Phương pháp này bao gồm 6 bước: 1. Xác định tỷ lệ tăng doanh thu
2. Xác định các chỉ tiêu liên quan khi doanh thu thay đổi
3. Tính toán các số liệu biến đổi và lập bảng dự báo kết quả kinh doanh
4. Lập bảng dự báo cân đối kế toán, căn cứ kết quả kinh doanh dự báo bước trên để cân đối tài chính.
5. Điêu chinh dự báo sao cho phù hợp
6. Lập dự báo báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
1.4.3.1. Xác định tỷ lệ tăng doanh thu
a. Các yếu tố tác động đến doanh thu trong thòi gian dự báo.
Triển vọng phát triển của nền kinh tế: Khi nền kinh tể phát triển, các lĩnh vực
kinh tế đều lên một tầm mới, chúng tác động tương hỗ lẫn nhau và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Đặc biệt một số ngành nghề đặc thù khi nền kinh tế phát triển
nhanh. Ví dụ công nghệ thông tin, nền kinh tể phát triển gắn chặt với ứng dụng
công nghệ thông tin vì vậy mà các hãng điện tử cũng như các lĩnh vực liên quan đến
công nghệ thông tin phát triển rất mạnh.
Thị phần và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng tác động đến doanh thu trong tương lai. Một doanh nghiệp vốn đã có vị thế nhất
định trên thị trường việc ốn định và tăng trưởng doanh thu sẽ không quá khó khăn
so với những doanh nghiệp yếu thế hơn. Tuy nhiên trong dự báo doanh thu thì với
con mắt tinh tế của người dự báo họ sẽ nhìn ra được với tiềm lực của doanh nghiệp đang được dự báo thì triển vọng của họ sẽ ra sao dù doanh nghiệp đó đang là doanh nghiệp có thị phần và khả năng cạnh tranh cao hay thấp.
Người lập dự báo tài chính cần chú ý đến chính sách giá cả của bản thân doanh nghiệp được dự báo cũng như chính sách giá của các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Chính sách giá cũng có ảnh hưởng to lớn đối với doanh thu của doanh nghiệp trong tương lai. Nếu chính sách giá của doanh nghiệp chưa phù hợp với thị trường rất có thế nó sẽ dẫn đến hậu quả làm giảm doanh thu của doanh nghiệp.
b. Cách thức dự báo doanh thu
Dự báo doanh thu cần bắt đầu từ việc xem xét đánh giá tình hình thực hiện doanh thu của doanh nghiệp trong những thời kỳ trước đó, thông thường, xem xét
doanh thu trong khoảng từ 3 - 5 năm trước đó.
Cần phân tích đánh giá mức độ tăng giảm doanh thu và nguyên nhân dẫn đến
sự tăng giảm đó trên cơ sở đó xác định tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của doanh thu.
Tính toán, xem xét tôc độ tăng trưởng của thời kỳ đà qua và dự kiên cho kỳ sắp tới cho từng loại sản phẩm. Trên cơ sở đó, tập hợp đánh giá và điều chỉnh để đưa ra dự báo doanh thu của toàn bộ doanh nghiệp.
ỉ.4.3.2 Dự kiến tỷ lệ các chỉ phí trên doanh thu
Sau khi xác định được tỷ lệ phần trăm tiến hành dự báo doanh thu cho năm tới, doanh nghiệp cần xác định tỷ lệ phần trăm của các chi phí (giá vốn hàng bán,
chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí lãi vay...) với doanh thu
dự báo, thông thường tỷ lệ dự báo dựa vào các tỷ phần trong nhừng kỳ trước.
1.4.3.3 Lập dự báo kết quả kinh doanh
Sau khi đã xác định được đầy đủ các yếu tố về doanh thu và chí phí, người lập dự • báo tiến hành lập• Ẵ dự báo kết quả kinh • 1 doanh sơ bộ• theo số liệu đà xác• định•• được
1.4.3.4 Lập bảng cân đối kế toán dự báo
a. Dự kiến nhu cấu tài sản tăng thêm
Lập dự báo Bảng cân đối kế toán theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu dựa trên
cơ sở nguyên lý mối liên hệ giữa doanh thu và tài sản, tài sản và nguồn tài trợ để cân đối với nhu cầu. Đe tăng doanh thu đòi hỏi phải gia tăng tài sản tương ứng tạo ra nền tảng cho việc tăng doanh thu.
Tài sản lưu động nhìn chung thay đổi tương ứng với doanh thu: Khi có sự biển động về doanh thu thì thông thường lập tức kéo theo sự biến động vốn bằng tiền,
khoản phải thu và hàng tồn kho.
Tài sản cố định sẽ không nhất thiết phải thay đối tương ứng với tốc độ tăng
doanh thu (đặc biệt là khi công ty hoạt động chưa huy động tối đa công suất năng lực sản xuất hiện có)l
b. Dự báo vê nguôn tài trọ’ và cân đôi nhu câu vôn
Khi tài sản tăng lên thì nợ và vốn chủ sở hữu cũng tăng lên. số tài sản tăng thêm sẽ được tài trợ bàng những phương thức nhất định.
Số vốn thiếu hụt trước tiên sẽ được bù đắp bởi các khoản phải trả nhà cung cấp và các khoản nợ phải trả khác phát sinh tự động có tính chất chu kỳ.
Nếu vẫn chưa đủ, số vốn thiếu hụt đó sẽ được tài trợ từ nguồn vốn bên ngoài
băng cách vay vôn hoặc phát hành thêm cô phiêu thường bán ra công chúng... tùy thuộc vào các chiến lược tài trợ của doanh nghiệp.
1.4.3.5 Lập dự báo lưu chuyên tiền tệ
a. Dự báo dòng tiền vào
Dòng tiền vào bao gồm toàn bộ các khoản thu tiền trong một giai đoạn tài chính nhất định cùa doanh nghiệp (thu từ hoạt động kinh doanh như thu từ bán hàng, cho thuê, ..thu từ hoạt động tài chính, thu từ hoạt động đầu tư...)
b. Dòng tiền ra
Dòng tiền ra là toàn bộ số tiền thực chi của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo như
các khoản chi trả hoạt động (trả lương, nộp thuế, bảo hiểm, chi hoạt động thường
xuyên, chi trả đối tác...), các khoản chi đầu tư như đầu tư vào mua cổ phần, đầu tư vào công ty con, mua sắm tài sản cố định ..., chi các khoản tài chính như trả các khoản lãi vay.
c. Lập dự báo lưu chuyên tiền tệ
Căn cứ vào dòng tiền vào, dòng tiền ra đã xác định được doanh nghiệp dự báo dòng tiền ròng, qua đó cùng với số dư tiền cuối kỳ và nhu cầu tiền tối thiểu, doanh nghiệp lập dự báo lượng tiền sẽ bị thiếu hoặc thặng dư.
Khi thấy tiền cuối kỳ xác định được nhỏ hơn nhu cầu tiền tối thiểu thì doanh nghiệp phải huy động nguồn tài trợ. Cách tài trợ vốn phố biến đối với lượng tiền thiếu hụt của doanh nghiệp là đi vay hoặc phát hành trái phiếu ngắn hạn ngược lại, doanh nghiệp thặng dư tiền. Lượng tiền thặng dư có thể được giả đế chi trả tiền lãi
vay, trả đối tác, hay mua cồ phiếu có tính thanh khoản....
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúư