Dự báo tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần phát triển đại dương (Trang 43)

1.4.1. Khái niệm ỷ nghĩa của dự báo tài chính

1.4.1.1. Khái niệm

Dự báo tài chính là một quá trình nhìn nhận và xem xét tình hình hoạt động kinh doanh trong quá khứ, tại thời điểm hiện tại và đưa ra các số liệu và đánh giá về

tình hình tài chính doanh nghiệp trong tương lai và nó được đặt trong những điều

kiện nhât định. Dự báo tài chính thê hiện hâu hêt thông qua hệ thông báo cáo tài chính dự báo và các hệ số tài chính dự báo của doanh nghiệp.

1.4.1.2. nghĩa của dự báo tài chính

Phân tích báo cáo tài chính cho chúng ta nhìn thấy rõ nét tình hình hoạt động

hiện tại của doanh nghiệp thì dự báo tài chính là một bước tiếp theo và không thể

thiếu trong phân tích tài chính bởi dự báo báo cáo tài chính trước hết ta căn cứ vào

những số liệu mới phân tích được và dựa vào những thông tin thu thập được trong

quá khứ và tương lai để đưa ra các dự báo cho tỉnh hình tài chính trong tương lai.

Dự báo tài chính giúp chỉ đường cho các quyết định của nhà lãnh đạo, giúp họ có thể đưa ra các quyết sách phù hợp để có được kết quả kinh doanh như mong muốn. Nó như kim chỉ nam cho mọi hoạt động kinh doanh sắp tới của doanh nghiệp. Họ cần phải đấy mạnh hay cắt giảm hoạt động gì cho phù hợp với tình hình kinh doanh của họ.

Dự báo tài chính giúp cho các nhà đầu tư có thế nhìn thấy cơ hội của mình trước khi họ có quyết định đầu tư. Dự báo tài chính cho các nhà đầu tư thấy được

tiềm năng của doanh nghiệp nơi mà họ định bỏ vốn của mình vào. Các chỉ tiêu của dự báo tài chính là căn cứ vô cùng ý nghĩa cho quyết định của nhà đầu tư. Khi khả năng phân tích và dự báo có tính chính xác cao thì dự báo tài chính chính là thước

đo cho các doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.

Đối vói các nhà kinh doanh tài chính, dự báo tài chính giúp họ thấy thấy rõ được khách hàng của mình, giúp họ có chính sách phù hợp với các khách hàng hiện tại và

tương lai. Nếu khách hàng hiện tại có dự báo tài chính không tốt họ sè có chính sách siết chặt và đưa ra các chính sách phù họp để có thể thu hồi nợ đủng hạn. Với khách hàng tương lai, họ sẽ lựa chọn được ai là đối tác nên xuất tiền cho vay, đối tác nào không.

Dự báo tài chính còn giúp cho các nhà quản lý thấy được doanh nghiệp nào là tiềm năng đế phát triển, doanh nghiệp nào cần phải giải thể hay sát nhập, doanh nghiệp nào có thể mua lại để có được kết quả kinh doanh hiệu quả nhất.

1.4.2. Quy trình lập dự báo tài chính

Quy trình lập dự báo tài chính gồm 3 giai đoạn

Giai đoạn 1: Căn căn cứ vào kết quả cùa phân tích tài chính và dự báo tài

chính đên thời điêm hiện tại, người lập dự báo cân thu thập và phân tích thêm các

thông tin cần thiết đế phục vụ cho quá trình dự báo tài chính của mình. Thông tin có

ở rất nhiều nguồn khác nhau tuy nhiên nhà dự báo phải thu thập đầy đủ các thông tin cả trong và ngoài doanh nghiệp để có được thông tin đầy đủ nhất.

Giai đoạn 2: Tiến hành lập dự báo. Người lập dự báo căn cứ vào dữ liệu thông

tin và những phân tích ban đầu để dựng lên một dự báo báo cáo tài chính hoàn chỉnh. Đe xây J dựng được một dự báo báo cáo tài chính có tính xác thực và đạt hiệu

quả cao thì người lập dự báo trước hết phải là người có cái nhìn bao quát và am hiếu

về tài chính doanh nghiệp cũng như những nhạy bén trong tiếp cận và phân tích

thông tin kinh tế, chính trị pháp luật. Bên cạnh những tiềm năng kinh tế của doanh nghiệp sẵn có thì những tác động của môi trường bên ngoài cũng ảnh hưởng to lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Như chúng ta thấy, khi hiệp định EVFTA được ký kết đó là cơ hội của rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu được hường lợi từ chính sách này, tuy nhiên cũng có những doanh nghiệp ngậm ngùi vì chính

sách cũng mở đường cho các doanh nghiệp ngoài nước vào cạnh tranh ở thị trường nội địa.

