Về nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần phát triển đại dương (Trang 92)

Công ty cần cơ cấu lại nguồn vốn để họp lý hơn với tình hình kinh doanh hiện tại.

Hiện nay cơ cấu vốn chủ sở hữu rất thấp so với nguồn vốn đi vay. Hơn nừa, nguồn

vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh cũng không cao. Cho đến thời điểm hiện tại, nguồn vốn tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp chính là nguồn vốn kinh doanh. Nó

chính là nguồn sống của doanh nghiệp.

Ngoài việc huy động tăng vốn chủ sở hừu thì doanh nghiệp nên sử dụng một

phần vốn vay cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể tự chủ động trong việc sử dụng vốn và xác định hiệu quả cùa nó.

Khi quy mô kinh doanh chưa tăng, doanh nghiệp cần cân nhắc giữa việc đầu

tư mua sắm mới tài sản cố định với việc sử dụng hiệu quả các tài sản cố định đang

sẵn có. Tránh đầu tư vào tài sản dài hạn tràn lan gây lãng phí và sẽ làm giảm hiệu

quả của nguồn vốn.

4.2.3, Căn đôi dòng tiên , đảm bảo thu chi một cách hợp lý

Theo số liệu trên báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Phát triển Đại Dương

ta thấy các khoản nợ phải tính đến cuối năm tài chính gần như bằng không. Việc thanh toán nợ phải trả như vậy thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp rất tốt. Tuy nhiên dòng vốn của công ty không lớn, công ty lại chú trọng vào thanh toán các khoản nợ phải trả thì điều đó sẽ làm giảm khoản chi cho các khoản đầu tư. Hơn

nữa trong các năm 2018, 2019, 2020 Công ty vẫn đang liên tục vay nợ. Năm 2018

vay nợ nhận được 1.069 tỷ đồng, năm 2019 vay nợ nhận được là 122 tỷ đồng, năm

2020 vay nợ nhận được là 44.5 tỷ đồng.

Phần lớn tiền đi vay công ty dùng cho hoạt động góp vốn, tuy nhiên đế tự chủ

tài chính và luân chuyển dòng vốn một cách hợp lý công ty cần cân nhắc lại các

khoản chi tiêu, đặc biệt là việc chi trả cho nhà cung cấp một cách hợp lý. Việc hoàn toàn dùng tiền vay vào hoạt động đầu tư là một việc làm vô cùng mạo hiểm. Dù sự

công ty đã có những tính toán hết sức chặt chẽ trong việc dùng tiền vay làm tiền góp vốn nhưng những tác động khách quan ngoài tầm kiểm soát là vô cũng lớn và đem lại những rủi ro không lường trước được.

Cân đối giữa việc chi trả công nợ với việc vay vốn sẽ giúp công ty giảm thiểu được chi phí lãi vay, giúp tăng hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận.

4.2.4. Quản chặt chẽ việc sử dụng tài sản để nâng cao hiệu quả kinh doanh

- về tài sản ngắn hạn

Công ty quản lý tài sản ngắn hạn khá tốt.

Hàng tồn kho gần như không tồn đọng, việc dứt điểm bán ra các sản phẩm

bất động sản và cho thuê các công trình phụ trợ đều được tiến hành trôi chảy. Tuy nhiên trong giai đoạn 2018-2020 lượng dự án hoàn thành và bán ra không lớn. Nếu giữ nguyên năng lực bán hàng như thời điểm 2018-2020 trong tình hình kinh doanh mới và những mục tiêu mới thì công ty cần phải chú trọng hơn

trong công tác quản lý tốc độ bán ra của sản phấm cũng như việc cho thuê các sản phẩm mà công ty đang đặt mục tiêu.

