Kinh nghiệm quản lýhoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp và bài học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kinh doanh tại trung tâm kinh doanh VNPT – hà nội (Trang 29)

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp

1.3.1.1. Kinh nghiêm của Tập đoàn công nghiệp viễn thông quân đội Viettel

Viettel tự tin nằm trong top đầu lĩnh vực truyền thông Việt Nam. Với đội ngũ nhân viên đông đảo, chuyên môn cao đã góp phần tạo ra các công trình lớn, nhỏ chất lượng, làm khách hàng hài lòng hơn cả. Đe đạt được kết quả trên Tập đoàn công nghiệp viền thông Quân đội là nhờ vào các chiến lược rõ ràng, cụ thể và cách quản lý từ Tổng công ty đến các chị nhánh cụ thể là các khu vực và các tỉnh. Trong đó Tập đoàn công nghiệp viễn thông Quân đội đã thực hiện quản lý hoạt động kinh doanh theo các nội dung: công tác xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánhhoạt động kinh doanh tại đơn vị.

Thứ nhất,về công tác thực hiện quản lý hoạt động kinh doanh của Viettel luôn bám sát công tác nghiên cứu thị trường, R&D dịch vụ công nghệ thông tin.Có thể nói chung, công tác Nghiên cứu thị trường và R&D dịch vụ viễn thông công

nghệ thông tincủa Viettel được chú trọng ngay từ bước đâu. Bên cạnh đó Viettel còn chú trọng công tác phát triến kênh phân phối dịch vụ viễn thông công nghệ thông tin, các kênh gián tiếp như đại lý, công tác viên được Viettel rất quan tâm.

Thứ hai,vê công tác kiểm tra giám sát sẽ do Tống công ty phân công cho từng người đứng đầu và lập ban kiểm tra bao gồm: Ban kiểm tra giám sát kế hoạch kinh doanh. Đồng thời, Viettel cũng quản lý các số lượng thuê bao và mức sử dụng của thuê bao, nâng cao lợi nhuận. Bên cạnh đó, Viettel tăng cường cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng nhằm tăng mức sử dụng của thuê bao: dịch vụ định vị toàn cầu áp dụng cho các ngành vận tải, bưu chính, bán hàng tự động áp dụng cho các ngành tài chính và sản xuất, dịch vụ thẻ di động cho việc thanh toán mua bán, dịch vụ ngân hàng di động cho việc chuyển tiền, thanh toán séc, dịch vụ thông tin tài chính, đặt chỗ du lịch, xem phim trực tuyến...

Thứ ba,Nẻ khâu lập kế hoạch: tất cả các kế hoạch thuộc Tập đoàn công nghiệp viễn thông Quân đội đều do Tổng công ty lên kế hoạch cho Tập đoàn. Viettel có lý kinh doanh riêng cho mình đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông công nghệ thông tin như “Hãy nói theo cách cúa bạn” nhằm tạo ra kim chỉ nam cho mọi hoạt động của đơn vị, việc này là tối quan trọng để toàn bộ hệ thống luôn đi đúng ’’đường ray” phát triển đã được định hướng. Đối với lĩnh vực viễn thông công nghệ thông tinvà hậu thuẫn của sự phát triển không ngừng của công nghệ nền tảng, nếu không có sự xác định định hướng chính xác và giữ tâm lý “đứng núi này trông núi

nọ” sẽ dễ gây lãng phí về nguồn lực trong quá trình phát triển.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Tồng công ty Viền thông MobiFone

MobiFone được biết đến với nhiều chính sách thuyết phục và tạo ấn tượng cho phát triển nhà mạng tại khu vực thành phố. Đẻ có được kết quả như trên là nhờ vào công tác quản lý hoạt động kinh doanh của MobiFone. Trong công tác quản lý công tác quản lý hoạt động kinh doanh Mobifone đã chú trọng các khâu bao gồm:

Thứ nhất, về khâu lập kế hoạch: công ty chú trọng xây dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu công nghệ và dự đoán xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giói, kinh tế trong nước cũng như các biến động bất thường khác, đối thủ cạnh tranh toàn cầu,... rất kỹ lường. Bên cạnh đó mobifone còn xác định triết lý kinh doanh và kiên định với các mục tiêu chiến lược, cho từng chi nhánh.

Thứ hai, vê công tác thực hiện quản lý hoạt động kinh doanh: thực hiện tôt công tác quản lý hoạt động kinh doanh từng khu vực chụ thể với chiến lược rõ ràng. Trong đó phải kể đến công tác chuyển đổi số quản lý kinh doanh dịch vụ viễn thông công nghệ thông tincủa Mobifone. Mobifone đã làm tốt công tác chuyển đối số nội bộ về quy trình hoạt động kinh doanh và việc đưa vào vận hành các hệ thống ứng dụng viễn thông công nghệ thông tin nội bộ nhằm tăng hiệu quả hoạt động, quản lý kinh doanh. Có thể nói, đây chính là bước ngoặt mà Mobifone đà thực hiện tốt.

Thứ ba, về công tác kiếm tra giám sát: bên cạnh việc triển khai thực hiện, công tác kiểm tra đánh giá cùa Mobifone cũng được đánh giá cao, cụ thể: kiểm tra và mở rộng kếnh phân phối, phát triền mạng lưới phân phối rộng rãi đến các cửa hàng bản lẻ, các bưu cục, điểm giao dịch...đa dạng hóa các kênh phân phối. Đồng thời kiểm tra những cam kết nhất định về trách nhiệm của nhà cung cấp đối với khách hàng về dịch vụ cung cấp và chính sách hậu mãi: nếu những thắc mắc, yêu cầu của khách hàng không được giải đáp thỏa đáng hoặc giải quyết lâu thì khách hàng phải được bồi thường tại các đơn vị.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Trung tâm kinh doanh VNPT-Hà Nội

Từ kinh nghiệm quản lý hoạt động kinh doanh của MobiFone và Viettel rút ra bài học cho Trung tâm kinh doanh VNPT-Hà Nội trong việc quản lý hoạt động kinh doanh như sau:

Thứ nhất, kinh nghiệm về xây dựng kế hoạch:Trung tâm kinh doanh VNPT - Hà Nội cần có triết lý kinh doanh riêng cho mình đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông công nghệ thông tin nhằm tạo ra kim chỉ nam cho mọi hoạt động của đơn vị, việc này là tối quan trọng để toàn bộ hệ thống luôn đi đúng ’’đường ray" phát triển đã được định hướng. Đối với lĩnh vực viễn thông công nghệ thông tin và hậu thuẫn của sự phát triển không ngừng của công nghệ nền tảng, nếu không có sự xác định định hướng chính xác và giữ tâm lý “đứng núi này trông núi nọ“ sẽ dễ gây lãng phí về nguồn lực trong quá trình phát triển.

Cần thực hiện rất kỹ hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu công nghệ và dự đoán xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới, kinh tế trong nước cũng như các biến động bất thường khác, đối thủ cạnh tranh toàn cầu,... nhằm xây dựng một chiến lược, kế hoạch kinh doanh dịch vụ viền thông công nghệ thông tin phù

hợp cho Trung tâm kinh doanh VNPT - Hà Nội theo từng giai đoạn.

Bên cạnh việc xác định triết lý kinh doanh và kiên định với các mục tiêu chiến lược, Trung tâm kinh doanh VNPT - Hà Nộicũng càn phải xây dựng nhũng đội ngũ làm chiến lược nhạy bén để kịp thời điều chinh thậm chí thay đổi để không trở nên lạc hậu, đánh mất sự cạnh tranh, cơ hội phát triến như của một số doanh nghiệp lớn: Viettel, FPT,...

Thứ hai, kinh nghiệm về tổ chức thực hiện quản lý hoạt động kinh doanh:

- Công tác nghiên cứu thị trường, R&D dịch vụ viễn thông công nghệ thông tin:có thề nói công tác nghiên cứu thị trường và R&D dịch vụ viễn thông công nghệ thông tin của Việt Nam chưa được chú trọng như thế giới. Tại Trung tâm kinh doanh VNPT - Hà Nộiviệc này cũng chưa được tổ chức tốt. Do vậy, trong thời gian tới, cần có sự đầu tư cả về nguồn lực, phương pháp lẫn định hướng để công tác nghiên cứu thị trường, R&D đạt hiệu quả.

