Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 61 - 63)

5. Kết cấu của Luận văn

3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

Vụ Tổng kiểm soát (tiền thân của Vụ KTNB) được thành lập ngày 27/12/1990 theo Quyết định 115/NH-QĐ của Thống đốc trên cơ sở tách bộ phận Tổng kiểm soát từ Vụ Kế toán và Tổng kiểm soát quy định tại Điều 16 Pháp lệnh NHNN Việt Nam năm 1990, trong bối cảnh hệ thống ngân hàng vừa chuyển đổi mô hình hệ thống ngân hàng hai cấp và tiếp đó là việc NHNN Việt Nam gia nhập Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới, nhằm đáp ứng yêu cầu phải thành lập đơn vị chuyên môn giúp việc cho Thống đốc NHNN thực hiện rà soát, kiểm tra, KSNB bảo đảm cho các hoạt động của NHNN được triển khai đúng quy định, có hiệu quả, khắc phục kịp thời các vi phạm; đồng thời, tham mưu cho Thống đốc NHNN trong việc xây dựng cơ chế quản lý, điều hành hoạt động của hệ thống KSNB, tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của NHNN đối với Chính phù và công chúng. Các giai đoạn phát triển của Vụ KTNB:

Giai đoạn 1990 -1996

Với tên gọi khi mới thành lập là Vụ Tống kiểm soát, nhiệm vụ trọng tâm của Vụ tại thời điểm đó là thực hiện giám sát, KSNB hoạt động in, đúc, tiêu hủy tiền, an toàn kho quỹ và báo cáo tài chính - hai lĩnh vực được coi là trọng yếu và tiềm ẩn nhiều rủi ro của NHNN. Vụ Tống kiểm soát đã xây dựng, ban hành quy trình giám sát, kiểm tra và thực hiện giám sát trực tiếp hàng ngày việc xuất, nhập tài sản tại các Kho tiền Trung ương; giám sát kiểm tra công tác in, đúc, tiêu hủy tiền. Đối với Báo cáo tài chính của NHNN và các đơn vị trực thuộc, chi nhánh, Vụ Tống kiếm soát triển khai kiểm tra mỗi năm khoảng 20 đon vị. Ngoài ra, Vụ Tổng kiểm soát còn cử công chức thực hiện giám sát trực tiếp hoạt động kế toán, thanh toán, quản lý dự trữ ngoại hối tại Sở Giao dịch. Kết quả giám sát, kiểm soát, kiểm tra đã góp phần quan trọng đảm bảo an toàn tài sản trong các khâu in, đúc, tiêu hủy tiền, hoạt động kho quỹ và quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước; phát hiện và chấn chỉnh kịp thời nhũng tồn tại, thiếu sót trong việc chấp hành

các quy định cùa Nhà nước và NHNN.

Giai đoạn 1997 - 2008

Trong giai đoạn này, vai trò kiểm soát, giám sát trực tiếp các hoạt động

nghiệp vụ có mức rủi ro cao dân được chuyên giao cho các đơn vị (thành lập các phòng/tổ KSNB tại các đơn vị: Vụ Tài chính - Ke toán, Cục Phát hành và Kho quỹ, Cục Quản trị, Sở Giao dịch, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố); đồng thời, thử nghiệm triển khai theo mô hình KTNB tại Vụ Tổng kiểm soát với nội dung, phương pháp kiểm tra, kiểm toán được thay đổi cơ bản theo hướng hậu kiểm nhiều hơn, phạm vi kiểm tra, kiểm toán mở rộng hơn. Nhiệm vụ của Vụ Tổng kiểm soát lần đầu tiên được đưa vào quy định tại Điều 57, Luật NHNN số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 gồm: (i) Kiểm soát hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống NHNN; (ii) KTNB đối với các đơn vị thực hiện nghiệp vụ NHTW.

