Thực trạng về tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 63)

5. Kết cấu của Luận văn

3.2.2.Thực trạng về tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước

3.2.2. ỉ. VỊ trí pháp lý của kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 được xem là một bước tiến quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý cho công tác KTNB với các điểm cơ bản: (i) Khẳng định KTNB là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN; (ii) Quy định rõ chức năng của Vụ KTNB là tham mưu giúp Thống đốc NHNN xây dựng, duy trì hệ thống KSNB NHNN và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán tất cả các đơn vị thuộc hệ thống NHNN trên cơ sở kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt hoặc theo yêu cầu

của Thống đốc NHNN.

Tiên hành kháo sát băng bảng hỏi, tác giả thu được các kêt quả sau:

Bảng 3.1: Vị trí pháp lý của kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước

Vi trí pháp lý của kiểm toán nôi bô Mức độ đánh giá (%)

(1) (2) (3) (4) (5) 1 Là đơn vi thuôc cơ cấu tổ chức của NHNN, tham• • Z

mưu giúp Thống đốc NHNN xây dựng và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ NHNN và thực hiện nhiêm vu kiểm toán tất cả các đơn vi thuôc hê• • • • • thống NHNN trên cơ sở kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt hoặc theo yêu cầu của Thống đốc NHNN.

0 0 0 0 100

100% sô người được hỏi cho răng, vị trí pháp lý của kiêm toán nội bộ tại NHNN là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN, tham mưu giúp Thống đốc NHNN xây dựng và duy trì hệ thống KSNB NHNN và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán tất cả các đơn vị thuộc hệ thống NHNN trên cơ sở kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt hoặc theo yêu cầu cùa Thống đốc NHNN. Với kết quả này, có thể thấy vị trí của KTNB đã được các KTV nhận thức đầy đủ và đánh giá đúng đắn.

3.2.2.2. Vai trò của Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước

Khi thực hiện khào sát về vai trò của KTNB NHNN, kết quả như sau:

Bảng 3.2: Vai trò của kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước

Vai trò của kiểm toán nôi bô• • Mức độ đánh giá (%)

(1) (2) (3) (4) (5) 1 Đánh giá hiệu quả cùa hệ thống kiểm soát nội bộ

nhằm bảo đảm độ tin cậy của báo cáo tài chính, hiệu lực của các hoạt động, tuân thủ pháp luật, quy định, quy trinh của NHNN, bảo đảm an toàn tài sản.

0 0 0 0 100

2 Giúp “bảo vệ giá trị cho đơn vị”, giừ vai trò “quan sát viên độc lập” nhằm đảm bảo hoạt động của NHNN tuân thủ các quy định và pháp luật.

0 0 22,2 37,1 40,7

3 KTNB giúp phát hiện và cải tiến những điểm yếu

của hệ thống quản lý, điều hành của NHNN. 0 0 0 44,4 55,6

(Nguôn: Khảo sát của tác giả)

Kết quả khảo sát cho thấy, 100% khẳng định kiểm toán nội bộ đánh giá hiệu quả của hệ thống KSNB nhàm bảo đảm độ tin cậy của báo cáo tài chính, hiệu lực của các hoạt động, tuân thủ pháp luật, quy định, quy trình của NHNN, bảo đảm an toàn tài sản. Tuy nhiên, chỉ nhận được 40,7% ý kiến đồng ý hoàn toàn và 37,1% ý kiến đồng ý vai trò của kiềm toán nội bộ trong việc đảm bảo giá trị cốt lõi của NHNN, đảm bảo tính độc lập nhằm chắc chắn rằng hoạt động của NHNN tuân thủ các quy định và pháp luật; chỉ có 55,6% số người được hởi cho rằng KTNB sè giúp phát hiện và cải tiến những điểm yếu của hệ thống quản lý, điều hành cùa NHNN.

Như vậy, dù nhận thức rồ vai trò của kiểm toán nội bộ đem lại với hoạt động của NHTW song các KTV vẫn có sự đánh giá có tính hoài nghi nhất định đối với lợi ích mà kiểm toán nội bộ đem lại.• • • •

3.2.2.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Vụ KTNB

Cơ cấu tổ chức của Vụ KTNB gồm Ban lành đạo Vụ (Vụ trưởng và 03 Phó Vụ trưởng) và 05 Phòng nghiệp vụ, với chức năng, nhiệm vụ như sau:

Hình 3.3: Co’ câu tô chức, hoạt động của Vụ Kiêm toán nội bộ

> 9

(Nguôn: Do tác giả tự tông hợp)

—► Quan hệ chỉ đạo, điêu hành < -> Quan hệ phối hợp

- Phòng Tổng hợp và kiểm soát chất lượng kiểm toán (gọi tắt là Phòng Kiểm toán I) có nhiệm vụ: Nghiên cứu soạn thảo để lãnh đạo Vụ trình Thống đốc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chung về kiểm soát nội bộ, KTNB NHNN; thẩm định các báo cáo KTNB; thực hiện công tác quản trị hành chính, công tác tổ chức, cán bộ, thông tin báo cáo định kỳ của Vụ, tổng hợp kết quả thực hiện những kiến nghị sau kiểm tra, KTNB tại các đơn vị thuộc NHNN.