- Công tác phát triền kênh phân phối dịch vụ viễn thông công nghệ thông tin: Trung tâm kinh doanh VNPT - Hà Nộihiện tại vẫn chưa thực sự đã dạng được kênh phân phối, phần lớn vẫn dựa vào nhân sự hiện có của Vinaphone, các kênh gián tiếp như đại lý, công tác viên rất hạn chế. Các kênh khác như thương mại điện tử, tiếp thị liên kết,... chưa được chú trọng phát triển. Đây chính là điểm mà Trung tâm kinh doanh VNPT - Hà Nộicần cải thiện ngay để tránh tụt hậu so với các doanh nghiệp ngay tại Việt Nam.

- Công tác truyền thông dịch vụviễn thông công nghệ thông tin: hiện nay, Trung tâm kinh doanh VNPT - Hà Nộirất chú trọng vào hoạt động truyền thông, đã xây dựng các phòng truyền thông chuyên nghiệp riêng và đan xen cả hình thức truyền thông truyền thống và Digital. Tuy nhiên, với bối cảnh cạnh tranh xuyên quốc gia cũng như áp lực của các kênh truyền thông mới ngày càng hiệu quả, Vinaphone cần đánh giá lại hoạt động truyền thông nhằm tăng hiệu quả cao nhất.

- Công tác chuyển đổi số quản lý kinh doanh dịch vụviễn thông công nghệ thông tin: với trọng trách là đơn vị tiên phong cho chuyển đổi số quốc gia, Trung tâm kinh doanh VNPT - Hà Nộicần làm tốt công tác chuyển đổi số nội bộ về quy trình sản xuất kinh doanh và việc đưa vào vận hành các hệ thống ứng dụng viễn thông công nghệ thông tin nội bộ nhằm tăng hiệu quả hoạt động, quản lý kinh doanh. Có thể nói, đây chính là

bước ngoặt mà Trung tâm kinh doanh VNPT - Hà Nội cân thực hiện thật nhanh đê tránh việc sử dụng không tối ưu nguồn lực hiện nay.

- Công tác quản lý nguồn nhân lực kinh doanh dịch vụ viễn thông công nghệ thông tin: nguồn nhân lực luôn là vấn đề nóng đối với Vinaphone do đơn vị chuyển đối từ kinh doanh từ dịch vụ viễn thông sang công nghệ thông tin mới từ 02 năm trở lại đây. Do vậy, phần lớn lao động của Trung tâm kinh doanh VNPT - Hà Nộichưa và khó có thể thích ứng với việc tổ chức kinh doanh dịch vụ viễn thông công nghệ thông tin. Do đó, bên cạnh việc xây dựng và triển khai chiến lược phát triển nguồn nhân lực cần phải thực hiện việc sàng lọc, tận dụng tối đa nhân sự hiện hữu cho kinh doanh công nghệ thông tin. Ngoài ra, các chiến thuật thu hút các nhân sự giỏi từ các đối thủ và chống chảy máu chất xám với nhân sự giỏi cũng cần được lưu ý đặc biệt.

Thứ ha, kinh nghiệm về công tác kiếm tra, giám sát:Với mô hình kinh doanh tồ chức tại tất cả các quận, huyện, phường, xã, Trung tâm kinh doanh VNPT - Hà Nộicần triển khai tốt các hệ thống tự động hỗ trợ việc kiểm tra giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra, một số dịch vụ viễn thông công nghệ thông tin hiện nay là các dịch vụ kinh doanh có điều kiện rất cần thiết phải có sự kiểm soát trong việc cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng đúng, đủ các yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước.Các doanh nghiệp muốn phát triển dịch vụ để tăng số lượng thuê bao và mức sử dụng của thuế bao, nâng cao lợi nhuận, có thể thực hiện một số biện pháp sau:

- Tăng cường cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng nhằm tăng mức sừ dụng của thuê bao: dịch vụ định vị toàn cầu áp dụng cho các ngành vận tải, bưu chính, bán hàng tự động áp dụng cho các ngành tài chính và sản xuất, dịch vụ thẻ di động cho việc thanh toán mua bán, dịch vụ ngân hàng di động cho việc chuyển tiền, thanh toán séc, dịch vụ thông tin tài chính, đặt chỗ du lịch, xem phim trực tuyến...

- Mở rộng kênh phân phối, phát triển mạng lưới phân phối rộng rãi đến các cửa hàng bản lẻ, các bưu cục, điểm giao dịch.. .đa dạng hóa các kênh phân phối.

- Có những cam kết nhất định về trách nhiệm của nhà cung cấp đối với khách hàng về dịch vụ cung cấp và chính sách hậu mãi: nếu những thắc mắc, yêu cầu của khách hàng không được giải đáp thỏa đáng hoặc giải quyết lâu thì khách hàng phải

được bồi thường.