Giai đoạn này cũng đánh dấu bước chuyển đổi quan trọng về phương pháp, cách thức thực hiện kiểm toán, chú trọng nhiều hơn về kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với các Vụ, Cục và chi nhánh thay vì chỉ tập trung kiểm tra, giám sát an toàn tài sản; báo cáo quản lý tài sản, thu, chi tài chính. Đây là loại hình kiểm toán mới trên cả phương diện lý thuyết và thực hành đối với KTNB NHNN; do đó, việc chỉ đạo tổ chức triển khai được NHNN quán triệt theo phương châm thận trọng, vừa làm, vừa học trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm qưốc tế và bồ sung hoàn thiện theo thực tiễn phát sinh, từng bước rút kinh nghiệm, nghiên cứu phương pháp luận, tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc, đưa loại hình này trở thành trọng tâm trong hoạt động KTNB hiện nay.

Cùng thời gian này, thực tiễn công tác quản lý và hoạt động của NHNN đòi hỏi áp dụng sâu rộng công nghệ thông tin; hàng năm, NHNN đầu tư nguồn vốn rất lớn đế trang bị, nâng cấp, sửa chừa, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống công nghệ thông tin. Từ năm 2004, Vụ Tổng kiểm soát đà nghiên cứu, triển khai kiểm toán việc quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống NHNN. Việc kiểm toán đánh giá hiệu quả, an toàn hệ thống công nghệ thông tin đòi hỏi kiểm soát viên phải am hiểu và có kiến thức chuyên sâu về công nghệ thông tin. Với quyết tâm của đội ngũ công chức làm công tác KTNB, việc KTNB an toàn công nghệ thông tin đã từng bước được triền khai có kết quả, góp phần bảo đảm chấp hành nghiêm các quy định của NHNN trong việc ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin của NHNN, thể hiện hướng đi đúng và trúng của KTNB với yêu cầu phát triến của NHNN.

Giai đoạn 2008 - đên nay

Từ năm 2008, NHNN đã chính thức đối tên thành Vụ KTNB; đồng thời, thực hiện chuyển đối cơ bản chức năng, nhiệm vụ trong việc đảm bảo và tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình cùa NHTW theo hướng đảm nhiệm vai trò là lớp kiểm soát thứ 3 độc lập, Thống đốc trực tiếp chỉ đạo. Năm 2010, vai trò, vị trí của KTNB được chính thức luật hóa một cách đầy đù tại Luật NHNN.

Trên cơ sở đó, NHNN đà cụ thể hóa quy định về KSNB, KTNB NHNN, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện để NHNN tiếp tục kiện toàn tồ chức, bộ máy và triển khai thực hiện nhiệm vụ, cũng như nghiên cứu, xây dựng và ban hành đồng bộ hệ thống các văn bản hướng dẫn, quy trình kiểm toán đối với các mặt nghiệp vụ của NHNN; các cơ chế, quy chế về hoạt động của Đoàn kiểm toán; quy định về thẩm định báo cáo kiểm toán, bảo đảm chất lượng và chuẩn hóa công tác xây dựng kế hoạch kiểm toán, đề cương kiểm toán, triển khai kiểm toán và ban hành báo cáo kiểm toán.

Năm 2020, trên cơ sở bám sát định hướng, mục tiêu và các nhiệm vụ trọng tâm của NHNN, nội dung kiểm toán được xây dựng và triển khai đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời phục vụ công tác điều hành của Thống đốc NHNN. Bên cạnh việc kiến nghị các đơn vị chinh sửa, khắc phục tồn tại, sai sót được phát hiện trong quá trình kiếm toán, Vụ KTNB cũng đồng thời rà soát các văn bản quy phạm pháp luật đế kiến nghị các đơn vị Vụ, Cục chức năng rà soát, sửa đối các văn bản quy phạm pháp luật còn quy định chưa phù hợp, giảm thiểu rủi ro trong điều hành.

Một phần của tài liệu Kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)