- Phòng Kiềm toán báo cáo tài chính và các dự án đầu tư (gọi tắt là Phòng Kiếm toán ĩĩ) có nhiệm vụ: Nghiên cứu, soạn thảo để lãnh đạo Vụ ban hành hoặc trình Thống đốc ban hành các quy định, quy trình kiểm soát nội bộ, KTNB báo cáo tài chính, dự án đầu tư xây dựng cơ bản, dự án cải tạo, nâng cấp tài sản của các đơn vị thuộc NHNN; thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, dự án mua sắm tài sản.

- Phòng Kiểm toán tuân thủ và hoạt động (gọi tắt là Phòng Kiểm toán III) có nhiệm vụ: Nghiên cứu, soạn thảo đề lãnh đạo Vụ ban hành hoặc trình Thống đốc ký ban hành các quy định, quy trình kiểm soát nội bộ, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với các đơn vị thuộc NHNN; thực hiện kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động các đơn vị thuộc NHNN.

- Phòng Kiểm toán công nghệ thông tin và ngoại hối (gọi tắt là Phòng Kiểm toán IV) có nhiệm vụ: Nghiên cứu, soạn thảo đế lãnh đạo Vụ ban hành hoặc trinh Thống đốc ban hành các quy định, quy trình nghiệp vụ kiểm soát nội bộ, kiểm toán lĩnh vực quản lý, kinh doanh ngoại hối và kiếm toán tin học đối với các đơn vị thuộc NHNN; thực hiện kiểm toán tin học, kiểm toán các dự án đầu tư, mua sắm máy tính, thiết bị tin học (kể cả các dự án mua sắm phần mềm ứng dụng) đối với

các đơn vị thuộc NHNN.• •

- Phòng Kiểm toán nghiệp vụ phát hành tiền và hoạt động kho quỹ gọi tắt là Phòng Kiếm toán V) có nhiệm vụ: Kiểm toán nghiệp vụ phát hành tiền của NHNN; đánh giá việc xây dựng và triền khai thực hiện kế hoạch in đúc tiền, xem xét đánh giá mức độ hợp lỷ đối với tỷ lệ, cơ cấu mệnh giá tiền phát hành. Việc điều hòa và

lưu thông tiền mặt giữa các đơn vị Chi nhánh với Trung ương, giữa các vùng miền

trong toàn quôc; Kiêm toán đánh giá việc châp hành các quy định liên quan đên an toàn kho, quỹ tại NHNN bao gồm các chi nhánh và các Kho tiền Trung ương; Giám sát công tác tiêu hủy tiền và sản phấm hỏng tại Kho tiền Trung ương và Nhà máy in tiền Quốc gia; Giám sát qua mạng các báo cáo về công tác kho quỹ.

Dưới sự chỉ đạo và báo cáo trực tiếp với Thống đốc NHNN, Vụ KTNB được thể hiện sự khách quan, độc lập tương đối, không chịu sự chi phối từ các đơn vị Vụ, Cục chuyên môn cũng như từ các Phó Thống đốc phụ trách các Vụ Cục đó.

Bằng kết quả khảo sát, tác giả thấy rằng: Trong tổng số người được hỏi, 100% cán bộ cho rằng mô hinh tổ chức kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Nhà nước hiện nay hoạt động hiệu quả hơn mô hình Phó Thống đốc phụ trách trước đây và phù hợp với khu vực công. Từ đó, nâng cao vị thế của Vụ Kiểm toán nội bộ.

3.2.2.4. về tô chức cán bộ

Đến hết Quý III năm 2021, Vụ Kiểm toán nội bộ có tổng số biên chế 57 cán bộ; hầu hết các cán bộ đều được đào tạo đại học và trên đại học chuyến ngành kế toán, kiểm toán, ngân hàng, tài chính, được phân theo 05 loại ngạch, bậc khác nhau bao gồm: Kiểm soát viên cao cấp, Kiểm soát viên chính, Kiểm soát viên, chuyên viên, công chức dự bị và nhân viên văn thư. Tổng họp công tác cán bộ như sau:

Bảng 3.3: Bảng thống kê cán bộ công chức Vụ Kiểm toán nội bộ đến 30/9/2021

5 9

STT Ngach bâc cán bô“ • • • Số lượng

(người)

Tỷ lệ (%)

