Một số bất cập trong quy định và thực tiễn áp dụng quy định về hợp

Một phần của tài liệu TẠ THỊ PHƯƠNG - LUẬN VĂN TN BẢN CUỐI (Trang 68 - 72)

7. Kết cấu của Luận văn

2.2. Một số bất cập trong quy định và thực tiễn áp dụng quy định về hợp

hợp đồng đã giao kết.

* Bồi thường thiệt hại: là trường hợp bên vi phạm bồi thường những tổn thất

do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế và hành vi vi pham hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

* Tạm ngừng thực hiện hợp đồng: là việc một bên tạm thời không thực hiện

nghĩa vụ hợp đồng. Tạm ngừng trong những trường hợp sau đây: xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã đề thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

* Đình chỉ thực hiện hợp đồng: là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ

hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây: xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đinh chỉ hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản những nghĩa vụ hợp đồng.

* Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hai trường hợp: huỷ bỏ toàn bộ nội dung hợp đồng và huỷ bỏ một phần nội dung hợp đồng. Huỷ bỏ toàn bộ nội dung hợp đồng là việc loại bỏ hoàn toàn tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bội hợp đồng. Huỷ bỏ một phần nội dung hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại vẫn có hiệu lực. Huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ từng phần, nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc giao hàng, cung ứng dịch vụ và việc này cấu thành một hành vi vi phạm cơ bản đối với lần giao hàng, cung ừng dịch vụ đó thì bên có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với lần giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ đó.

2.2. Một số bất cập trong quy định và thực tiễn áp dụng quy định về hợp đồng đại lý đồng đại lý

Việc pháp luật quy định không cụ thể về hợp đồng đại lý dẫn đến nhiều bất cấp trong thực tiễn áp dụng. Do đó phát sinh tranh chấp hợp đồng đại lý và có nhiều

62

cách hiểu khác nhau khi áp dụng loại hợp đồng này trong thực tế. Một số bất cập trong quy định và thực tiễn áp dụng quy định về hợp đồng đại lý được biểu hiện ở một số khía cạnh như sau:

2.2.1. Về điều kiện hiệu lực của hợp đồng đại lý

Pháp luật dân sự và thương mại đã quy định cụ thể về điều kiện hiệu lực của hợp đồng đại lý. Theo đó, hợp đồng đại lý có hiệu lực khi thoả mãn các yếu tố sau: Thứ nhất, các chủ thể ký kết hợp đồng phải hợp pháp. Hợp pháp ở đây chính là việc các bên giao kết phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Thứ hai, các chủ thể ký kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện tức là xuất phát từ ý chí thực, từ sự tự do ý chí của các bên trong các thỏa thuận hợp đồng đó. Sự ép buộc, giả dối sẽ làm vô hiệu hợp đồng khi ký kết. Thứ ba, nội dung của hợp đồng không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Đối tượng của hợp đồng không thuộc hàng hóa cấm giao dịch, công việc cấm thực hiện. Bên cạnh đó, nội dung của hợp đồng cần phải cụ thể, bởi vì việc xác lập nghĩa vụ trong hợp đồng phải cụ thể và có tính khả thi. Những nghĩa vụ trong hợp đồng mà không thể thực hiện được thì hợp đồng cũng không được coi là có hiệu lực pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ. Thứ tư, hợp đồng đại lý phải được giao kết bằng hình thức văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Việc quy định cụ thể về các điều kiện hiệu lực của hợp đồng đại lý là phù hợp với thực tiễn áp dụng.

Tuy nhiên, trong thực tế vẫn xảy ra việc các thương nhân nhầm lẫn trong xác định điều kiện về hình thức hợp đồng làm cơ sở để xác định hợp đồng vô hiệu.

Ví dụ, tại vụ án tranh chấp hợp đồng đại lý giữa nguyên đơn là Công ty A với bị đơn là ông Lê Thành L tại toà án nhân dân tỉnh Anh Giang. Nội dung vụ án như sau: đại lý Lê Thành L là đại lý cấp 1 của Công ty A, do ông Lê Thành L và ông Trần Quốc C đại diện, có mua thuốc bảo vệ thực vật của Công ty A từ năm 2011. Đến ngày 22/8/2012, ông L, ông C và Công ty A ký hợp đồng đại lý số 034/AG/HĐĐL (sau đây được viết tắt là hợp đồng đại lý số 034). Theo thỏa thuận, Công ty A cho Đại lý Lê Thành L nợ 90 ngày từ ngày Công ty A giao hàng. Sau 90

63

ngày, ông L, ông C có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng cho Công ty A. Tuy nhiên, ông L và ông C không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán như thỏa thuận.

Theo đó, trước thời điểm ký hợp đồng đại lý số 034, đại lý Lê Thành L mua thuốc bảo vệ thực vật của Công ty A và nợ lại số tiền mua hàng từ ngày 02/3/2012 đến ngày 24/5/2012 với tổng số tiền 120.515.067 đồng. Từ khi ký hợp đồng đại lý số 034 cho đến khi ngưng mua hàng, đại lý Lê Thành L tiếp tục mua thuốc bảo vệ thực vật của Công ty A và nợ lại số tiền mua hàng từ ngày 08/9/2012 đến ngày 24/12/2012 với tổng số tiền 268.377.400 đồng.

