năng Bộ quản lý ngành:

- Chức năng Ngân hàng Trung ương bao gồm: Thực hiện các hoạt động nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tố chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện; Tồ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ; Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành vãn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; Tổ chức hệ thống thống kê, dự báo về tiền tệ và ngân hàng; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật; Tố chức in, đúc, bảo quản, vận chuyến tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại; Kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật; Tổ chức, quản lý, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các ngân hàng; tham gia tổ chức và giám sát sự vận hành của các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế; Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng; Quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước; Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước; Tham gia với Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do Chính phú bảo lãnh...

- Chức năng Bộ quản lý ngành bao gồm: cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tố chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện cùa tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải

là ngân hàng; câp, thu hôi giây phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức; chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tố chức tín dụng theo quy định của pháp luật; Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của NHNN, tồ chức tín dụng có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật; được sử dụng vốn pháp định để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù nhằm thực hiện chức nàng, nhiệm vụ của NHNN theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm mua cổ phần của tổ chức tín dụng; đình chi, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của tố chức tín dụng; quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tín dụng; đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cùa mình theo quy định cùa pháp luật về phá sản đối với tố chức tín dụng...

3.1.1.3. Cơ cấu tố chức bộ máy của Ngăn hàng Nhà nước Việt Nam

NHNN được tổ chức thành hệ thống tập trung, thống nhất, gồm:

- Bộ máy điều hành tại Trụ sở chính gồm có: Ban lãnh đạo NHNN: Thống đốc và 05 Phó Thống đốc; 17 Vụ, Cục chức năng;

- 63 NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố: Tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, NHNN có 01 chi nhánh để thực hiện tham mưu, giúp Thống đốc quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ NHTW theo ủy quyền của Thống đốc.

- 05 đơn vị sự nghiệp trực thuộc do Thống đốc quyết định thành lập và 02 đơn vị sự nghiệp là cơ sở giáo dục do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập nhằm phục vụ chức năng quản lý nhà nước của NHNN.

Tương tự như mô hình ủy ban kiểm toán của doanh nghiệp, kiểm toán nội bộ tại NHNN là vòng bảo vệ thứ ba thuộc hệ thống quản trị rủi ro, đặt dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp của Thống đốc NHNN nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả và đảm bảo tính độc lập tương đối của hoạt động kiểm toán nội bộ.

NHNN có tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ theo sơ đồ dưới đây:

THÓNG ĐÓC ---¥--- CÁC PHÓ THỐNG ĐỐC I í Các Vụ, Cục NHTW r I I I I I I I

Vụ Kiêm toán nội bộ 4

r I I I I I I I —H ỉ I I I Các đơn vị sự nghiệp 63 Chi nhánh tỉnh, thành phố Ấ Ấ Vụ Họp tác quôc tê .0 Vụ Thanh toán Vụ Tín dụng các ngành kinh te Vụ Dự báo thống kê tiền tệ Cục Phát hành và Kho quỹ

Co’ quan thanh tra,

giám sát ngân hàng Cục Công nghệ thông tin Cục Quản trị I ]-r ị_ị Vụ Chính sách tiền tệ

* Vụ Quản lý ngoại hối

Vụ Pháp chế

Vụ Tài chính-Kế toán

► Vụ Tổ chức cán bộ

Viện Chiến lưọc ngân

hàng

► Thòi báo ngân hàng

> Tạp chí ngân hàng

Trung tâm thông tin

tín dụng Vụ Thi đua khen

thưởng

sỏ’ Giao dịch

► Văn phòng NHNN

Trường Bồi dưỡng cán

bộ ngân hàng >■ Học viện Ngân hàng Đại học Ngân hàng TP.HCM 1 I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I

Hình 3.2. Tô chức bộ máy của NHNN Việt Nam

{Nguồn: Do tác giả tự tổng hợp)

