Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu Kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 108)

5. Kết cấu của Luận văn

4.1.2. Định hướng phát triển

Với xu hướng chuyền đổi phương pháp kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro trên thế giới, trong những năm tới, Vụ Kiểm toán nội bộ NHNN sẽ tiếp tục nghiên cứu đổi mới cơ bản về phương pháp kiểm toán, hướng tới triển khai chính thức mô hình chuẩn và cách thức quản lý rủi ro của NHTW theo mô hình 3 vòng bảo vệ, đảm bảo các chuẩn mực an toàn được tuân thủ và dần tiệm cận các chuẩn mực quản trị tiên tiến trên thế giới.

Kiểm toán nội bộ NHNN đã tùng bước triển khai thực hiện như phân tích các rủi ro tại các quy trình kiểm toán mà kiểm toán viên cần tập trung nguồn lực; yêu cầu các phòng nghiệp vụ xây dựng hồ sơ kiểm toán, thường xuyên nắm bắt hoạt động của các đơn vị để định hướng rủi ro khi xây dựng đề cương kiểm toán định kỳ

hàng năm; tăng cường thực hiện kiêm toán quy trình; quan tâm đên việc đào tạo nhân sự về rủi ro và quản lý rủi ro; học tập kinh nghiệm của NHTW các nước và triển khai nghiên cứu khoa học về các nội dung này. Minh chứng là ngày 30/6/2020, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 06/2020/TT-NHNN quy định về kiểm

soát nội bộ, kiểm toán nội bộ NHNN (lần đầu tiên chính thức đề cập đến các nội dung, trách nhiệm, phương pháp kiểm toán theo định hướng rủi ro, nhằm ưu tiên nguồn lực đế thực hiện kiểm toán các đơn vị, các hoạt động, các quy trình nghiệp vụ được đánh giá có rủi ro cao.

Xây dựng được hệ thống quản trị rủi ro NHNN theo ba vòng bảo vệ, cụ thể:

Vòng bảo vệ thứ nhất tại các đơn vị nghiệp vụ NHNN xác định và đánh giá rủi ro cùa chính mình. Các đơn vị sử dụng chính sách, quy trình và công cụ được xây dựng bởi lớp quản trị thứ hai để đánh giá rủi ro và kiểm soát rủi ro trong phạm vi và khẩu vị rủi ro của NHNN. Mỗi đơn vị hoạt động nghiệp vụ, nhất là những hoạt động tiềm ẩn rủi ro lớn, cần phải được bố trí, phân công người làm công tác quản lý rủi ro chịu trách nhiệm xác định, phân tích, giám sát rủi ro và đề xuất các biện pháp

giảm thiểu rủi ro của đơn vị mình.

Vòng bảo vệ thứ hai (Vụ/BỘ phận Quản lý rủi ro): Nghiên cửu ban hành phương pháp, nội dung, quy trình quản trị rủi ro (thiết lập Khung quản lý rủi ro),

cung cấp đánh giá độc lập và giám sát việc đánh giá rủi ro được thực hiện bởi lóp quản trị rủi ro đầu tiên; trên cơ sở đó, xem xét và chuẩn hóa các rủi ro này nếu cần thiết, kiểm soát và cảnh báo rủi ro.

Vòng bảo vệ thứ ba: Kiểm toán nội bộ đưa ra ý kiến độc lập về việc quản lý rủi ro tại các đơn vị; phân tích, đánh giá đảm bảo rằng hai lóp quản lý rủi ro được duy trì, vận hành hiệu quả và thực hiện kiếm toán đế phát hiện, chấn chỉnh các sai sót, vi phạm xảy ra, đồng thời tư vấn các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan.

Để đạt được mục tiêu nêu trên, ngoài chuyển đổi nhận thức của lãnh đạo cấp cao, công tác xây dựng chính sách và đào tạo nhân sự, đòi hỏi thời gian và nguồn lực rất lớn.

4.2. Giải pháp hoàn thiện kiêm toán nội bộ theo định hướng rủi ro tại Ngân hàng Nhà nưó’c Việt Nam

Với định hướng chiến lược, từng bước nghiên cứu xây dựng hệ thống quản trị rủi ro của NHNN, trong đó duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả, bảo đảm việc tổ chức đạt được các mục tiêu chiến lược phát triển NHNN đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 một cách an toàn, hiệu quả; đồng thời, chuyển đổi nâng cao chất lượng công tác kiếm toán nội bộ theo định hướng rủi ro, phát huy vai trò cùa kiểm toán nội bộ trong việc tham mưu xây dựng cơ chế quản lý, đánh giá, phân tích rủi ro, giám sát và phòng ngừa rủi ro phục vụ công tác quản trị điều hành của Thống đốc NHNN, thời gian tới, Vụ Kiểm toán nội bộ cần thực hiện một số giải pháp sau:

4.2. ỉ. Nâng cao nhận thức của các cấp trong công tác quản trị rủi ro và kiểm

toán theo định hướng rủi ro

Hiện tại khái niệm về rủi ro, quản trị rủi ro NHTW, kiểm toán theo định hướng rủi ro chưa được hiếu đúng và chú trọng. Do đó, đòi hỏi phải có sự thay đổi cơ bản trong nhận thức từ các cấp lãnh đạo cao nhất đến các đơn vị và đặc biệt là sự nghiên cứu của Vụ Kiểm toán nội bộ NHNN. Đối với các đơn vị bao gồm Chi nhánh, Vụ, Cục và thấp hơn là cấp phòng, ban, cá nhân phải tụ’ chịu trách nhiệm về rũi ro của cá nhân và đơn vị mình, có sự giám sát tập trung, chặt chẽ trong việc thực hiện trách nhiệm này.

KTV cần thay đổi nhận thức kiểm toán không nhất thiết chỉ tập trung vào các hoạt động dễ mắc sai phạm mà còn phải hướng vào các hoạt động ít có khả năng mắc sai phạm, nhưng nếu sai phạm xảy ra thì thiệt hại vật chất hoặc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của NHNN.

Ngoài ra, cần tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về rủi ro và quản lý rủi ro tại các đơn vị NHNN nhằm thay đối nhận thức về công tác quản lý rủi ro. Từ đó, tạo tiền đề cho các đơn vị NHNN phối hợp với Vụ Kiểm toán nội bộ xây dụng cơ sở dữ liệu và xây dụng hồ sơ rủi ro, tập hợp kiểm toán.

4.2.2. Thiết lập hệ thấng quản trị rủi ro và đánh giá rủi ro

Đe công tác KTNB theo định hướng rủi ro được thực hiện tốt thi vấn đề quản

trị rủi ro phải được thiêt lập cả vê tô chức, con người và phương pháp. Trong chương 3 tác giả đã đưa ra những khó khăn, thách thức đối với việc chuyển đổi sang phương pháp kiểm toán theo định hướng rủi ro đó là: NHNN chưa có khung quản trị rủi ro tổng thể áp dụng cho toàn hệ thống NHNN, chưa thiết lập được cơ sở dữ

liệu về rủi ro và tập hợp kiểm toán; trong đó đặc biệt là chưa có một bộ phận quản trị rùi ro.

4.2.2.1. Bổ sung một bộ phận quản trị rủi ro

Như đã trình bày ở chương 1 về mô hình KTNB của NHTW các nước và một số bài học của Việt Nam cho thấy mô hình tổ chức của các nước có sự khác nhau không đồng nhất. Tuy nhiên phần lớn đều có ủy ban kiểm toán NHTW là tổ chức

cao nhất có thể trực thuộc Tổng thống, Chính phủ hoặc Thống đốc. Do đó, cần kiện toàn tổ chức bộ máy Kiểm toán nội bộ theo mô hình ủy ban kiểm toán với các quy định, điều lệ chặt chẽ nhàm chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện kiếm toán, xử lý có hiệu quả các vấn đề liên quan đến báo cáo, kiến nghị kiểm toán... đảm bảo tăng cường tính độc lập của Kiểm toán nội bộ, một yếu tố quan trọng trong đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của NHNN

Vụ Kiểm toán nội bộ thiết kế cơ cấu bộ máy trên cơ sở tổ chức các phòng theo nhóm lĩnh vực, hệ thống hay quy trình, nghiệp vụ. Một số NHTW khác có thiết kế cơ cấu tổ chức bộ máy các phòng theo nhóm lĩnh vực, hệ thống hay quy trình nghiệp vụ và tố chức các phòng kiểm toán tại trụ sở chính, kiếm toán các chi nhánh. Tuy nhiên, xu hướng chung thiết kế tổ chức bộ máy theo hai nhóm chính đó là nhóm các phòng kiểm toán nghiệp vụ và quy trình, nhóm kia là các phòng có nhiệm vụ thiết kế xây dựng chính sách và kiểm soát, đánh giá chất lượng kiểm toán.

NHNN Việt Nam cũng cần thiết xây dựng mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ dựa trên cơ sở thực hiện kiểm toán theo lĩnh vực, hệ thống quy trình nghiệp vụ liên quan đến nhiều đơn vị khác nhau. Đồng thời cũng chú ý đến công tác nghiên cún xây dựng cơ chế chính sách. Trên cơ sở định hướng chung như trên sẽ có các giai đoạn cụ thể xác định cơ cấu tổ chức cho phù hợp.

Do đó, NHNN Việt Nam cần từng bước xây dựng 1ĨÌÔ hình quản trị rủi ro

NHNN, có lộ trình thích hợp thiêt lập bộ máy chuyên môn vê quản trị và đánh giá rủi ro tại NHNN, tập trung xây dựng các chính sách về quản lý rủi ro, quy trình quản lý rủi ro để triển khai đồng bộ, thống nhất trong toàn bộ hệ thống. Đó là lý do cần phải thành lập bộ phận đánh giá rủi ro riêng biệt; về lãu dài thành lập Vụ Quản lý rủi ro.

Tuy nhiên, việc thành lập cần phải được xây dựng Đề án thành lập và phải được trình Chính phù thông qua. Do vậy, trong điều kiện hiện tại đế hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro cần thiết thành lập Phòng quản lý rủi ro tại Vụ Kiểm toán nội bộ. Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ (i) xây dựng các văn bản hướng dẫn đánh giá rủi ro và kiểm soát chất lượng kiểm toán; (ii) xây dựng khung rủi ro NHNN Việt Nam; và (iii) lập báo cáo đánh giá rủi ro, xếp loại rủi ro các đơn vị, hoạt động, quy trình nghiệp vụ tại NHNN Việt Nam.

Đe làm được điều đó, Vụ Kiểm toán nội bộ cần tham mun, đề xuất Thống đốc NHNN cho phép thay thế Quyết định 861/QĐ-NHNN ngày 28/4/2017 của Thống đốc NHNN quy định chức nãng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Kiểm toán nội bộ; trong đó bổ sung Phòng quản lỷ rủi ro.

Hình 4.1: Đề xuất cơ cấu tổ chức Vụ Kiềm toán nội bộ - NHNN gắn vói nhiệm vụ định hướng rủi ro • • • ~ vụ TRƯỞNGCÁC PHÓ VỤ TRƯỞNG ▼ ▼ ▼ ▼ ▼ ▼ Phòng tổng họp và chế độ Phòng đánh giá rủi ro Phòng kiểm toán BCTC và các dự án đầu Phòng kiểm toán tuân thủ và hoạt động Phòng kiểm toán tin học và ngoại hối Phòng kiểm toán nghiệp vụ phát hành tiền và kho quỹ - Nghiên cứu xây dựng các van bàn về kiểm soát kiêm toán nôi bô NHNN♦ • - Xây dựng các văn bản hướng dần về đánh giá rủi ro và kiêm soát chất lượng kiểm toán

- Kiểm toán báo cáo tài chính tại các đơn vị NHNN (Trừ BCTC Sờ giao dịch, Cục và Chi cục công nghệ tin học ngân hàng

Kiểm toán tuân thủ đối với các đơn vị NHNN liên quan đến viêc thưc hiên• ♦ • chức năng nhiệm vu, điều hành• *

- Kiểm toán tin học các đơn vị thuộc NHNN

- Kiểm toán các nghiệp vụ phát hành tiền như công tác xây dựng kể hoạch và thực hiện in đuúc tiền, điều hòa tiền mặt, an toàn kho quỳ - Tổng hợp xây dựng kế hoạch kiểm toán - Lập báo cáo đánh giá, xếp loại rùi ro các hoạt động của NHNN

- Kiểm toán các dư• án mua sắm tài sản, dự án đầu tư xây dựng cơ bản

- Kiểm toán tuân thú hoạt động tại Sở Giao dịch NHNN và Vu• Quan lý ngoại

- Kiểm tra công tac in đúc tiền tai Nhà• máy in tiền quốc gia

t... • t t t t

Khối các phòng thực hiện chức năng xây

dựng chính sách và kiếm soát chất lượng Khối các phòng thực hiện chức năng kiểm toán theo nghiệp vụ kiểm toán hổi - Tham mưu xử lý các vấn đề liên quan đến cán bô• - Thưc hiên các• • biện pháp kiểm soát chất lượng kiểm toán (Thẩm đinh kế hoach, báo cáo, hồ sơ kiêm toán) - Giám sát qua mạng đổi với hoạt động quàn lý và kinh doanh ngoại hối - Giám sát công tác tiêu hủy tiền đà qua lưu thông tại các kho tiền TW và sản phảm hong cùa Nhà máy in tiền quốc gia - Tổng hợp báo cáo kết quả công tác theo định kỳ - Tồng hợp các kiến nghị sau kiểm toán

- Dầu mối phối hợp xử lý các vấn đề liên quan đến kết quả kiểm toán của KTNN

- Giám sát qua mạng các báo cáo về công tác kho quỳ

4.2.2.2. Thiêt lập cơ sở dữ liệu vê rủi ro và tập họp kiêm toán

Thiết lập được hệ thống đánh giá rủi ro đối với các đơn vị NHNN, các quy trình nghiệp vụ cụ thể và các rủi ro chi tiết đối với quy trình, nghiệp vụ bằng cơ sở dữ liệu và rủi ro kiểm toán.