1 Kiểm soát viên cao cấp 2 3,51

2 Kiểm soát viên chính 18 31,58

3 Kiểm soát viên 26 45,61

4 Chuyên viên (chưa đủ điều kiện bổ nhiệm

ngạch kiểm soát viên) 8 14,04

5 Chuyên viên dự bị (Công chức dự bị) 2 3,51

6 Nhân viên vàn thư 1 1,75

Tổng cộng 57 100

(Nguôn: Tông họp của tác giả)

Nhìn bảng trên, ta thấy số lượng cán bộ Vụ Kiếm toán nội bộ chưa đủ tiêu

chuân bô nhiệm vào ngạch kiêm soát viên còn chiêm tỷ lệ tương đôi cao (gân 20%). - Phân loại theo trình độ đào tạo:• • •

+ Tiến sỹ: 2 người chiếm 3,51%;

+ Thạc sỹ: 24 người chiếm 42,10% + Đại học: 31 người chiếm 54,39%

Thông qua khảo sát, tác giả thấy rằng hầu hết kinh nghiệm công tác của các kiểm toán viên nội bộ trong lĩnh vực kiểm soát, kiểm toán nội bộ trước khi công tác tại Ngân hàng Nhà nước là dưới 01 năm, điều này ảnh hưởng nhiều đến độ nhạy trong quá trình thực hiện công việc kiểm toán nội bộ, khả năng xét đoán hệ thống kiểm soát nôi bô của đơn vi đươc kiểm toán.

Bảng 3.4: Đánh giá bản chất công việc kiểm toán nội bộ Bản chất công viêc kiểm toán nôi bô mà

anh/chị đang ỉàm

Mức độ đánh giá (%)

(1) (2) (3) (4) (5)

Công việc cho phép sử dụng tốt các năng lực cá

nhân 0 18,5 25,9 44,4 7,4

Công việc có nhiều thách thức, có tính mới 11,1 37,1 29,6 22,2 0 Công việc có quyền hạn và trách nhiệm phù hợp 0 0 0 48,1 59,3 Khi công việc hoàn thành tốt sẽ được khen

thưởng kịp thời 0 29,6 55,6 14,8 0

Làm việc đúng chuyên môn được đào tạo 0 0 0 11,1 88,9

(Nguôn: Khảo sát của tác giả)

Phần lớn, các kiểm toán viên cho rằng công việc cho phép sử dụng tốt các năng lực cá nhân một cách tương đối, có nghĩa là các kỹ năng của kiểm toán viên chủ yếu do tích lũy trong quá trình hoàn thiện của mỗi cá nhân. Công việc kiểm toán nội bộ về cơ bản không có quá nhiều thách thức và tính mới, công việc cơ bản theo quy trình, được lặp lại ở mỗi đợt kiểm toán. Điều này vừa là ưu điểm cho các kiểm toán viên “tay quen” trong thực hiện nhiệm vụ của mình, cũng vừa là nhược điểm của bộ phận kiềm toán nội bộ, do không có nhiều tính mới và thách thức sẽ làm giảm tính sáng tạo, tâm lý ngại thay đối, ngại tiếp thu cái mới dần dần “thấm” vào suy nghĩ của mỗi kiếm toán viên.

Hầu hết các kiểm toán viên được hỏi đều cho rằng công việc có quyền hạn và trách nhiệm phù hợp với mỗi cá nhân, chúng tỏ công việc này không đòi hỏi, yêu cầu quá cao. Tuy nhiên, mức độ đánh giá sự phù hợp về quyền hạn và trách nhiệm chưa thống nhất cao.

Kết quả khảo sát cho thấy đánh giá về việc khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ không khen thưởng kịp thời, với tỷ lệ chỉ có 14,8% xác định là có sự khen thưởng cơ bản kịp thời. Đây cũng là điểm phù hợp với tính chất công việc thuộc khu vực công khi mà mọi sự đánh giá khen thưởng hay thu nhập phàn lớn phụ thuộc vào hệ số lương hay nói cách khác là kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này.

về chuyên môn được đào tạo, 88,9% số được hỏi khẳng định đã đúng chuyên môn đào tạo về kế toán - kiểm toán, tài chính - ngân hàng; tuy nhiên một số cán bộ học chuyên ngành tin học hay xây dựng cơ bản còn lăn tăn về việc công việc kiểm toán nội bộ chưa thực sự đảm bảo một cách đầy đù chuyên ngành được đào tạo, do vậy đối với đối tượng này cần được thường xuyên quan tâm bằng các buổi trao đồi chuyên môn, được cử đi đào tạo chuyên sâu về kiểm toán nội bộ.