► Quan hệ chỉ đạo, điều hành

r J Vòng báo vệ thứ hai thuộc hệ thống quản trị rủi ro

I I T 7 V 9 -'V 1 < 1 1 1 1 7 7

L____ ! Vòng bảo vệ thứ ba thuộc hệ thông quản trị rủi ro

3.1.2. Những rủi ro trong hoạt động của Ngăn hàng Nhà nước Việt Nam

Với chức năng là cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng và là NHTW với chức năng phát hành tiền, ngân hàng của các tố chức tín dụng và dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ, hoạt động của NHNN Việt Nam trên hai phương diện quản lý Nhà nước và nghiệp vụ NHTW gặp phải rất nhiều nguy cơ rùi ro; các nguy cơ rủi ro xuất phát từ bên trong và bên ngoài NHTW; có thể liệt kê các nguy cơ rủi ro dưới các nhóm sau:

3. ỉ.2.1. Rủi ro về tài chính

Là nhũng nguy cơ liên quan đến việc thiệt hại tài chính, nhóm này thuộc dạng thiệt hại về vật chất phát sinh cụ thể như:

- Thất thoát trong sử dụng ngân sách hoạt động thường xuyên, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản; phát hành và vận chuyển tiền mặt...

- Thất thoát trong đầu tư dự trữ ngoại hối của nhà nước, kinh doanh ngoại hối do có sự biến động của thị trường, gian lận trong thực hiện nghiệp vụ mà không có sự kiểm soát, giám sát kịp thời.

- Nguy cơ không thu hồi được các khoản cho vay tín dụng đối với các tố chức tín dụng thông qua các hoạt động tái cấp vốn, cho vay thanh khoản, đặc biệt là đối với các TCTD đang được đặt trong tình trạng kiếm soát đặc biệt; bên cạnh đó là ảnh hưởng các khoản thu nhập, làm thâm hụt tài chính của NHNN.

3.1.2.2. Rủi ro về hoạt động

Là nhóm nguy cơ rủi ro xuất phát từ hoạt động NHTW bao gồm:

- Nguy cơ rủi ro trong hệ thống thanh toán: với những rủi ro như hệ thống thanh toán quốc gia không được thông suốt, gián đoạn hoặc ngùng hoạt động trong một thời gian mà không thể khắc phục gây thiệt hại cho nền kinh tể.

- Nguy cơ rủi ro trong các giao dịch đấu thầu trái phiếu chính phú và thực

hiện nghiệp vụ thị trường mở được thể hiện dưới dạng thông đồng trong giao dịch, sai sót, thiếu sự hỗ trợ của hệ thống kỹ thuật tương ứng.

- Nguy cơ rủi ro trong quản lý phát hành tiền từ khâu lập kế hoạch đến việc thực thi phát hành và điều chuyển trong đó quan tâm đến rủi ro thiếu, gián đoạn khả năng cung cấp, chất lượng tiền không đảm bảo vi phạm các điều kiện bảo an, không hoàn chỉnh và sự gian lận trong các khâu in, đúc...

3.1.2.3. Rủi ro liền quan đến hoạt động quản lý Nhà nước

- Nguy cơ rủi ro trong việc ban hành chính sách tiền tệ: Các chính sách đưa ra không phù hợp, có tác động tiêu cực đến nền kinh tế bao gồm chính sách lãi suất, tỷ giá, ngoại hối, tín dụng và điều hành lượng cung tiền...

- Nguy cơ rủi ro trong công tác thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động của hệ thống tài chính tiền tệ nói chung và hệ thống các tố chức tín dụng nói riêng được thế hiện ở trình độ, năng lực cán bộ thực thi nhiệm vụ, các kết luận, báo cáo thiếu chính xác, việc phân tích, giám sát từ xa không phù hợp ...

3.1.2.4. Rủi ro liên quan đến hệ thống CNTT

- Nguy cơ trang thiết bị hệ thống công nghệ thông tin không đầy đủ thiếu về mặt số lượng, không đảm bảo về chất lượng thiết bị, lạc hậu về công nghệ không có khả năng đáp ứng yêu cầu trong tương lai.

- Thiết kế hệ thống không phù hợp, gián đoạn của hệ thống xử lý, truyền thông, thông tin và/hoặc do các phần mềm /các chương trình hỗ trợ cài đặt trong hệ thống lỗi thời, hởng hóc hoặc không hoạt động.

- Độ an toàn bảo mật của hệ thống xử lý thông tin, các phần mềm chương trình giao dịch hoạt động thường xuyên hàng ngày.