Giai đoạn 3: Hoàn thành dự báo

Đe hoàn thành dự báo trước hết ta phải kiểm tra kết quả của dự báo so với mục

tiêu ban đầu., kiểm tra mức độ họp lý của các giả thuyết được đưa ra để dự báo đồng

thời kiểm tra tính chính xác những uư điểm và hạn chế của các thông tin sử dụng.

Dự báo tài chính cần được đưa ra trong nhiều kịch bản khác nhau đế đảm bảo

mức độ biến động của thị trường. Những kịch bản ấy giúp kết quả dự báo linh hoạt hơn với những biến động cùa thị trường.

1.4.3. Phương pháp dự báo tài chính dựa theo phần trăm trên doanh thu

Phương pháp này bao gồm 6 bước: 1. Xác định tỷ lệ tăng doanh thu

2. Xác định các chỉ tiêu liên quan khi doanh thu thay đổi

3. Tính toán các số liệu biến đổi và lập bảng dự báo kết quả kinh doanh

4. Lập bảng dự báo cân đối kế toán, căn cứ kết quả kinh doanh dự báo bước trên để cân đối tài chính.

5. Điêu chinh dự báo sao cho phù hợp

6. Lập dự báo báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

1.4.3.1. Xác định tỷ lệ tăng doanh thu

a. Các yếu tố tác động đến doanh thu trong thòi gian dự báo.

Triển vọng phát triển của nền kinh tế: Khi nền kinh tể phát triển, các lĩnh vực

kinh tế đều lên một tầm mới, chúng tác động tương hỗ lẫn nhau và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Đặc biệt một số ngành nghề đặc thù khi nền kinh tế phát triển

nhanh. Ví dụ công nghệ thông tin, nền kinh tể phát triển gắn chặt với ứng dụng

công nghệ thông tin vì vậy mà các hãng điện tử cũng như các lĩnh vực liên quan đến

công nghệ thông tin phát triển rất mạnh.

Thị phần và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng tác động đến doanh thu trong tương lai. Một doanh nghiệp vốn đã có vị thế nhất

định trên thị trường việc ốn định và tăng trưởng doanh thu sẽ không quá khó khăn

so với những doanh nghiệp yếu thế hơn. Tuy nhiên trong dự báo doanh thu thì với

con mắt tinh tế của người dự báo họ sẽ nhìn ra được với tiềm lực của doanh nghiệp đang được dự báo thì triển vọng của họ sẽ ra sao dù doanh nghiệp đó đang là doanh nghiệp có thị phần và khả năng cạnh tranh cao hay thấp.

Người lập dự báo tài chính cần chú ý đến chính sách giá cả của bản thân doanh nghiệp được dự báo cũng như chính sách giá của các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Chính sách giá cũng có ảnh hưởng to lớn đối với doanh thu của doanh nghiệp trong tương lai. Nếu chính sách giá của doanh nghiệp chưa phù hợp với thị trường rất có thế nó sẽ dẫn đến hậu quả làm giảm doanh thu của doanh nghiệp.

b. Cách thức dự báo doanh thu

Dự báo doanh thu cần bắt đầu từ việc xem xét đánh giá tình hình thực hiện doanh thu của doanh nghiệp trong những thời kỳ trước đó, thông thường, xem xét

doanh thu trong khoảng từ 3 - 5 năm trước đó.

Cần phân tích đánh giá mức độ tăng giảm doanh thu và nguyên nhân dẫn đến

sự tăng giảm đó trên cơ sở đó xác định tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của doanh thu.

Tính toán, xem xét tôc độ tăng trưởng của thời kỳ đà qua và dự kiên cho kỳ sắp tới cho từng loại sản phẩm. Trên cơ sở đó, tập hợp đánh giá và điều chỉnh để đưa ra dự báo doanh thu của toàn bộ doanh nghiệp.

