Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại lý

Một phần của tài liệu TẠ THỊ PHƯƠNG - LUẬN VĂN TN BẢN CUỐI (Trang 49 - 60)

7. Kết cấu của Luận văn

2.1.3.Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại lý

Trong quan hệ hợp đồng đại lý, các quyền và nghĩa giữa bên giao đại lý, bên đại lý với nhau cũng như với khách hàng được quy định rõ ràng, cụ thể. Việc quy định như vậy có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng và bảo vệ quyền lợi khách hàng.

Quyền và nghĩa vụ của các bên được thể hiện trong hợp đồng cụ thể giữa các bên. Tuy nhiên để tạo cơ sở pháp lý cho các bên thỏa thuận cũng như để đảm đảm bảo quyền lợi của các bên nếu trong hợp đồng các bên chưa có thỏa thuận rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của họ, pháp luật cần thiết phải quy định vấn đề này. Các quy phạm về quyền và nghĩa vụ của các bên chiếm số lượng lớn trong các quy định về hoạt động đại lý thương mại. Bên cạnh những quy định mang tính bắt buộc, luật luôn có những quy định mang tính tùy nghi (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác) đi kèm.

2.1.3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý

*Quyền củabêngiaođạilý:

Theo quy định tại Điều 172 Luật thương mại 2005, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên giao đại lý có các quyền sau đây:

- Ấn định giá mua, giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ đại lý cho khách hàng: bên đại lý có quyền ấn định giá mua, bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng, trong trường hợp này, thù lao đại lý được trả cho bên đại lý được tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ.

Ví dụ quyền ân định giá mua, giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ đại lý cho khách hàng của bên giao đại lý đã được thể hiện trong vụ án tranh chấp hợp đồng đại lý giữa bà Hoàng Thị T - Chủ hộ kinh doanh cá thể T và Công ty TNHH TM thực phẩm G tại Toà án nhân dân Quận Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh. Theo đó, ngày 06/06/2016, Hộ kinh doanh cá thể T và Công ty TNHH TM thực phẩm G đã ký hợp đồng phân phối số 41/HĐPP/MH và phụ lục hợp đồng số 01/PLHĐPP/MH1 về việc phân phối nước chấm nhãn hiệu Mỹ Nhân Ngư của Công ty TNHH TM

43

thực phẩm G tại tỉnh Bình Phước. Theo hợp đồng đã ký thì Công ty TNHH TM thực phẩm G cung cấp hàng cho Hộ kinh doanh cá thể T theo đơn đặt hàng, Hộ kinh doanh cá thể T bán hàng và hưởng chiết khấu 8,5% trên số lượng hàng bán ra22.

Như vậy, trong vụ án này bên giao đại lý là Công ty TNHH TM thực phẩm G đã ấn định thù lao đại lý trả cho bên đại lý là Hộ kinh doanh cá thể T với mức chiết khấu 8,5% trên số lượng hàng bán ra. Trong thực tiễn việc bên đại lý ấn định giá mua bán, cung ứng hàng hoá dịch vụ được thể hiện qua việc trả thù lao đại lý cho bên đại lý tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ.

Việc quy định về quyền của bên giao đại lý như vậy là phù hợp với ý chí của bên giao đại lý và được áp dụng phổ biến trong thực tiễn giao kết hợp đồng đại lý

- Ấn định giá giao đại lý: Đối với hình thức đại lý bao tiêu, bên đại lý sẽ ấn định giá giao đại lý, còn giá bán, giá mua hàng hóa hay giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng bên đại lý có quyền quyết định. Như vậy, quyền ấn định giá giao đại lý của bên giao đại lý chỉ được áp dụng với đại lý bao tiêu. Quy định này chỉ bảo vệ quyền của bên giao đại lý trong khi giao kết hợp đồng đại lý bao tiêu, còn đối với các hình thức đại lý khác thì nội dung quyền này không được áp dụng.

- Yêu cầu bên đại lý thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật Về nội dung quyền yêu cầu bên đại lý thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật được thể hiện thông qua ví dụ tại vụ án tranh chấp hợp đồng đại lý giữa Công ty TNHH M Việt Nam và Hộ kinh doanh Vũ Thị N. Theo đó, ngày 16/7/2013, Chi nhánh Công ty TNHH M Việt Namtại Hà Nội (đơn vị được công ty TNHH M ủy quyền) và hộ kinh doanh Vũ Thị N ký hợp đồng đại lý tiêu thụ sản phẩm số 225/MW-HĐ. Theo đó, công ty TNHH M Việt Nam (gọi tắt công ty TNHH M) là bên giao sản phẩm của mình như mì chính, bột canh, tương ớt…, còn hộ kinh doanh Vũ Thị N là bên nhận tiêu thụ các sản phẩm của công ty TNHH M trên thị trường. Sau khi bán hàng, hộ kinh doanh Vũ Thị N có trách nhiệm thanh

22 Bản án số 59/2017/KDTM-ST ngày 19/09/2017 về việc tranh chấp hợp đồng đại lý tại Toà án nhân dân quận Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh

44

toán tiền cho công ty TNHH M. Đổi lại, hộ kinh doanh Vũ Thị N được hưởng tiền thu lao đại lý dựa trên tổng số lượng hàng hóa bán được.

Để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng đại lý số 225/MW-HĐ nói trên, anh Nguyễn Quang T1 (con trai bà N) và chị Bùi Thị T (vợ anh T1) đã ký hợp đồng thế chấp số 0611/MW-TC ngày 16/7/2013 với Chi nhánh công ty TNHH M Việt Nam tại Hà Nội. Theo đó, anh T1 và chị T đồng ý thế chấp thửa đất rộng 180,2m2 thuộc tờ bản đồ 21, số thửa 226 đã được cấp GCNQSDĐ mang tên anh T1 – chị T cùng toàn bộ tài sản trên đất cho công ty TNHH M để bảo lãnh cho hộ kinh doanh Vũ Thị N khi thực hiện hợp đồng đại lý số 225/MW-HĐ23.

Như vậy, để đảm bảo thực hiện hợp đồng đại lý số 225/MW-HĐ thì Chi nhánh Công ty TNHH M Việt Namtại Hà Nội đã yêu cầu bên đại lý là Hộ kinh doanh Vũ Thị N thực hiện biện pháp bảo đảm thông qua việc thế chấp tài sản là thửa đất rộng 180,2m2 mang tên anh T1 – chị T (con bà N) cùng toàn bộ tài sản trên đất cho công ty TNHH M để bảo lãnh cho hộ kinh doanh Vũ Thị N khi thực hiện hợp đồng đại lý số 225/MW-HĐ.

Quyền yêu cầu bên đại lý thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật là một trong những quyền cơ bản, quan trọng của bên giao đại lý, nhằm bảo đảm việc thực hiện hợp đồng của bên đại lý.

- Yêu cầu bên đại lý thanh toán tiền hoặc giao hàng theo hợp đồng đại lý. Đây là quyền quan trọng trong quá trình thực hiện hợp đồng đại lý của bên giao đại lý khi giao kết hợp đồng đại lý.

Thực tiễn, quyền yêu cầu thanh toán hoặc giao hàng theo hợp đồng đại lý là quyền bên đại lý vi phạm phổ biến và là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng đại lý.

Tranh chấp hợp đồng đại lý giữa Công ty TNHH TC và Bà H tại Toà án nhân dân huyện Chư Jut tỉnh Đăk Nông là một ví dụ điển hình. Nội dung vụ án như sau:

23 Bản án số 01/2017/KDTM-ST ngày 28/12/2017 về việc tranh chấp hợp đồng đại lý tại Toà án nhân dân huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương

45

Ngày 01/5/2017, Công ty TNHH TC và Hộ kinh doanh H ký hợp đồng đại lý với nhau: Bên giao đại lý: Công ty TNHH TC (Bên A), Bên đại lý: Hộ kinh doanh H (Bên B). Theo hợp đồng, hai bên thỏa thuận giá 01 kg phân vi sinh Azotobacterin là 6.500 đồng, đại lý có trách nhiệm thanh toán cho bên giao đại lý 50% giá trị lô hàng kể từ ngày nhận được hàng, 50% giá trị lô hàng còn lại sẽ thanh toán sau 05 tháng kể từ ngày nhận được hàng. Hình thức ký kết bên A gửi hợp đồng soạn sẵn cho bên B qua Email, bên B ký và gửi lại cho bên A qua bản Scanner.

Ngày 11/5/2017 bà H đã đặt đơn hàng 100 tấn phân vi sinh Azotobacterin, thời gian giao hàng từ 11/5/2017 đến 30/5/2017; phía Công ty TNHH TC đã giao 40 tấn phân vi sinh cho Hộ kinh doanh H vào các ngày 16/5/2017 giao 20 tấn và 26/5/2017 giao 20 tấn, tương ứng với số tiền 40.000 kg x 6.500 đồng = 260.000.000 đồng. Sau đó Hộ kinh doanh H không thanh toán 50% giá trị lô hàng cũng như không tất toán toàn bộ giá trị lô hàng cho dù Công ty TNHH TC đã nhắc và đòi nợ nhiều lần. Công ty TNHH TC yêu cầu Tòa án buộc Hộ kinh doanh H phải trả số tiền còn nợ 40 tấn phân bón vi sinh 260.000.000 đồng.

Sau khi xem xét nội dung vụ án, Hội đồng xét xử đã tuyên: “Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH TC Buộc bà H thanh toán cho Công ty TNHH TC số tiền 260.000.000 đồng (Hai trăm sáu mươi triệu đồng)”. Việc thực hiện hợp đồng giữa Công ty TNHH TC và Hộ kinh doanh H là có thật, nguyên đơn đã cung cấp 01 đơn đặt hàng của bị đơn vào ngày 11/05/2017 và 02 biên bản giao nhận ngày 16/5/2017 và 26/5/2017 (sao y), phía bên giao đại lý đã thực hiện nghĩa vụ giao hàng tại kho bãi của bên đại lý, số lượng 40 tấn, tương đương với số tiền 40.000 kg x 6.500 đồng = 260.000.000 đồng (Hai trăm sáu mươi triệu đồng). Bị đơn cũng thừa nhận nợ nguyên đơn 260.000.000 đồng (Hai trăm sáu mươi triệu đồng). Như vậy bị đơn đã vi phạm hợp đồng về điều khoản thanh toán24.

Toà án đã căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 119 của Bộ luật dân sự năm 2015; Điều 166; Điều 168; Điều 176; Điều 306 Luật thương mại năm 2005 để tuyên án với nội dung bị đơn là bà H đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong đại lý. Theo Điều

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

24 Bản án số 01/2018/KDTM-ST ngày 22/6/2018 về việc tranh chấp hợp đồng đại lý phân bón tại Toà án nhân dân huyện Chư Jut tỉnh Đăk Nông.

46

176 Luật thương mại 2005 quy định: trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc thanh toán tiền hàng, tiền cung ứng dịch vụ và thù lao đại lý được thực hiện theo từng đợt sau khi bên đại lý hoàn thành việc mua, bán một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng một khối lượng dịch vụ nhất định 25.

Thực tiễn xét xử cho thấy Toà án đã công nhận việc bên đại lý vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong quá trình thực hiện hợp đồng và đã buộc bên vi phạm phải hoàn trả phần giá trị vi phạm cho bên giao đại lý.

Việc quy định cụ thể quyền yêu cầu thanh toán và thực hiện hợp đồng của bên giao đại lý là công cụ đắc lực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên giao đại lý trong quá trình thực hiện hợp đồng đại lý đã giao kết.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên đại lý. - Quyền sở hữu trong đại lý thương mại.