Theo biên bản xác nhận công nợ ngày 25/7/2013, ông L và ông C xác nhận còn nợ Công ty A số tiền 483.848.000 đồng (tính đến ngày 28/6/2013). Sau đó, đại lý Lê Thành L có trả cho Công ty A nhiều lần (từ ngày 09/8/2013 đến ngày 02/4/2014) với tổng số tiền 94.956.000 đồng rồi ngưng mặc dù Công ty A đã nhiều lần yêu cầu thanh toán nợ tiếp. Đến ngày 17/4/2014, đại lý Lê Thành L xác nhận còn nợ Công ty A số tiền 388.892.000 đồng.

Tại bản án sơ thẩm số 03/2017/KDTM-ST ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Tòa án nhân dân thành phố C, tỉnh AG xử:

- Đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty Ađối với khoản chi phí hội nghị và tiền lãi của khoản chi phí hội nghị 18.937.800 (mười tám triệu,chín trăm ba

mươi bảy nghìn, tám trăm) đồng trong 521.043.000 đồng mà Công ty Akhởi kiện

yêu cầu ông Lê Thành L, ông Trần Quốc C thanh toán.

- Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty Trách nhiệm hữu hạn US. Chemical.

- Chấp nhận toàn bộ yêu cầu độc lập của ông Trần Quốc C: Tuyên bố hợp đồng đại lý giữa Công ty A với đại lý Lê Thành L được xác lập trước ngày 08/9/2012 vô hiệu;

Tuyên bố hợp đồng đại lý số 034/AG/HĐĐL ngày 22/8/2012 vô hiệu một phần liên quan đến trách nhiệm của ông Trần Quốc C về nghĩa vụ của đại lý Lê Thành L đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn US. Chemical.

64

Buộc ông Lê Thành L thanh toán cho Công ty A số tiền 453.635.242 đồng (bốn trăm năm mươi ba triệu, sáu trăm ba mươi lăm nghìn, hai trăm bốn mươi hai) đồng.

Sau khi bị đơn kháng cáo, tại phiên toà phúc thẩm Hội đồng xét xử phúc xử: Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Lê Thành L. Giữ nguyên bản án sơ thẩm số 03/2017KDTM-ST ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Tòa án nhân dân thành phố C, tỉnh AG30.

Như vậy, trong thực tiễn áp dụng, các chủ thể tham gia hợp đồng đại lý vẫn mặc nhiên cho rằng hợp đồng giao kết bằng lời nói về mua bán hàng hoá là hợp đồng đại lý. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử Toà án đã không công nhận hình thức giao kết hợp đồng bằng lời nói và tuyên xử hợp đồng vô hiệu như trình bày tại ví dụ trên.

2.2.2. Về giao kết hợp đồng đại lý

Mặc dù, thời gian qua việc thực hiện các quy định về giao kết hợp đồng đã đạt được một số thành công nhất định song không tránh khỏi những hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau cả về chủ quan và khách quan. Thực tiễn cho thấy, những hạn chế trong việc giao kết hợp đồng đại lý làm phát sinh tranh chấp do vi phạm về mặt chủ thể giao kết, do vi phạm về nội dung giao kết hoặc các tranh chấp liên quan đến hiệu lực của hợp đồng, do đó các tranh chấp này thường xảy ra sau khi hợp đồng đã được giao kết.

Tuy có những quy định cụ thể, nhưng những quy định của pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng đại lý có hai vấn đề khúc mắc.

Thứ nhất, thời hạn để bên đề nghị rút lại đề nghị trong trường hợp không quy định điều kiện được rút lại đề nghị là quá ngắn và không hợp lý, có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận các bên. Ví dụ: A gửi thông báo đề nghị giao kết hợp đồng với B vào ngày 01/04/2018, trong thông báo xác định thời hạn trả lời là 10 ngày. Ngày 02/04/2018, C tìm đến A để giao kết hợp đồng. A không thể cùng lúc thực hiện hợp đồng với B và C nên gửi

30 Bản án số 01/2018/KDTM-PT ngày 01/02/2018 về việc tranh chấp hợp đồng đại lý tại toà án nhân dân tỉnh An Giang

65

thông báo rút lại đề nghị với B vào ngày 03/04/2018 nhưng B nhận được đề nghị vào ngày 02/04/2018. Thông báo rút lại không có hiệu lực. Ngày 11/04/2018, B thông báo không chấp nhận giao kết hợp đồng. A không giao kết hợp đồng được với B và cũng không giao kết hợp đồng được với C vì C không chấp nhận đợi B trả lời.

Thứ hai, trong trường hợp hợp đồng có quy định thời hạn có hiệu lực nhưng pháp luật vẫn quy định cho bên đề nghị được tự do rút lại đề nghị làm mất đi ý nghĩa ràng buộc trách nhiệm của bên đề nghị của việc xác định hiệu lực của đền nghị.

Như vậy, về giao kết hợp đồng đại lý pháp luật vẫn còn những quy định bất cập cần được điều chỉnh, hoàn thiện.

Một phần của tài liệu TẠ THỊ PHƯƠNG - LUẬN VĂN TN BẢN CUỐI (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)