Năng lực của thời điểm hiện tại chỉ có thế đáp ứng tốt với tình hình kinh

doanh hiện tại. Khi bối cảnh thay đổi với mục tiêu mới thì kéo theo hàng loạt các

thay đôi đê thích nghi với tình hình mới. Nêu năng lực đó không được cải thiện cho phù hợp thì sản phẩm tạo ra thêm sẽ rất khó có thể tiêu thụ và sẽ gây ứ đọng hàng tồn kho gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Tương tự với việc quản lý các khoản phải thu ngắn hạn, với tình hình kinh doanh hiện tại, lượng tồn phải thu theo số liệu báo cáo là không lớn. Năm 2018 phải thu ngắn hạn tồn đến cuối năm tài chính là 4.5 tỷ, năm 2019 tồn 2.8 tỷ, và năm 2020

tồn là 1.6 tỷ. Việc thu hồi các khoản nợ ngắn hạn đang đáp ứng khá tốt với tình hình

kinh doanh hiện tại của Công ty. Tuy nhiên cũng tương tự như hàng tồn kho thì

năng lực này cũng đang bị giới hạn ở quy mô hạn chế. Khi công ty bước sang giai đoạn phát triển mới, lượng khách hàng sẽ nhiều hơn và đa dạng hơn, công tác quản

lý khoản phải thu sẽ trở lên khó khăn hơn rất nhiều so với giai đoạn hiện tại. Công ty cần có bước chuẩn bị thật kỹ lường về mọi mặt cho khâu quản lý phải thu ngắn hạn như: Cải tiến các chính sách khách hàng, các điều kiện hợp đồng cần được quy định chặt chè hơn, nhân viên quản lý khách hàng Cần được đào tạo lại để thích nghi với tình hình mới, sử dụng công nghệ hiện đại trong việc quản lý khách hàng....

- về tài sản dài hạn

Các khoản phải thu dài hạn nội bộ và các khoản phải thu dài hạn khác nằm trong cơ cấu nợ dài hạn của công ty và nó cũng chiếm một tỷ trọng không lớn. Tài

sản cố định đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản dài hạn của công ty. Do vậy, việc quản lý tài sản cố định đặt một vấn đề khá cấp bách.

Các tài sản của công ty hiện đang tản mạn ở các dự án của công ty. Một phần hạng mục thực hiện các dự án công ty thuê nhà thầu và một phần việc của các dự án

công ty vẫn tự thực hiện do vậy việc phân bố sử dụng tài sản cần được quản lý chặt chẽ. Các tài sản được điều động đến công trường do nhân viên tại các công trường trực tiếp

quản lý. Việc đảm bảo thực hiện các hoạt động của tài sản hiện đang vẫn lỏng lẻo, công

tác quản lý đảm bảo tài sản chưa được chú trọng dẫn đến hiệu quả hoạt độn cảu tài sản chưa cao. Hon nữa việc bảo trì bảo dưỡng máy móc cũng có một quy chế chặt chẽ hơn. Hiện nay công tác quản lý tài sản cố định công ty do phòng hành chính đảm trách.

Lượng đâu tài sản khá nhiêu mà đội ngũ nhận viên hành chính thì rât bận rộn và không

thường xuyên tiếp xúc với tài sản. Việc báo cáo về tài sản đều thông qua các bộ phận tại

công trường sẽ dẫn đến số liệu báo cấo về tài sản không khách quan.

Công ty cần đưa ra các quy định mới về quản lý và sử dụng tài sản. Phòng

hành chính cần kết hợp với phòng kế toán kê khai và kiểm kê đánh giá tài sản cố định thường xuyên hơn nhằm đưa ra các thông tin chính xác về số lượng, tình trạng tài sản một cách kịp thời và chính xác. Tránh để tình trạng báo cáo thiếu chính xác gây hậu quả cho hoạt động kinh doanh của Công ty.

Các tài sản hiện nay với mức giá trị không đồng nhất do vậy các tài sản rất ít

được mua bảo hiểm. Điều này mang lại rủi ro khá lớn cho công ty. Hoạt động tại công trường có nhiều biến cố khó lường. Hơn nữa, các tài sản cũng phải di chuyển

từ nơi này sang nơi khác thường xuyên và việc bảo vệ tài sản tại các công trường còn nhiều bất cập. Bở một khoản đầu tư mua bảo hiềm giúp công ty san sẻ được rất nhiều rủi ro cho hiện tại và cho cả tương lai.