- Dữ liệu không đầy đủ hoặc hệ thống bảo mật thống tin không an toàn. Rủi ro về mặt an toàn bảo mật dữ liệu liên quan đến kiểm soát việc truy cập vào hệ thống quản lý rủi ro, hệ thống kế toán cùa ngân hàng, nguy cơ mất cắp dừ liệu trên mạng do việc kiểm soát không tốt quá trình truy cập mạng Internet, bị tin tặc tấn công, nhiễm virus và không có khả năng khôi phục dữ liệu bị mất ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng.

3.2. Thực trạng kiêm toán nội bộ tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

Vụ Tổng kiểm soát (tiền thân của Vụ KTNB) được thành lập ngày 27/12/1990 theo Quyết định 115/NH-QĐ của Thống đốc trên cơ sở tách bộ phận Tổng kiểm soát từ Vụ Kế toán và Tổng kiểm soát quy định tại Điều 16 Pháp lệnh NHNN Việt Nam năm 1990, trong bối cảnh hệ thống ngân hàng vừa chuyển đổi mô hình hệ thống ngân hàng hai cấp và tiếp đó là việc NHNN Việt Nam gia nhập Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới, nhằm đáp ứng yêu cầu phải thành lập đơn vị chuyên môn giúp việc cho Thống đốc NHNN thực hiện rà soát, kiểm tra, KSNB bảo đảm cho các hoạt động của NHNN được triển khai đúng quy định, có hiệu quả, khắc phục kịp thời các vi phạm; đồng thời, tham mưu cho Thống đốc NHNN trong việc xây dựng cơ chế quản lý, điều hành hoạt động của hệ thống KSNB, tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của NHNN đối với Chính phù và công chúng. Các giai đoạn phát triển của Vụ KTNB:

Giai đoạn 1990 -1996

Với tên gọi khi mới thành lập là Vụ Tống kiểm soát, nhiệm vụ trọng tâm của Vụ tại thời điểm đó là thực hiện giám sát, KSNB hoạt động in, đúc, tiêu hủy tiền, an toàn kho quỹ và báo cáo tài chính - hai lĩnh vực được coi là trọng yếu và tiềm ẩn nhiều rủi ro của NHNN. Vụ Tống kiểm soát đã xây dựng, ban hành quy trình giám sát, kiểm tra và thực hiện giám sát trực tiếp hàng ngày việc xuất, nhập tài sản tại các Kho tiền Trung ương; giám sát kiểm tra công tác in, đúc, tiêu hủy tiền. Đối với Báo cáo tài chính của NHNN và các đơn vị trực thuộc, chi nhánh, Vụ Tống kiếm soát triển khai kiểm tra mỗi năm khoảng 20 đon vị. Ngoài ra, Vụ Tổng kiểm soát còn cử công chức thực hiện giám sát trực tiếp hoạt động kế toán, thanh toán, quản lý dự trữ ngoại hối tại Sở Giao dịch. Kết quả giám sát, kiểm soát, kiểm tra đã góp phần quan trọng đảm bảo an toàn tài sản trong các khâu in, đúc, tiêu hủy tiền, hoạt động kho quỹ và quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước; phát hiện và chấn chỉnh kịp thời nhũng tồn tại, thiếu sót trong việc chấp hành

các quy định cùa Nhà nước và NHNN.

Giai đoạn 1997 - 2008

Trong giai đoạn này, vai trò kiểm soát, giám sát trực tiếp các hoạt động

nghiệp vụ có mức rủi ro cao dân được chuyên giao cho các đơn vị (thành lập các phòng/tổ KSNB tại các đơn vị: Vụ Tài chính - Ke toán, Cục Phát hành và Kho quỹ, Cục Quản trị, Sở Giao dịch, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố); đồng thời, thử nghiệm triển khai theo mô hình KTNB tại Vụ Tổng kiểm soát với nội dung, phương pháp kiểm tra, kiểm toán được thay đổi cơ bản theo hướng hậu kiểm nhiều hơn, phạm vi kiểm tra, kiểm toán mở rộng hơn. Nhiệm vụ của Vụ Tổng kiểm soát lần đầu tiên được đưa vào quy định tại Điều 57, Luật NHNN số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 gồm: (i) Kiểm soát hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống NHNN; (ii) KTNB đối với các đơn vị thực hiện nghiệp vụ NHTW.

Giai đoạn này cũng đánh dấu bước chuyển đổi quan trọng về phương pháp,

Một phần của tài liệu Kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)