ỉ.4.3.2 Dự kiến tỷ lệ các chỉ phí trên doanh thu

Sau khi xác định được tỷ lệ phần trăm tiến hành dự báo doanh thu cho năm tới, doanh nghiệp cần xác định tỷ lệ phần trăm của các chi phí (giá vốn hàng bán,

chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí lãi vay...) với doanh thu

dự báo, thông thường tỷ lệ dự báo dựa vào các tỷ phần trong nhừng kỳ trước.

1.4.3.3 Lập dự báo kết quả kinh doanh

Sau khi đã xác định được đầy đủ các yếu tố về doanh thu và chí phí, người lập dự • báo tiến hành lập• Ẵ dự báo kết quả kinh • 1 doanh sơ bộ• theo số liệu đà xác• định•• được

1.4.3.4 Lập bảng cân đối kế toán dự báo

a. Dự kiến nhu cấu tài sản tăng thêm

Lập dự báo Bảng cân đối kế toán theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu dựa trên

cơ sở nguyên lý mối liên hệ giữa doanh thu và tài sản, tài sản và nguồn tài trợ để cân đối với nhu cầu. Đe tăng doanh thu đòi hỏi phải gia tăng tài sản tương ứng tạo ra nền tảng cho việc tăng doanh thu.

Tài sản lưu động nhìn chung thay đổi tương ứng với doanh thu: Khi có sự biển động về doanh thu thì thông thường lập tức kéo theo sự biến động vốn bằng tiền,

khoản phải thu và hàng tồn kho.

Tài sản cố định sẽ không nhất thiết phải thay đối tương ứng với tốc độ tăng

doanh thu (đặc biệt là khi công ty hoạt động chưa huy động tối đa công suất năng lực sản xuất hiện có)l

b. Dự báo vê nguôn tài trọ’ và cân đôi nhu câu vôn

Khi tài sản tăng lên thì nợ và vốn chủ sở hữu cũng tăng lên. số tài sản tăng thêm sẽ được tài trợ bàng những phương thức nhất định.

Số vốn thiếu hụt trước tiên sẽ được bù đắp bởi các khoản phải trả nhà cung cấp và các khoản nợ phải trả khác phát sinh tự động có tính chất chu kỳ.

Nếu vẫn chưa đủ, số vốn thiếu hụt đó sẽ được tài trợ từ nguồn vốn bên ngoài

băng cách vay vôn hoặc phát hành thêm cô phiêu thường bán ra công chúng... tùy thuộc vào các chiến lược tài trợ của doanh nghiệp.

1.4.3.5 Lập dự báo lưu chuyên tiền tệ

a. Dự báo dòng tiền vào

Dòng tiền vào bao gồm toàn bộ các khoản thu tiền trong một giai đoạn tài chính nhất định cùa doanh nghiệp (thu từ hoạt động kinh doanh như thu từ bán hàng, cho thuê, ..thu từ hoạt động tài chính, thu từ hoạt động đầu tư...)

b. Dòng tiền ra

Dòng tiền ra là toàn bộ số tiền thực chi của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo như

các khoản chi trả hoạt động (trả lương, nộp thuế, bảo hiểm, chi hoạt động thường

xuyên, chi trả đối tác...), các khoản chi đầu tư như đầu tư vào mua cổ phần, đầu tư vào công ty con, mua sắm tài sản cố định ..., chi các khoản tài chính như trả các khoản lãi vay.

c. Lập dự báo lưu chuyên tiền tệ

Căn cứ vào dòng tiền vào, dòng tiền ra đã xác định được doanh nghiệp dự báo dòng tiền ròng, qua đó cùng với số dư tiền cuối kỳ và nhu cầu tiền tối thiểu, doanh nghiệp lập dự báo lượng tiền sẽ bị thiếu hoặc thặng dư.

Khi thấy tiền cuối kỳ xác định được nhỏ hơn nhu cầu tiền tối thiểu thì doanh nghiệp phải huy động nguồn tài trợ. Cách tài trợ vốn phố biến đối với lượng tiền thiếu hụt của doanh nghiệp là đi vay hoặc phát hành trái phiếu ngắn hạn ngược lại, doanh nghiệp thặng dư tiền. Lượng tiền thặng dư có thể được giả đế chi trả tiền lãi

vay, trả đối tác, hay mua cồ phiếu có tính thanh khoản....

