7. Kết cấu của Luận văn
1.2.3. Giao kết hợp đồng đại lý
1.2.3.1. Nguyên tắc giao kết
Giao kết hợp đồng là giai đoạn thiết lập mối liên hệ pháp lý giữa các chủ thể trong quan hệ trao đổi. Một đề nghị được gọi là đề nghị giao kết hợp đồng nếu nó đủ rõ ràng và thể hiện ý chí của bên đưa ra đề nghị bị ràng buộc khi đề nghị giao kết được chấp nhận. Việc quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng nhằm bảo đảm sự an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao kết, hướng dẫn xử sự của các chủ thể trong quá trình giao kết và thiết lập quan hệ hợp đồng hợp pháp.
Giao kết hợp đồng đại lý được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc tự nguyện: Nội dung chính của nguyên tắc này thể hiện ở chỗ: Việc giao kết hợp đồng thương mại phải dựa trên cơ sở tự do ý chí của các bên trong quan hệ hợp đồng, bất kỳ cơ quan, tổ chức hay cá nhân đều không được áp đặt ý chí của mình cho bên tham gia quan hệ hợp đồng. Khi xác lập quan hệ hợp đồng các chủ thể có quyền tự do lựa chọn bạn hàng, thời điểm giao kết, bàn bạc, thoả thuận nội dung của hợp đồng.
- Nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi: Trong quan hệ kinh doanh thì lợi ích là động lực thúc đẩy hành động của các chủ thể. Theo nguyên tắc này thì nội dung của hợp đồng đảm bảo được lợi ích kinh tế của các bên cũng như sự tương ứng về quyền và nghĩa vụ đối với bất cứ tổ chức, cá nhân thuộc thành phần kinh tế nào. Tính bình đẳng này không phụ thuộc vào quan hệ sở hữu và quan hệ quản lý của chủ thể.
- Nguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản: Các bên tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế phải tự mình gánh vác trách nhiệm tài sản, gồm phạt viphạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại khi có hành vi vi phạm hợp đồng đã giao kết. Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế khác không thể đứng ra chịu trách nhiệm tài sản thay cho bên vi phạm.
- Nguyên tắc không trái với pháp luật đòi hỏi việc giao kết và thực hiện hợp đồng phải hợp pháp: Điều này có nghĩa là mọi thoả thuận trong hợp đồng phải hoàn toàn không trái với những quy định của pháp luật, không được lợi dụng giao kết
27
hợp đồng để hoạt động trái pháp luật. Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực hợp đồng kinh tế, cũng như hợp đồng thương mại.
1.2.3.2. Hình thức, trình tự giao kết
* Hình thức giao kết hợp đồng đại lý
Hình thức giao kết hợp đồng đại lý là cách thức mà các bên thể hiện ý chí của mình trong quá trình giao kết hợp đồng, là phương tiện để ghi nhận nội dung mà các bên chủ thể đã thoả thuận. Hợp đồng đại lý là sự thoả thuận giữa bên đại lý và bên giao đại lý về việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thủ lao. Nó là căn cứ để các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình cũng như là cơ sở để giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Do đó, Hợp đồng đại lý phải được thể hiện dưới hình thức nhất định nào đó.
Theo Bộ luật Dân sự thì hình thức của hợp đồng có thể là văn bản, lời nói, hành vi hoặc các hình thức khác. Khi pháp luật quy định hình thức của hợp đồng được thực hiện theo một hình thức nhất định thì hợp đồng phải được giao kết theo hình thức đó mới có hiệu lực pháp luật. Theo quy định tại Điều 168 Luật Thương mại 2005, thì Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Như vậy, hình thức của hợp đồng đại lý là văn bản và các loại tài liệu giao dịch khác có giá trị pháp lý tương đương văn bản như điện báo, telex, fax và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
* Trình tự giao kết hợp đồng đại lý
Bất cứ loại hợp đồng nào cũng phải được giao kết theo một trình tự, thủ tục nhất định, đó là các cách thức, các bước mà các bên phải tiến hành nhằm xác lập một quan hệ hợp đồng có giá trị pháp lý. Trong hoạt động thương mại tồn tại hai hình thức giao kết hợp đồng, giao kết trực tiếp và giao kết gián tiếp.
- Giao kết trực tiếp: là trường hợp đại diện của các bên trực tiếp gặp gỡ nhau
và cùng trao đổi với nhau về các điều khoản trong hợp đồng. Sau khi trao đổi bàn bạc kỹ lưỡng các bên đi đến thống nhất các nội dung và tiến hành ký kết hợp đồng.
28
Hiện nay hình thức này là hình thức giao kết nhanh chóng và hiệu quả nhất. Trong hoạt động thương mại, những hợp đồng quan trọng các bên thường trực tiếp gặp gỡ nhau rồi tiến hành đàm phán đi đến giao kết.
- Giao kết gián tiếp: là phương thức giao kết mà theo đó các bên gửi cho nhau
văn bản, tài liệu giao dịch (công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng) chứa đựng các nội dung giao dịch. Quá trình giao kết gián tiếp thường trải qua hai giai đoạn.
+ Giai đoạn một: Một bên đề nghị hợp đồng thông báo ý định giao kết cho bên mời giao kết. Trong đề nghị đưa ra phải đưa ra đầy đủ các nội dung định giao dịch. Lời đề nghị này phải rõ ràng chính xác tránh gây hiểu lầm cho bên kia.
+ Giai đoạn hai: Bên được đề nghị sau khi nhận được văn bản tài liệu giao dịch tiến hành xem xét kiểm tra các nội dung nghi trong tài liệu. Sau khi tìm hiểu kĩ các nội dung sẽ trả lời cho bên đề nghị biết có đồng ý hay không đồng ý với những nội dung trong tài liệu. Nếu đồng ý một số nội dung và bổ xung thêm nội dung mới thì coi như một đề nghị giao kết mới.
Hợp đồng giao kết bằng hình thức gián tiếp được coi là hình thành và có giá trị pháp lý từ khi các bên nhận dược tài iệu giao dịch thể hiện sự thoả thuận về tất cả các điều khoản trong nội dung của hợp đồng. Căn cứ xác định sự giao kết hợp đồng là bên nhận được tài liệu giao dịch thể hiện sự đồng ý.
Bộ luật dân sự và Luật thương mại quy định về giao kết hợp đồng, thời hạn trả lời giao kết hợp đồng, điều kiện thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng khá chi tiết và đầy đủ.