Hoàn thiện công tác cán bộ

Một phần của tài liệu Kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 127)

5. Kết cấu của Luận văn

4.2.3. Hoàn thiện công tác cán bộ

Thực tế quy trinh đánh giá rủi ro NHNN Việt Nam là một quy trình mới đòi hỏi phải có cán bộ am hiểu nghiệp vụ, các KTV giàu kinh nghiệm thực hiện; Hay nói cách khác hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ chịu tác động ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố con người, năng lực, tinh thần trách nhiệm, sáng tạo của các KTV. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ thực hiện KTNB tại NHNN gồm:

Một là, nâng cao chất lượng đào tạo

Tiếp tục quan tâm đầu tư cho công tác tuyển dụng và đào tạo nhân sự làm

công tác kiêm toán nội bộ, quan tâm hơn nữa đên quyên lợi vật chât và tinh thân của người làm công tác kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ; có chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho Kiểm toán nội bộ, nhất là nhân lực về quản lý rủi ro, công nghệ thông tin.

Việc không ngừng củng cố đào tạo, nâng cao trình độ của KTV bằng cách thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo trong nước và nước ngoài đối với KTV đặc biệt là các cán bộ mới được tuyển dụng, có sự luân chuyển cán bộ từ Vụ Kiểm toán nội bộ xuống các Vụ, Cục chức năng để tham gia tác nghiệp tiếp cận với các nghiệp vụ NHTW sau đó luân chuyến trở lại làm công tác kiếm toán. Cử tham gia đào tạo tập huấn tại nước ngoài thu thập những kiến thức mới về kiếm toán theo định hướng rủi ro và kinh nghiệm thực tế tại các nước. Tranh thũ sự hỗ trợ của các dự án quốc tế trong cấu phần đào tạo một cách có hiệu quả.

Vì vậy, cần thiết phải xây dựng một chương trình đào tạo, bồi dưỡng để khắc phục những bất cập, nâng cao trình độ cán bộ của Vụ kiểm toán nội bộ. Chương trình đào tạo phải được thiết kế từ thấp đến cao, trang bị những kiến thức cơ bản về kiểm toán và kiểm toán nội bộ. Đồng thời phải bao gồm cả những khoá học mang tính thực tiễn, đề cập những quy trình và những tình huống kiểm toán. Tăng cường các chương trình đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu nhằm hình thành đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực KTNB. Đối với các chương trình đào tạo cơ bản có thế tiến hành tại chỗ theo nhiều hình thức như mời các chuyên gia trong nước hoặc các chuyên gia nước ngoài giảng dạy. Đối với những kiến thức mang tính chuyên sâu, nhất là những kiến thức về quản lý hoạt động kiểm toán, kiến thức mang tính chuyên sâu về xác định, đánh giá rủi ro; phương pháp kiểm toán trên cơ sở rủi ro theo chuẩn mực kiểm toán nội bộ quốc tế có thể tổ chức đào tạo ở nước ngoài để khảo sát và học tập ở nước ngoài để học tập kinh nghiệm thực tế của KTNB của NHTW các nước.

Phối hợp với các tổ chức quốc tế, các dự án tổ chức các buổi hội thảo về KSNB và KTNB NHTW với sự tham gia của các Vụ, Cục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đơn vị, đặc biệt là trách nhiệm tự đánh giá rủi ro và thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro trong phạm vi hoạt động của đơn vị mình.

Hai là, thực hiện quy trình tuyên dụng, luân chuyên cán bộ trong NHNN

Đề xuất cơ chế điều động và tuyển dụng cán bộ đặc thù đối Vụ Kiểm toán nội bộ; thực hiện tuyển dụng các cán bộ có kinh nghiệm tại các Vụ, Cục NHTW đã kinh qua các nghiệp vụ thực tế. Mặt khác cần luân chuyển các cán bộ của Vụ Kiểm toán nội bộ đến các Vụ, Cục tại trụ sở chính để tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác kiểm toán có cơ• 7 hội đi thực tế, tiếp cận và cập nhật kiến thức một cách toàn diện. 7 X • • A

Ba là, chuẩn hóa đội ngữ cán bộ theo các tiêu chuẩn

- Xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động kiếm toán nội bộ: Ban hành Quyết định của Thống đốc ban hành Quy chế hoạt động của đoàn kiểm toán nhàm nâng cao hơn hiệu lực trong việc thực thi trách nhiệm, quyền hạn của trưởng đoàn và các thành viên, nhất là trách nhiệm của đơn vị được kiềm toán; Thay thế Quy chế kiểm soát viên NHNN ban hành kèm theo Quyết định