4.2.5. về hiệu quả sử dụng vốn

Đe cải thiện hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần chú trọng vào tăng số vòng quay tài sản và tăng sức sinh lời của doanh thu thuần và tăng

lợi nhuận. Giai đoạn 2018-2020 doanh thu của công ty chủ yếu từ việc bán và cho

thuê các công trình phụ trợ. Doanh thu thu được từ hoạt động đầu tư gần như chưa có. Sự kỳ vọng của công ty về lợi ích của hoạt động đầu tư trong tương lai của công ty là quá lớn. Điều này thực sự là chưa cân đối. Với các định hướng phát triển kể trên, việc mở rộng quy mô kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm và tìm kiểm thị trường tiềm năng đều có tác động làm tăng doanh thu. Tuy nhiên đề đạt được những điều đó đòi hởi doanh nghiệp phải có những việc làm cụ thế. Doanh nghiêp cần phải có những thay đổi lớn về mọi mặt như tăng vốn cho kinh doanh, mờ rộng đầu tư

sang các lĩnh vực kinh doanh bất động sản khác đặc biệt là những sản phẩm bất động sản đang có nhu cầu cao trên thị trường.

Các dự án bất động sản của doanh nghiệp hiện nay còn rất nhỏ lẻ, chưa tạo ra

được tiếng vang lớn và chưa được nhiều người biết đến. Vì vậy công tác quảng bá

thương hiệu rât cân được chú trọng khi doanh nghiệp tiên hành tăng quy mô của mình. Bên cạnh các giải pháp về doanh thu thì doanh nghiệp cần thắt chặt hơn các khoản chi phí đặc biệt là về giá vốn. Công tác quản lý giá vốn hiện nay tại doanh

nghiệp còn lỏng lẻo dẫn đến tình trạng giá vốn bất động sản của doanh nghiệp rất cao. Ngoài công tác quản lý tài sản ngắn hạn và quản lý tài sản dài hạn kể trên thì quản lý về

nhân công, về vật tư nguyên liệu cũng phải được quan tâm đặc biệt, cỏ như vậy doanh

nghiệp với giảm thiểu được chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

4.2.6. về công tác quản

Công tác quản lý có tính chất quyết định đến sự thành công hay thất bại của

một doanh nghiệp. Quản lý không tốt, mọi hoạt động sẽ không thế đi vào quỹ đạo.

Với tình hình kinh doanh hiện tại, doanh nghiệp cần cải cách lại bộ máy hoạt

động của mình tiến tới một bộ máy tinh gọn nhưng hoạt động hiệu quả.

Đội ngũ nhân viên và ban lãnh đạo cũng luôn luôn phải trau dồi kiến thức, nâng cao trinh độ nghiệp vụ chuyên môn. Đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo là đội ngũ đi

đầu dẫn dắt mọi hoạt động của công ty. Đội ngũ lãnh đạo là người đề ra các chính sách và định hướng hoạt động của doanh nghiệp do vậy ngoài khả năng nhạy bén,

nắm bắt các vấn đề tốt thì đội ngũ lãnh đạo phải có tầm nhìn xa, trông rộng để định hướng cho doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh vững mạnh trên thị trường.

Phải có công tác chuẩn bị thật tốt khi doanh nghiệp tiến hành mở rộng quy mô

kinh doanh như chuẩn bị nhân sự, chuẩn bị nguồn vốn, tìm hiểu thị trường, tìm hiểu đối tác và đặc biệt là các chính sách pháp luật liên quan.

Hiện nay công tác hạch toán kế toán tại doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Các

khoản mục chi phí còn chưa cân đối vì vậy cần phải cải cách lại công tác hạch toán

kế toán. Bên cạnh đó việc sử dụng nguồn vổn chưa hợp lý và mang tính rủi ro cao là

một phần rất đáng lưu ý trong giai đoạn hiện nay.

Với các đối tác, doanh nghiệp cần cải thiện các chính sách đối với nhà cung cấp đặc biệt trong khâu đàm phán về giá cả và điều kiện thanh toán. Phải tìm hiểu

thật kỹ về đối tác, có sự so sánh giữa các đối tác khác nhau trong cùng một lĩnh vực mà họ cung cấp để doanh nghiệp có thể tìm ra được đối tác nào phù hợp và mang lại

nhiều lợi ích nhất cho mình.

Trên đây là các giải pháp được đưa ra nhăm cải thiện tình hình hình tài chính

tại doanh nghiệp. Mỗi giải pháp đều có tính ứng dụng riêng của nó, tuy nhiên các giải pháp cũng có sự đan xen với nhau. Đe có được hiệu quả nhất trong công tác cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp thì các giải pháp phải được vận dụng linh hoạt và kết hợp chặt chẽ với nhau, giải pháp này sẽ tương trợ và thúc đẩy giải pháp

kia và ngược lại.

