Về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại lý

Một phần của tài liệu TẠ THỊ PHƯƠNG - LUẬN VĂN TN BẢN CUỐI (Trang 72 - 77)

7. Kết cấu của Luận văn

2.2.3. Về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại lý

Quan hệ đại lý tồn tại song song hai quan hệ hợp đồng. Sau khi hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa giữa bên giao đại lý và bên đại lý có hiệu lực, bên đại lý phải ký kết, thực hiện hợp đồng mua, bán hàng hoá với bên thứ ba. Quan hệ giữa bên đại lý và bên thứ ba chịu sự điều chỉnh của các quy định về mua bán hàng hoá. Bên đại lý nhân danh chính mình và phải tự chịu trách nhiệm với bên thứ ba khi giao kết, thực hiện hợp đồng.

Mặc dù bên đại lý là chủ thể trực tiếp thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá với bên thứ ba nhưng theo quy định của Luật thương mại 2005, bên giao đại lý vẫn là chủ sở hữu của hàng hoá và tiền giao cho bên đại lý. Do đó bên giao đại lý cũng phải chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về chất lượng của hàng hoá trừ trường hợp chất lượng hàng hoá hư hỏng là do lỗi của bên đại lý. Tuy nhiên, vấn đề chuyển rủi ro trong hợp đồng đại lý chưa được quy định cụ thể trong Luật thương mại 2005.

Tất cả chủ thể trong các giao dịch đại lý đều có mối quan hệ chặt chẽ với bên thứ ba, song pháp luật dường như không đề cập đến quyền và nghĩa vụ của các bên thứ ba trong tổng thể các mối quan hệ. Điều này đã dẫn đến nhiều quy định của pháp luật về đại lý không đi vào thực tiễn. Trong các trường hợp cụ thể, để

66

xem xét trách nhiệm thuộc về bên đại lý hay bên giao đại lý và mức độ trách nhiệm đối với khách hàng, cần phải xem xét yếu tố lỗi của hành vi vi phạm.

Ví dụ: Chị A và ba người bạn của chị A mua bánh trung thu ở của hàng đại lý do bên B bán và khi ăn bánh họ đã bị ngộ độc phải nằm viện 3 ngày do chất lượng bánh trung thu không đảm bảo. B đã ứng trước tiền viện phí, thuốc men, …cho họ; sau đó, B yêu cầu C phải thanh toán lại số tiền mà B đã ứng trước. C lập luận rằng mình cũng chỉ là đại lý cho doanh nghiệp tư nhân chuyên sản xuất các loại bánh kẹo nên doanh nghiệp tư nhân phải là người chịu trách nhiệm về chất lượng bánh trung thu và bồi thường thiệt hại cho chị A và các bạn của chị.

Trong tình huống trên, để xác định người có trách nhiệm và phải bồi thường cho khách hàng phải vận dụng nhiều văn bản pháp luật như Bộ luật Dân sự 2015, Luật thương mại 2005, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…Tuy nhiên, trong tình huống này, bên giao đại lý lại chỉ là một đại lý cho một bên giao đại lý khác. Trong khi Luật chỉ quy định mối quan hệ giữa một hợp đồng đại lý mà không quy định trường hợp có hợp đồng đại lý tiếp nối.

Khi hợp đồng đại lý giao kết hợp pháp thì sẽ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý ràng buộc các bên với nhau và các bên phải thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ đó. Tuy vậy, trong thực tiễn thường gặp các trường hợp một hoặc các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ hợp đồng. Các hành vi vi phạm hợp đồng đại lý thường gặp trong thực tế là: vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền hàng, tiền thù lao đại lý; vi phạm các quy định về doanh thu tối thiểu mà bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý; vi phạm chính sách đại lý do bên giao đại lý công bố; vi phạm tiến độ cung cấp hàng hóa đại lý; … Các hành vi vi phạm này có thể dẫn đến những thiệt hại cho bên bị vi phạm. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm, pháp luật quy định nhiều hình thức trách nhiệm hợp đồng (chế tài thương mại) áp dụng cho bên có hành vi vi phạm như: buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, buộc bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng. Mặc dù Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại quy định khá chi tiết về điều kiện, thủ tục, hậu quả pháp lý của việc áp dụng từng chế tài, giới hạn trách

67

nhiệm và điều kiện áp dụng phối hợp một số chế tài nhưng việc áp dụng các quy định đó trong thực tế đang gặp nhiều vướng mắc, nổi bật như sau:

Thứ nhất, Điều 301 Luật thương mại 2005 quy định các bên được tự do thỏa

thuận mức phạt vi phạm nhưng mức phạt vi phạm hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm hợp đồng đại lý không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Việc xác định giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng vi phạm trong hợp đồng đại lý không đề đơn giản: giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng là giá trị hàng hóa luân chuyển theo hợp đồng đại lý hay giá trị thù lao đại lý? Nếu là giá trị hàng hóa luân chuyển theo hợp đồng đại lý thì không hợp lý vì đây không phải là hợp đồng mua bán hàng hóa. Còn nếu chỉ là giá trị thù lao đại lý thì quy định “mức trần” 8% là quá ít, không đủ sức răn đe như là một thuộc tính của chế tài phạt hợp đồng. Nếu không chế mức 8% thù lao đại lý thì bên không có thiện chí sẵn sàng chịu phạt để không phải thực hiện hợp đồng. Mặt khác, với quy định có tính chế tài của Luật thương mại 2005, sẽ là giới hạn áp dụng chung cho các hợp đồng đại lý đặc thù khi giao kết.

Thứ hai, khoản 2 Điều 299 Luật thương mại 2005 quy định: “Trường hợp

bên vi phạm khôngthựchiện chếtài buộc thựchiện đúng hợp đồng trong thời hạn

bênbị vi phạmấn định, bên bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác để bảo

vệ quyền lợi chính đáng của mình.” Quy định như vậy đã làm cho chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trở thành vô giá trị, bởi vì ngay cả trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài này, cũng không chịu bất kỳ trách nhiệm bổ sung nào mà chỉ chịu các hình thức chế tài khác như phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại hoặc hủy bỏ, đình chỉ hợp đồng. Quy định này đã khiến chế tài buộc thực hiện hợp đúng hợp đồng chỉ mang tính hình thức áp dụng đối với bên vị phạm và tạo cho bên vi phạm một kẽ hở lớn trong việc trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

Thứ ba, Điều 306 Luật thương mại 2005 quy định: “Trường hợp bên vi

phạm hợp đồng chậmthanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ

các chi phí hợp khácthì bên bị vi phạmhợp đồng quyền yêu cầu trả tiền

68

tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp

thoả thuận khác hoặc pháp luật quy định khác.” Quy định này có 2 điểm

chưa rõ, dễ dẫn đến sự áp dụng tùy tiện trong thực tế: Một là, lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường được xác định như thế nào? Hai , nếu các bên thỏa thuận về mức lãi suất cao hơn so với mức lãi suất thông thường do các ngân hàng thương mại quy định hoặc cao hơn 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định thì có áp dụng theo sự thỏa thuận của các bên hay không? Thực tiễn xét xử của các Tòa án cho thấy khi các bên thỏa thuận trong hợp đồng mức lãi suất chậm trả cao hơn mức lãi suất nợ quá hạn thì Tòa án chỉ áp dụng tối đa theo mức lãi suất chậm trả.

Thứ tư, việc nhận diện một hành vi vi phạm hợp đồng được coi là vi phạm cơ bản để hủy bỏ hoặc đình chỉ hợp đồng trong thực tế rất khó khăn, dễ nhầm lẫn. Bên cạnh đó, việc Luật thương mại 2005 quy định việc tạm ngừng, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng chỉ được áp dụng khi đã “xảy ra hành vi vi phạm” hợp đồng là khá cứng nhắc và không phù hợp trong nhiều trường hợp. Ví dụ, Công ty A ký hợp đồng giao cho Công ty B làm đại lý bán hàng cho mình với điều kiện doanh thu trong tháng đầu tiên phải đạt tối thiểu 01 tỷ đồng; nếu không đạt doanh thu tối thiểu thì bên giao đại lý được quyền hủy hợp đồng. Mặc dù chưa đến thời hạn thực hiện hợp đồng đại lý nhưng Công ty A có đầy đủ căn cứ để khẳng định Công ty không thể bán được hàng với doanh thu tối thiểu 01 tỷ đồng. Trong trường hợp này, Công ty A có được quyền không giao hàng và yêu cầu hủy hợp đồng đại lý đã ký kết hay không, hay vẫn phải giao hàng và chờ hết tháng đầu tiên, nếu không đảm bảo doanh thu tối thiểu mới phát sinh quyền hủy hợp đồng?

Cần những quy định rõ ràng về vấn đề chuyển rủi ro, phân định trách nhiệm sẽ dễ dàng hơn, đảm bảo quyền lợi của bên thứ ba. Luật thương mại 2005 nên có những điều chỉnh bổ sung về trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng đại lý với bên thứ ba.

Thực tiễn cho thấy không chỉ các bên trong hợp đồng nhầm lẫn hình thức của hoạt động mình đang thực hiện mà chính các cơ quan tài phán - được mặc định là phải am hiểu các quy định của pháp luật hơn cũng chưa rõ ràng trong việc xác định.

69

Thiết nghĩ, khi xét xử, Tòa án phải dựa vào bản chất của các thỏa thuận cũng như cả quá trình thực hiện hợp đồng để xác định cho đúng loại tranh chấp. Một khi các bên đã có các thỏa thuận mua bán và thực hiện chuyển quyền sở hữu trên thực tế thì phải xác định quyền và nghĩa vụ của các bên như là giữa bên mua và bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

Thực ra, nếu phải thực hiện hợp đồng đại lý theo đúng với các đặc điểm của nó, bên giao đại lý là bên có nhiều nguy cơ rủi ro hơn cả do tính chất của việc sở hữu hàng hóa. Bên giao đại lý có thể đối mặt với các rủi ro sau:

Thứ nhất, bên đại lý bán xong hàng hóa nhưng không thanh toán lại tiền cho bên giao. Nguy cơ này hoàn toàn có thể xảy ra nếu bên đại lý có hành vi bội tín, không tôn trọng đạo đức kinh doanh.

Thứ hai, bên giao đại lý phải gánh chịu những rủi ro về mất mát, hư hỏng của hàng hóa. Bên giao là chủ sở hữu nhưng trên thực tế không phải là người chiếm hữu thế nên bên giao đại lý không thể trực tiếp quản lý hàng hóa của mình. Hàng hóa trong sự quản lý của bên đại lý có thể bị tổn thất nếu có những rủi ro xảy ra do sự kiện bất khả kháng hoặc do sự thiếu thiện chí của bên đại lý trong bảo quản hàng hóa dẫn đến cháy nổ, quá hạn sử dụng…Và một khi có tổn thất, về nguyên tắc bên giao đại lý phải gánh chịu vì hàng hóa vẫn thuộc sở hữu của bên giao đại lý.

Trên đây là hai lý do mà các thương nhân e ngại khi giao kết loại hợp đồng này. Do đó, khi soạn thảo hợp đồng thương nhân giao đại lý đã đưa ra các điều khoản có mục đích đẩy rủi ro sang cho bên đại lý. Vậy, việc các bên thỏa thuận các điều khoản mang bản chất mua bán đứt đoạn trong hợp đồng đại lý không hẳn là nhầm lẫn do thiếu hiểu biết mà là sự nhầm lẫn một cách có chủ đích của thương nhân giao đại lý. Bên đại lý có thể không biết bất lợi này, hoặc biết nhưng vẫn chấp nhận vì họ không có quá nhiều lựa chọn: hoặc tiếp tục làm đại lý để nhận thù lao hoặc không tiếp tục giao kết với bên giao đại lý nữa.

Mỗi hoạt động thương mại đều tồn tại những ưu và nhược điểm riêng. Đại lý thương mại cũng không phải là ngoại lệ. Một khi lựa chọn kênh phân phối nào thì thương nhân phải cân nhắc các yếu tố như đặc tính hàng hóa, chiến lược kinh doanh, hệ thống cửa hàng sẵn có… chứ không nên dùng các ưu thế của doanh

70

nghiệp dồn ép bên đại lý nhằm có lợi cho mình. Hơn nữa, trong hình thức đại lý thương mại, bên giao đại lý đã có lợi khi không phải trực tiếp thiết lập cơ sở vật chất để phân phối hàng hóa mà vẫn thực hiện được mục tiêu bán hàng, mở rộng thị trường. Đây gọi là “được” và “mất” trong kinh doanh, thương nhân chiến lược phải biết cách dung hòa hai mặt này để đạt lợi nhuận tối đa. Pháp luật không cấm việc các bên thỏa thuận khác bản chất đại lý trong hợp đồng đại lý nên việc các bên thỏa thuận như vậy là không vi phạm pháp luật ngoại trừ trường hợp pháp luật có quy định bắt buộc các bên phải giao kết với nhau dưới hình thức hợp đồng đại lý. Tuy nhiên, vai trò của pháp luật là đem lại sự công bằng cho tất cả chủ thể nên cần có những quy định có tính chất thu hẹp một số quyền của bên giao đại lý để việc thực hiện hoạt động này đi vào khuôn khổ.

Một phần của tài liệu TẠ THỊ PHƯƠNG - LUẬN VĂN TN BẢN CUỐI (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)