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúư

2.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu

Đe tiến hành phân tích báo cáo tài chính trước hết người phân tích phải thu thập dữ liệu, các tài liệu liên quan đến báo cáo tài chính cần phân tích.

về mặt lý thuyết, người phân tích có thể tìm kiếm tài liệu ở các sách tham

khảo, các bài giảng liên quan phân tích tài chính, các tài liệu chuyên ngành hoặc từ

các đề tài khoa học...

về dữ liệu, người phân tích có thể đến trực tiếp để thu thập tại nội bộ doanh nghiệp như tại phòng tài chính kế toán, phòng đầu tư, phòng kinh doanh đề xin tài

liệu và quan trọng nhất là dữ liệu về báo cáo tài chính tại những năm cần phân tích. Có thể tìm hiểu cả những kết quả đã phân tích của những năm trước đó.

Tìm hiểu về các cơ chế chính sách và pháp luật liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tìm hiểu về các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cùng ngành, cùng thời kỳ

và hệ thống chỉ tiêu trung binh ngành trên các trang web, báo chí và các phươn tiện truyền thông khác.

2.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin, dữ liệu

Sau khi thu thập được thông tin thì người phân tích tiến hành phân tích và xử

lý thông tin. Trước hết người phân tích phải kiểm tra lại toàn bộ thông tin mình thu

thập được, loại bỏ các thông tin, dữ liệu không cần thiết.

Xác định tính hữu ích của các thông tin, dữ liệu thu thập được. Sau đó tập hợp

và sắp xếp theo trình tự để tiện cho quá trình phân tích.

Người phân tích có thê sử dụng phân mêm hiện đại đê xử lý sô liệu nhưng cũng có thể dùng bảng tính excel để thực hiện.

Khi phân tích, phương pháp phân tích nhân tố là phương pháp được áp dụng khá phổ biến. Các kết quả cùa chỉ tiêu phân tích chịu ảnh hưởng của những nhân tố

z r r

nào. Xác định được các nhân tô ảnh hưởng đên chỉ tiêu phân tích sẽ giúp cho sô liệu

rõ ràng và ý nghĩa hơn. Giúp người phân tích đưa ra được những nhận định và đánh

giá chính xác về kết quả của các chỉ tiêu đồng thời đưa ra được các dự báo chính xác nhất.

2.3. Phương pháp so sánh

Đây là một trong những phương pháp được sử dụng phố biến trong phân tích

tài chính. So sánh cho ta thấy được cho chúng ta thấy được sự khác biệt, hay những nét riêng của đối tượng nghiên cứu đồng thời ta thấy được sự biến động của đối

tượng nghiên cứu theo xu hướng hay quy luật nào. Khi so sánh cần chú ý một số điểm sau

+ Điều kiện so• sánh được • của chỉ tiêu:

Chỉ tiêu nghiên cứu muốn so sánh được phải đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường.

+ Gốc so sánh:

Gốc so sánh được lựa chọn có thể là gốc về không gian hay thời gian, tuỳ thuộc vào mục đích phân tích, về không gian, có thề so sánh đơn vị này với đơn vị

khác, bộ phận này với bộ phận khác, khu vực này với khu vực khác... Việc so sánh

về không gian thường được sử dụng khi cần xác định vị trí hiện tại của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh, so với số bình quân ngành, bình quân khu vực...

Cần lưu ý rằng, khi so sánh về mặt không gian, điểm gốc và điểm phân tích có thể đổi chỗ cho nhau mà không ảnh hưởng đến kết luận phân tích, về thời gian, gốc so sánh được lựa chọn là các kỳ đã qua (kỳ trước, năm trước) hay kế hoạch, dự toán.... Cụ thể:

Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích, gốc so sánh

được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước (năm trước). Lúc này sẽ so sánh trị số chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với trị số chỉ tiêu ở

các kỳ gốc khác nhau;

Khi đánh giá tỉnh hỉnh thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, gốc so sánh là trị

số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích. Khi đó, tiến hành so sánh giữa trị số thực tế với

trị số kế hoạch của chỉ tiêu nghiên cứu.

Khi đánh giá vị thê của doanh nghiệp trong ngành, đánh giá năng lực cạnh

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần phát triển đại dương (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)