*Nghĩa vụcủabêngiaođạilý:

Theo quy định tại Điều 173 Luật thương mại 2005, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên giao đại lý có các nghĩa vụ sau đây:

- Hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho bên đại lý thực hiện hợp đồng đại lý;

- Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ;

- Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại lý;

- Hoàn trả cho bên đại lý tài sản của bên đại lý dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý;

- Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên đại lý, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra. Ví dụ: trường hợp các bên giao kết hợp đồng đại lý bán hàng hoá thuộc diện kinh doanh có điều kiện và bên đại lý bị xử lý vi phạm hành chính do không

47

tuân thủ các điều kiện thì bên giao đại lý cũng phải chịu trách nhiệm liên đới…Tuy nhiên, quy định trên cũng tạo không ít khó khăn cho bên giao đại lý khi dự liệu các trường hợp có thể xảy trong thực tiễn liên quan đến hành vi vi phạm của bên đại lý.

Đối với một số loại hàng hoá đặc biệt như xăng dầu, quyền và nghĩa vụ của bên đại lý và bên giao đại lý không chỉ được quy định chung trong Luật Thương mại 2005 mà còn được điều chỉnh bởi các quy định riêng trong các văn bản pháp luật chuyên ngành như đã phân tích ở trên.

Với tính chất là hợp đồng song vụ và quan hệ đại lý được thiết lập trên cơ sở bình đẳng giữa các chủ thể tham gia, về cơ bản quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Bởi vậy, tương ứng với quyền quan trọng nhất của bên đại lý là quyền hưởng thù lao thì nghĩa vụ cơ bản nhất của bên giao đại lý là nghĩa vụ trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên giao đại lý. Ngoài ra, bên giao đại lý có các nghĩa vụ khác như: hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho bên đại lý thực hiện hợp đồng đại lý; chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa; chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ; hoàn trả bên đại lý tài sản bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý; liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên đại lý nếu có lỗi.

2.1.3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên đại lý

*Quyền của bên đại lý:

Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên đại lý có các quyền sau đây:

- Giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 175 của Luật thương mại 2005.

Như vậy, bên đại lý được quyền ký kết hợp đồng đại lý với nhiều bên giao đại lý trong trường hợp pháp luật không có quy định khác và các bên không có thoả thuận khác - quy định này liên quan đến điều khoản không cạnh tranh (non - competition) mà các bên thường sử dụng trong hợp đồng đại lý, theo đó các bên có thể thoả thuận “trong quá trình thực hiện hợp đồng đại lý hoặc một thời gian sau khi chấm dứt quan hệ hợp đồng đại lý, bên đại lý không được ký hợp

48

đồng đại lý với các đối thủ cạnh tranh của bên giao đại lý” để bảo vệ lợi ích của bên giao đại lý.

- Yêu cầu bên giao đại lý giao hàng hoặc tiền theo hợp đồng đại lý; nhận lại tài sản dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý;

- Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin và các điều kiện khác có liên quan để thực hiện hợp đồng đại lý

- Quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng đối với đại lý bao tiêu;

- Hưởng thù lao, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang lại.

Song song với những nghĩa vụ phải thực hiện, bên đại lý có quyền cơ bản nhất là quyền hưởng thù lao và những lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang lại. Theo Điều 171 Luật thương mại 2005, nếu các bên không có thỏa thuận khác, thù lao đại lý được trả theo hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trong hợp đồng đại lý gồm giá mà bên giao đại lý giao cho bên đại lý (giá giao đại lý) và giá mà bên đại lý bán cho khách hàng. Giá giao đại lý thường do bên giao đại lý ấn định trong bảng báo giá cập nhật cho bên đại lý trong từng khoảng thời gian cụ thể. Giá bán hàng hoá cho khách hàng có thể được xác định theo 3 cách: do bên giao đại lý ấn định (đối với đại lý hoa hồng); do bên giao đại lý

Một phần của tài liệu TẠ THỊ PHƯƠNG - LUẬN VĂN TN BẢN CUỐI (Trang 49 - 60)