Bởi vậy, tác giả tiếp tục mở rộng khảo sát về mức độ hài lòng đối với công việc kiểm toán nội bộ, kết quả như sau:

Bảng 3.5: Đánh giá mức độ hàỉ lòng vói công việc kiểm toán nội bộ

Bản chất công viêc kiểm toán nôi bô mà anh/chị đang làm

Mức độ đánh giá (%)

(1) (2) (3) (4) (5) Hài lòng về mức thu nhập của công việc này. 0 33,3 55,6 11,1 0 Hài lòng về đào tạo và thăng tiến trong công việc này. 11,1 37,1 29,6 7,4 0 Hài lòng về điều kiện làm việc và phúc lợi có

được từ công việc này. 0 0 3,7 44,4 51,9

Hài lòng về mức độ hỗ trợ, sự tôn trọng, tin cậy

và thái đô của lãnh đao.• • 0 0 22,3 44,4 33,3

Hài lòng về sự phối hợp công việc, quan tâm chia sẻ khó khăn trong công việc và cuộc sống của

đồng nghiệp. 0 0 0 37 63

(Nguôn: Khảo sát của tác giả)

Khi được hởi vê mức thu nhập của công việc kiêm toán nội bộ, hâu hêt các KTVNB đều chưa hài lòng với mức thu nhập được nhận. Hiện nay các KTV nhận lương theo ngạch, bậc, chức vụ; ngoài ra thì có khoản công tác phí (trong trường hợp đi Đoàn kiềm toán); một số cán bộ thực hiện kiềm soát tiêu hủy tiền sẽ có thêm phụ cấp độc hại. Tất cả các khoản thu nhập trên theo đánh giá của các KTV chưa đáp ứng với khối lượng, tần suất và thời gian mà công việc KTVNB đòi hởi.

Tương tự như vậy, về mức độ hài lòng với việc được đào tạo và có cơ hội thăng tiến, chỉ có 7,4% số được hỏi cơ bản hài lòng, số còn lại chưa thấy hài lòng với nhu cầu đào tạo và cơ hội được phát triển trong nghề nghiệp. Đây cũng là đặc điểm cố hữu của khu vực công, khó có thể thay đổi.

về điều kiện làm việc và phúc lợi từ công việc này, phần lớn KTVNB được hỏi cho rằng đã được trang bị đầy đủ thiết bị làm việc, cơ sở vật chất; được tiếp cận hồ sơ, tài liệu có liên quan đế thực hiện việc kiểm toán; được quan tâm về đời sống tinh thần như các hoạt động tập thể, các lễ kỉ niệm, thăm hỏi tứ thân phụ mẫu. Điều này thế hiện vai trò của tổ chức công đoàn cùa NHNN; đồng thời, khi hài lòng với điều kiện phúc lợi mà NHNN mang lại, các KTVNB sể không làm cản trở hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán;

về mức độ hỗ trợ, sự tôn trọng, tin cậy và thái độ của lãnh đạo, có 33,3% hoàn toàn đồng ý với thái độ và phong cách làm việc cùa lãnh đạo, 44,4% cơ bản đồng ý và 22,3% trung lập với câu hỏi này. Điều này cho thấy mối quan hệ phối hợp công tác giữa lãnh đạo và nhân viên hay trong cuộc kiểm toán là mối quan hệ giữa Trưởng đoàn kiếm toán và các KTVNB mới chỉ xuất phát từ một phía chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo mà thiếu đi sự trao đổi, phối hợp, báo cáo từ các KTVNB. Điều này có thể làm giảm tính độc lập, trung thực, khách quan, giữ bí mật nhà nước và bí mật của đơn vị được kiểm toán; J

về sự phối hợp công việc, quan tâm chia sẻ khó khăn trong công việc và cuộc sống của đồng nghiệp, 63% hoàn toàn hài lòng với sự quan tâm và phối hợp công tác của đồng nghiệp.

3.2.2.5. về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiếm toán

Trong những năm trở lại đây, Vụ KTNB luôn coi trọng công tác tăng cường

ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiêm toán nhăm nâng cao chât lượng, hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ NHNN, nhờ sự hỗ trợ của Cơ quan phát triển quốc tế Canada (CĨDA), Kiểm toán nội bộ NHNN đã chính thức triển khai kiểm toán trên phần mềm Quản lý hoạt động kiểm toán nội bộ (TEAMMATE). Việc thực hiện kiểm toán nội bộ trên phần mềm TEAMMATE đã tăng cường hiệu quả công tác kiểm toán trong việc ghi chép, lưu trữ, tra cứu hồ sơ kiểm toán; thực hiện thẩm định trực tuyến nhằm tăng cường giám sát chất lượng kiểm toán đối với các đoàn kiểm toán và theo dõi trực tuyến việc thực hiện kiến nghị kiềm toán của các đơn vị.

Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ, tiếp cận với chuẩn mực kiểm toán quốc tế cũng như học hỏi kinh nghiệm về kiếm toán nội bộ NHTW các

Một phần của tài liệu Kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 63)