Sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng đại lý

Một phần của tài liệu TẠ THỊ PHƯƠNG - LUẬN VĂN TN BẢN CUỐI (Trang 35 - 39)

7. Kết cấu của Luận văn

1.2.4.Sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng đại lý

Luật thương mại không quy định các trường hợp sửa đổi, chấm dứt, thanh lý hợp đồng đại lý. Nhưng trong Bộ luật dân sự có quy định khá cụ thể và chi tiết về các trường hợp này.

* Sửa đổi hợp đồng: Hợp đồng đại lý là loại hợp đồng được soạn thảo bằng văn bản và các loại hình khác có giá trị pháp lý tương đương. Hơn nữa hình thức giao kết hợp đồng đại lý là hình thức giao kết trực tiếp. Chính vì lẽ đó khi có sửa

29

đổi hợp đồng đại lý các bên nhất thiết phải găp gỡ trao đổi các điều khoản cần sửa đổi, sau đó đi đến thống nhất các điều khoản cần sửa đổi. Sau khi sửa đổi xong các bên sẽ chính thức coi các điều khoản đó là các điều khoản trong nội dung của hợp đồng mới.

* Chấm dứt hợp đồng đại lý trong các trường hợp sau:

- Hợp đồng đại lý đã hoàn thành. - Theo thoả thuận của các bên.

- Pháp nhân hoặc các chủ thế khác chấm dứt mà không phải do chính pháp nhân hay chủ thể đó thực hiện.

- Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt.

- Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có thoả thuận thay thế đối tương khác hoặc bồi thường thiệt hại.

- Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

* Huỷ bỏ hợp đồng.

Các bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng trong các trường hợp sau: nếu một bên đơn phương huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vị phạm hợp là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại

Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng:

* Buộc thực hiện đúng hợp đồng: là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm

thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh. Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng hoá khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo

30

đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng hoá khác chủng loại, dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.

* Phạt vi phạm : là trường hợp bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một

khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thảo thuận. Mức phạt tối đa đối với điều vi phạm hợp đồng do các bên thoả thuận nhưng không được quá 8% phần giá trị hợp đồng bị vi phạm.

* Bồi thường thiệt hại : là trường hợp bên vi phạm bồi thường những tổn thất

do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế và hành vi vi pham hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

* Tạm ngừng thực hiện hợp đồng: là việc một bên tạm thời không thực hiện

nghĩa vụ hợp đồng. Tạm ngừng trong những trường hợp sau đây: xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã đề thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

* Đình chỉ thực hiện hợp đồng: là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ

hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây: xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đinh chỉ hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản những nghĩa vụ hợp đồng.

* Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hai trường hợp: huỷ bỏ toàn bộ nội dung hợp đồng và huỷ bỏ một phần nội dung hợp đồng. Huỷ bỏ toàn bộ nội dung hợp đồng là việc loại bỏ hoàn toàn tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bội hợp đồng. Huỷ bỏ một phần nội dung hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại vẫn có hiệu lực. Huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ từng phần, nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc giao hàng, cung ứng dịch vụ và việc này cấu thành một hành vi vi phạm cơ bản đối với lần giao hàng, cung ừng dịch vụ đó thì bên có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với lần giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ đó.

31

Tiểu kết chương 1

Đại lý là một loại hình hoạt động trung gian thương mại quy định đặc thù trong pháp luật Việt Nam.Đại lý mang những đặc điểm riêng và đa dạng với nhiều loại hình đại lý khác nhau được quy định và áp dụng trong thực tiễn.

Do vậy Hợp đồng đại lý cũng là một loại hợp đồng đặc biệt. Hợp đồng đại lý mang bản chất của hợp đồng dịch vụ, có tính chất song vụ, ưng thuận và đền bù. Pháp luật quy định cụ thể về hợp đồng đại lý ở nhiều khía cạnh khác nhau như: đặc điểm; quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng; nguyên tắc giao kết; trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng; sửa đổi bổ sung, chấm dứt hợp đồng đại lý.

Những vấn đề nền tảng lý luận về đặc điểm của đại lý và hợp đồng đại lý là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu khung pháp lý chuyên sâu về hợp đồng đại lý và thực tiễn áp dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chế định.

32

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ

Hợp đồng đại lý được quy định chủ yếu tại Bộ luật Dân sự và Luật thương mại cùng một số văn bản pháp luật chuyên ngành. Loại hợp đồng này được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng hợp đồng đại lý tại Việt Nam còn nhiều bất cập dẫn đến phát sinh các tranh chấp.

Một phần của tài liệu TẠ THỊ PHƯƠNG - LUẬN VĂN TN BẢN CUỐI (Trang 35 - 39)