Đe thực hiện được các mục tiêu của định hướng phát triển bắt buộc doanh nghiệp phải xây dựng được một nền tài chính vừng mạnh. Các giải pháp nếu được

thực hiện tốt sẽ phát huy hết được những mặt mạnh mà doanh nghiệp đang có đồng thời hạn chế được các mặt yếu và tiến tới một nền tài chính hoàn hảo và giúp doanh nghiệp phát triển hơn.

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Vói các CO' quan nhà nước

Đe doanh nghiệp có thể ổn định và phát triển thì chính sách pháp luật của nhà nước cũng phải hợp lý và ổn định. Hiện nay các chính sách pháp luật còn nhiều kẽ

hở và chưa ốn định khiến cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bất động sản nói riêng còn gặp nhiều khó khăn trong cơ chế chính sách. Để tạo ra một

môi trường bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp thì các chính sách pháp luật phải đưa ra một cách chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc. Các chế tài xử phạt phải thật sự

nghiêm minh để tránh tình trạng nhiều doanh nghiệp lợi dụng các kẽ hở và làm sai ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế xã hội và gây ra sự cạnh tranh không lành

mạnh trên thị trường. Khi các chính sách pháp luật đã được đưa ra thì phải không có ngoại lệ. Tuy nhiên ở Việt Nam ta thỉ điều đó chưa được chặt chẽ.

về chính sách kế toán, tiến tới nước ta áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế cho lĩnh

vực kế toán. Mặc dù đã có lộ trình áp dụng rõ ràng, tuy nhiên để thực hiện được điều đó còn rất nhiều nhũng khó khăn và thách thức, cần đào tạo đội ngũ cán bộ thuế có trình độ

nghiệp vụ chuyên môn giỏi để khi áp dụng chuẩn mực mới họ có thể sẵn sàng là cánh tay đắc lực hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi chính sách kế toán của mình. Hiện nay việc quản

lý số liệu báo cáo của các doanh nghiệp chưa chặt chẽ. Cơ quan nhà nước cần kết họp

với các đơn vị cung ứng dịch vụ kiêm toán đê thông nhât sô liệu báo cáo. Tránh tình

trạng báo cáo với cơ quan thuế một số liệu và với kiểm toán một số liệu.

về các chính sách quy hoạch đất đai, nhà nước phải đưa ra các chính sách rõ

ràng và các chế tài nghiêm minh. Như thời gian qua, các dự án bất động sản rất nhiều nhưng việc thực hiện thì trì trệ và kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự

phát triến chung của nền kinh tế và cuộc sống của người dân. Các dự án đưa ra phải

có thời gian thực hiện rõ ràng, phải có các chế tài phạt thật nặng với các doanh nghiệp cố tình ì trệ. Có các dự án kéo dài rất nhiều năm mà không thực hiện hoặc

thực hiện chỉ đế làm cái cớ là có thực hiện và cố tình giữ đất.

Phát triển các dự án bất động sản cũng phải đi đôi với cân đối các vấn đề môi

trường. Hiện nay, cơ quan nhà nước cho phê duyệt hàng loạt các dự án bất động sản nhưng chưa thực sự quan tâm đến cân bằng về vấn đề môi trường tổng thể. Các dự án quy hoạch khi được cấp phép phải được đánh giá trên diện rộng về vấn đề môi

trường. Như hiện nay việc phát triến các dự án bất động sản tràn lan dẫn đến việc trời vừa mưa đô thị đã ngập lụt. Đây là kết quả của việc ồ ạt phát triển các dự án bất động sản mà chưa để ý đến những tác động tiêu cực về môi trường của nó.

4.3.2 Đối với các tố chức khác

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, Công ty cố phàn Phát triển Đại Dương cũng đã có nhiều đóng góp cho nền kinh tế xã hội, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra các sản phẩm bất động sản phục vụ nhu cầu của thiết yếu

của người dân và làm đẹp cho đất nước. Dù còn rất nhiều khó khàn nhưng Công ty vẫn luôn hướng tới các mục đích tốt đẹp, hướng tới sự phát triển toàn diện, bền

vững và làm giàu mạnh cho đất nước. Do vậy Công ty rất mong được sự ủng hộ của

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần phát triển đại dương (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)