* Xây dựng hồ sơ rủi ro

Để xây dựng được hồ sơ rủi ro của các đơn vi, quy trình nghiệp vụ phải xác định được rủi ro tiềm tàng trong bản thân chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị và các bước của quy trình nghiệp vụ. Hồ sơ rủi ro được lập như trên phải được thực hiện bởi một quá trình nghiên cứu lâu dài, có thể mất ít thời gian đế xây dựng lên hồ

sơ rủi ro song trên thực tế việc nghiên cứu, lưu trữ dữ liệu, phong vấn, tổng hợp phải mất thời gian rất lâu. Do đó để có hồ sơ rủi ro hoàn chỉnh thì phải thường xuyên cập nhật các rủi ro.

Đồng thời, phải có sự giải thích về rủi ro trong các trường hợp. Ví dụ trường hợp 1 rủi ro được xác định là có khả năng xảy ra cao và tác động thâp; Trường hợp 2 rủi ro được xác định là khả năng xảy ra thấp và tác động lớn. Khi đó điểm rủi ro tiềm tàng cho hai trường hợp là bằng nhau đòi hởi phải có sự giải thích rõ ràng mối

+ Tác động của rủi ro nếu xảy ra là những thiệt hại ảnh hưởng đến uy tín NHNN, tình hình tài chính, công nghệ thông tin, tính liên tục của hệ thống

cáo của các đơn vị, thông báo của các đơn vị chức năng phôi họp, hội thảo nhận diện rủi ro hoặc đánh giá cùa bộ phận chuyên trách về rủi ro.

(Xem Phụ lục 01: Hồ sơ rủi ro)

* Xây dựng được tập hợp rủi ro và kiêm toán

Tập hợp rủi ro và kiểm toán được xem như là cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác lập kế hoạch kiềm toán nó bao gồm hồ sơ rủi ro như đã nêu ở phụ lục 01, thông tin chi tiết về đối tượng kiểm toán có sự kết hợp với thông tin về các đợt kiểm toán trước đó bao gồm: Thời điểm đợt kiểm toán trước, khoảng cách thời gian giữa hai

đợt dự kiên, những đánh giá, kêt luận của đợt kiêm toán trước đó, cập nhật những biện pháp kiếm soát của đơn vị nhàm khắc phục những tồn tại và thực hiện các kiến nghị và cuối cùng là điểm rủi ro còn lại được đánh giá.

(Xem phụ lục 02: Rủi ro và tập hợp kiểm toán)

4.2.2.3. Đôi mới đối tượng và nội dung kiểm toán theo định hướng rủi ro

Với kiểm toán truyền thống thì việc đánh giá có xu hướng chú trọng về quá khứ, đánh giá tính tuân thủ là chính. Trong khi đó, kiểm toán theo định hướng rủi ro có xu hướng chú trọng tới tương lai nhiều hơn. Kết quả kiềm toán theo định hướng rủi ro sẽ tư vấn cho việc quản lỷ rủi ro có hiệu quả, giảm thiếu rủi ro trong tương lai. Thực tế cho thấy có những hệ thống, nghiệp vụ, quy trình không chỉ diễn ra ở một đơn vị. Theo thông lệ tốt nhất, lập kế hoạch kiểm toán dài hạn và hàng năm trên cơ sở rủi ro không xác định đối tượng kiểm toán là các đơn vị mà là xác định hệ thống, quy trỉnh, nghiệp vụ nào sẽ được kiểm toán. Thực tế cho thấy có những hệ thống, nghiệp vụ, quy trình không chỉ diễn ra ở một đơn vị, mà là sự phối hợp các khâu giữa nhiều đơn vị; trong trường hợp đó, sẽ thực hiện kiểm toán ở tất cả các đơn vị liên quan đến toàn bộ quy trình, nghiệp vụ đó.

Do vậy, song song với kiểm toán theo chuyên đề và kiểm toán các đơn vị theo cơ cấu tổ chức như hiện tại thi Vụ Kiểm toán nội bộ cần mạnh dạn năng động

Một phần của tài liệu Kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)