15/2000/QĐ-NHNN4 ngày 11/01/2000 của Thống đốc theo hướng ban hành Thông tư quy định về Kiểm toán viên NHNN sau khi Bộ Nội vụ có Thông tư quy định về các ngạch công chức NHNN, trong đó có ngạch KTV; bố sung thêm các quy định phù hợp với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp KTNB và khắc phục những bất cập về nhiệm vụ quyền hạn của các ngạch Kiềm soát viên như hiện nay.

Thực hiện chuyển ngạch Kiểm soát viên NHNN sang ngạch Kiểm toán viên nội bộ NHNN theo đúng nghĩa đồng thời cũng quy định các tiêu chuẩn đối với KTV về mặt trinh độ, phẩm chất cụ thể: KTV NHNN phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

- về trình độ, kiến thức: Phải có trình độ Đại học trở lên với các chuyên ngành đào tạo phù hợp công việc như tài chính ngân hàng, kế toán, kiếm toán, tin học, xây dựng, kiến trúc... phải có các chứng chỉ tin học và ngoại ngữ thành thạo trong giao tiếp xử lý công việc với chuyên gia nước ngoài. Kiến thức càng rộng và càng sâu thì càng giúp KTV phát hiện rủi ro, đánh giá rủi ro và có biện pháp ngăn ngừa rủi ro hợp lý nhất, hợp lý được hiểu là có thể thực hiện được, chi phí có thể

chấp nhận được và ngăn ngừa được rủi ro.

- về kinh nghiệm: Phải thành thạo nghiệp vụ là yếu tố quyết định hiệu quả kiếm toán. Thành thạo nghiệp vụ còn giúp cho kiếm toán viên tự tin trong khi thực hiện kiếm toán, tính khách quan trong kiểm toán được đảm bảo,có khả năng vận

dụng thành thạo những kiên thức của mình vào tinh huông thực tê và xử lý linh hoạt các tình huống đó. Vì vậy, thành thạo nghiệp vụ phải là một tiêu chuấn hàng đầu đối với KTV. Hạn chế lớn nhất của kiểm soát viên Vụ kiểm toán nội bộ là còn thiếu nhiều kiến thức và kỹ năng thực hành kiểm toán. Việc tuyền dụng và tiếp nhận cán bộ mới phần nào chưa đáp ứng được các yêu cầu của công tác KTNB.

- về kỹ năng: Phải biết lắng nghe, tỉm hiểu: Khi làm việc tại Vụ Kiểm toán nội bộ, KTV cần thu thập được nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó cần sàng lọc thông tin. Việc có nhiều thông tin, thông tin càng nhanh thì giúp KTV phản ứng và ngăn ngừa rủi ro càng nhanh, giúp so sánh đối chiếu đế sàng lọc thông tin nào đáng tin cậy.

- Biết cách đặt câu hởi, có khả năng thuyết phục.

KTV thường xuyên phải tìm hiểu nguyên nhân của mọi vấn đề tồn tại; chỉ khi biết được nguyên nhân, KTV mới đưa ra được phương án xử lý, đưa ra được các đề xuất kiến nghị có tính khả thi và hợp lý.

4.2.4. Tăng cường úng dụng công nghệ thông tin

Thứ nhất, ban hành quy định về tiêu chuấn định mức kỹ thuật, yêu cầu cấu hỉnh cho hệ thống máy tính, các thiết bị chuyên dùng phục vụ công tác KTNB

Đe đảm bảo yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật làm việc cũng như hỗ trợ đắc lực cho công tác lưu trừ hồ sơ kiểm toán, Vụ KTNB cần trình Thống đốc ban hành tiêu chuẩn định mức, yêu cầu cấu hình riêng cho hệ thống máy tính, các thiết bị chuyên dùng phục vụ công tác KTNB. Đồng thời xem xét nghiên cứu cơ chế đặc thù trong trang bị máy tính và tài khoản đàng nhập hệ thống trong thời gian đang thực hiện kiếm toán tại đơn vị (có thể phối hợp làm việc với Vụ Tài chính - Kế toán, Cục quản trị và Cục Công nghệ thông tin).