- Có chính sách giá cước hợp lý, chú ý đến dịch vụ hậu mãi và củng cố lòng trung thành của khách hàng như:

+ Nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm chăm sóc khách hàng.

+ Kết nối các trung tâm chãm sóc khách hàng với nhau đế giải quyết thỏa đáng nhừng thắc mắc, yêu cầu của khách hàng.

+ Hướng dẫn khách hàng về công nghệ, đặc tính mạng cũng như dịch vụ của doanh nghiệp để khách hàng tiện sử dụng.

+ Cung cấp các thông tin về điểm bán hàng, đường dây trợ giúp khách hàng. + Mở rộng thị trường bàng cách mua lại các công ty viễn thông khác nhằm củng cố lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường.

+ Củng cố hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường thông qua việc xúc tiến các hoạt động quảng cáo mạnh mẽ.

+ Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin, đi đầu trong đổi mới công nghệ.

4- Tập trung phát triển thuê bao trả sau để đạt mục tiêu phát triển thị phần vềthuê bao.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúư

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, định iượng để phân tích, tổng hợp, so sánh các số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo quyết toán của đơn vị qua các năm, số liệu được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và các tài liệu có liên quan về ngành Viễn thông để đề ra những giải pháp phát triển dịch

vụ viễn thông thiết thực, lập bảng câu hởi khảo sát, đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến quá trình kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông của Trung tâm kinh doanh VNPT - Hà Nội.

2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

2.1.1. Mục tiêu

Đề tài sử dụng phương pháp định tính để phân tích, tổng hợp, so sánh các số liệu thứcấp được thu thập từ báo cáo quyết toán cúa đơn vị qua các năm, số liệu được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và các tài liệu có liên quan về ngành Viễn thông để đề ra những giải pháp phát triền dịch vụ viễn thông thiết thực, không lập bảng câu hởi khảo sát, đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến quá trình kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông của đơn vị. Cụ thể, nghiên cún được thực hiện trên cơ sở sử dụng các phương pháp sau:

2.1.2. Nguồn dữ liệu

- Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc tổ chức kinh doanh hiện nay.

- Kinh nghiệm tổ chức, quản lý kinh doanh của một số doanh nghiệp quốc tế: Amazon AWS, Jio (Ẩn độ),...

- Kinh nghiệm tố chức, quản lý kinh doanh dịch vụ viễn thông của một số doanh nghiệp trong nước: Viettel, Mobifone, CMC,...

2.1.3. Xử lý dữ liệu

Kiểm tra các quy định của các văn bản pháp lý liên quan đến việc tổ chức kinh doanh dịch vụ viễn thông hiện hành tại Việt Nam ứng dụng trong việc tổ chức quản lý kinh doanh dịch vụ tại Vinaphone như:

+ Luật công nghệ thông tin số 67/2006/QH11; + Luật giao dịch điện tử 51/2005/QH11;

+ Luật an ninh mạng 24/2018/QH14;

+ Một số nghị định, thông tư liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ công nghệ thông tin như:

• Nghị định 130/2018/NĐ-CP về việc quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;

• Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; việc quản lý, sử dụng chứng từ khi thực hiện các thủ tục về thuế, thu phí, lệ phí và quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tố chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ;

• Nghị định số 73/2019/NĐ-CP về việc quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

• Và rất nhiều các văn bản quy định khác.

Tìm hiếu các tài liệu về việc kinh doanh các dịch vụ của một số doanh nghiệp nước ngoài: Amazon AWS, Huawei, Jio,... thông qua các Website của các đơn vị này và các tài liệu trên mạng cũng như tài liệu tư vấn của Deloitte Việt Nam về chiến lược phát triển cho VNPT để thực hiện học tập các mô hình tổ chức quản lý, kinh nghiệm tổ chức phát triển sản phẩm, quản lý kênh bán,., của các doanh nghiệp này.

Tham vấn các báo cáo tài chính, các tài liệu truyền thông, các số liệu kinh doanh và tổ chức kinh doanh dịch vụ của Viettel, FPT, CMC,... cũng như nhiều luồng thông tin khác nhằm so sánh, đánh giá giữa phương án tổ chức, hiệu quả

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kinh doanh tại trung tâm kinh doanh VNPT – hà nội (Trang 29)