Thứ hai, triển khai úng dụng cấu phần TeamRisk làm cơ sở nhận diện,

đánh giá rủi ro

Như đã nêu ở Chương 3, hiện tại Vụ Kiểm toán nội bộ NHNN đang sử dụng phần mềm kiềm toán TeamMate phục vụ cho thực hiện ghi chép, lưu trữ dữ liệu kiểm toán với hai cấu phần là EWP và TeamCentral. Đe triển khai tốt công tác đánh giá rủi ro lập kế hoạch kiểm toán, trước mắt cần khẩn trương nghiên cứu lý thuyết

vê đánh giá rủi ro đê triên khai ứng dụng câu phân quản lý, đánh giá rủi ro TeamRisk trong phần mềm kiểm toán TeamMate trở thành công cụ hỗ trợ hiệu quả cho công tác theo dõi đánh giá rủi ro.

Thứ ha, đề xuất tích hợp phần mềm Teammate với hệ thong FSMIMS

hoặc nãng cấp hệ thống FSMIMS thêm cấu phần về kiểm toán nội bộ

Đây là điều kiện tiên quyết để hỗ trợ cho KTV trong việc thực hiện kiểm toán tại đơn vị, thực hiện truy vấn để báo cáo đột xuất hoặc định kỳ cũng như theo dõi việc thực hiện kiến nghị cùa đơn vị được kiếm toán một cách nhanh chóng, kịp thời. Từ đó, là cánh tay nối dài nâng cao chức năng tư vấn của KTNB.

4.2.5. Xây dựng và ban hành chế phối hợp giữa Vụ Kiếm toán nội bộ với Vụ Kiểm toán chuyên ngành VII, Kiểm toán Nhà nước

Chức năng hỗ trợ, trao đổi thông tin giữa hai đon vị cần được quan tâm, trên cơ sở đó, hỗ trợ, trao đổi thông tin công tác chuyên môn, nghiệp vụ nhằm giúp Vụ KTNB theo sát tiến trình các cuộc kiếm toán của Kiểm toán Nhà nước; từ đó thế hiện chức nãng tư vấn cho Ban Lãnh đạo NHNN được cụ thể, chi tiết hơn. Do vậy

cần ban hành có cơ chế phối hợp giữa hai đơn vị này.

4.2.6. Hợp tác quắc tếtạo điều kiện phối hợp trong công tác hỗ trợ, chia sẻ

nghiệp vụ từ các tổ chức nghề nghiệp cũng như các tổ chức tài chỉnh - ngân

hàng quốc tế

Khi KTV được học hỏi, tiệm cận được với những kiến thức, kỹ nãng quốc tế sẽ góp phần nâng cao vị trí của Vụ KTNB, đồng thời nâng cao chất lượng của KTNB. NHNN cần tranh thủ tận dụng sự hỗ trợ từ các tổ chức nghề nghiệp cũng như các tồ chức tài chính - ngân hàng quốc tế để đào tạo cán bộ, hỗ trợ kỹ thuật và phương pháp cũng như ứng dụng công nghệ thông tin về KTNB nói chung, các quy trình, nghiệp vụ của NHNN nói riêng.

4.3. Kiến nghị

4.3.1. Chính phủ

Nhàm từng bước hoàn thiện KTNB theo định hướng rủi ro tại NHNN, trong tương lai cần phải thành lập Vụ Quản lý rủi ro NHNN thực hiện chức năng quản trị rủi ro và đánh giá rủi ro. Đe làm được điều này, Chính phủ cần ban hành Nghị định

thay thê Nghị định 16/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNN.

4.3.2. Kiến nghị với Bộ Nội vụ

Để phù hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp với đặc thù hoạt động vfa nghiệp vụ kiềm toán nội bộ NHNN, đề nghị Bộ Nội vụ sớm ban hành quy định về ngạch Kiểm toán viên nội bộ NHNN với các tiêu chuẩn nghiệp vụ và điều kiện bổ nhiệm thay thế cho ngạch Kiểm soát viên NHNN như hiện nay, cụ thể: Quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với ngạch KTV nội bộ; quy chế đào tạo bồi dưỡng, thi, cấp chứng chỉ và thi nâng ngạch KTV nội bộ trong các cơ quan, tổ chức Nhà nước.

Kết luận chương 4

Dựa trên cơ sở thực trạng hoạt động KTNB tại NHNN Việt Nam như đã phân tích ở chương 3, đối chiếu, so sánh với hệ thống lý luận đà đề cập ở chương 1 và căn cứ các phương pháp nghiên cứu đã nêu tại Chương 2, luận văn đà đưa ra một

số giải pháp nhằm hoàn thiện và triển khai thực hiện kiểm toán theo định hướng rủi ro tại NHNN. Trong đó, chú trọng đến các giải pháp về thay đối nhận thức, hoàn thiện tố chức bộ máy KTNB, giải pháp về cán bộ, giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện kiểm toán nội bộ. Đặc biệt, trên cơ sở lý luận và tiếp thu những kiến thức và kinh nghiệm KTNB NHTW của các nước, luận văn đã đề cập đến giải pháp thiết lập khung quản trị rủi ro và thực hiện quy trình kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro mà trọng tâm đó là đánh giá rủi ro trong khâu lập kế hoạch kiềm toán và thực hiện kiểm toán. Khi thực hiện các giải pháp này sẽ tạo ra cơ sở NHNN chuyển đổi sang phương pháp kiểm toán theo định hướng rủi ro hình thành lên nhận thức cũng như phương pháp kiểm toán mới theo thông lệ quốc tế từng bước nâng cao chất lượng công tác kiểm toán nội bộ. Đe thực hiện được các giải

pháp trên luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phú và Bộ Nội vụ.

KÉT LUẬN

Căn cứ vào tính câp thiêt, mục đích nghiên cứu của đê tài, luận văn đã hệ thống hoá một cách khá đầy đủ cơ sở lý luận về kiểm toán, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương để hiểu rõ bản chất của kiểm toán cũng như kiểm toán nội bộ. Để có cơ sở nghiên cứu về kiếm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro, ngoài việc nghiên cứu về kiểm toán, kiểm toán nội bộ thì một phần quan trọng về mặt lý thuyết mà luận văn đã đề cập tại Chương 1 đó là lý thuyết về rùi ro và phương pháp đánh giá rùi ro. Trong phần này, luận văn cũng đã đề cập khá chi tiết nghiên cứu về các loại rủi ro

mà NHTW gặp phải và các bước của một Quy trình kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro có sự tham khảo kinh nghiệm cả các nước tiên tiến trên thế giới vận dụng vào Việt Nam.

Tại Chương 3 luận văn cũng đã phân tích cụ thế đặc thù hoạt động của NHNN nói chung và thực trạng hoạt động KTNB nói riêng trên cơ sở thực hiện kết quả khảo sát, luận văn đã nhận định những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế liên quan đển tổ chức bộ máy và công tác kiểm toán nội bộ.

Từ thực trạng đã phân tích ở chương 3 và so sánh với hệ thống lý luận đã nghiên cứu ở chương 1, trên cơ sở quy trình và phương pháp nghiên cứu đã nêu ở chương 2, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro tại NHNN; đồng thời đưa ra những kiến nghị để thực hiện có hiệu quả.

Tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp. Từ đó, tác giả có thế tiếp thu, nâng cao kiến thức lý luận và thực tiễn về kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro để có thể phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác cùa bản thân.

TÀI LIỆU THAM KHÁO TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Lưu Thế Anh (2013). Giải pháp hoàn thiện kiểm toán nội bộ trên cơ sở đánh giá rủi ro tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Học viện Ngân hàng.

2. Vũ Thị Kim Anh (2021). Phương pháp tiếp cận kiểm toán nội bộ dựa trên rủi ro trong doanh nghiệp: nghiên cứu tại các doanh nghiệp kinh doanh bất động

sản Việt Nam, Báo Khoa học thương mại số 149+150/2021.

3. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 214/2012/TT-BTC ban hành hệ thống 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

4. Các báo cáo khảo sát về kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương các nước Đức, Hàn Quốc, Trung quốc, Pháp, Ba Lan...của Vụ Kiểm toán nội bộ NHNN

5. Các báo cáo tổng kết chuyên đề kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước năm 2018, 2019, 2020.

6. Các quy trình kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước: Quy trình kiểm toán hoạt động kho quỹ, Quy trình kiểm toán tuân thủ, hoạt động đối với các đơn vị Vụ, Cục tại NHTW; Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính; Quy trình kiểm toán dự

Một phần của tài liệu Kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)