Hoàn thiện quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp

Một phần của tài liệu TẠ THỊ PHƯƠNG - LUẬN VĂN TN BẢN CUỐI (Trang 86 - 89)

7. Kết cấu của Luận văn

3.2.3. Hoàn thiện quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp

3.2.3. Hoàn thiện quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại lý đồng đại lý

Thứ nhất, quy định của Luật thương mại 2005 và Luật Cạnh tranh năm 2004 đang tồn tại mâu thuẫn xung quanh thỏa thuận ấn định giá bán hàng hóa của các đại lý cho khách hàng và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Pháp luật cạnh tranh và Luật Thương mại cần có hướng dẫn áp dụng trong trường hợp các bên có thỏa thuận ấn định về giá hoặc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khác để đảm bảo được đặc thù của quan hệ đại lý nhưng cũng không làm ảnh hưởng đến nguyên tắc tự do cạnh tranh trên thị trường.

Thứ hai, Luật thương mại 2005 cần bổ sung thêm quy định về một quyền quan trọng của bên đại lý là quyền được bảo vệ quyền sở hữu danh sách khách hàng trong hệ thống phân phối không chỉ trong thời gian hợp đồng đại lý có hiệu lực mà cả một khoảng thời gian hợp lý sau khi các bên đã chấm dứt quan hệ đại lý. Bên đại lý phải tạo dựng một mạng lưới khách hàng trong suốt thời gian làm đại lý cho bên giao đại lý và pháp luật cần bảo vệ quyền sở hữu danh sách khách hàng của họ không chỉ trong thời gian đang làm đại lý cho bên giao đại lý mà cả trong một khoảng thời gian nhất định sau khi hợp đồng đại lý hết hiệu lực. Vì việc tìm kiếm khách hàng có thể nói là một trong những công việc khó khăn nhất, có ý nghĩa quyết định để thương nhân tìm kiếm lợi nhuận kinh doanh. Như vậy, pháp luật cần bảo vệ quyền lợi chính đáng đó của bên đại lý bằng việc bổ sung thêm quy định quyền sở hữu danh sách khách hàng trong Luật thương mại 2005. Đồng thời cũng xây dựng cơ chế để bảo vệ quyền đó, đặt ra chế tài nhất định đối với những trường hợp vi phạm.

80

Thứ ba, thực tiễn hoạt động thương mại thời gian qua cho thấy có nhiều trường hợp các bên ký hợp đồng đại lý với thoả thuận hình thức đại lý hoa hồng; bên giao đại lý ấn định cứng giá mua, giá bán hàng hoá nhưng bên đại lý bán hàng với giá cao hơn giá ấn định. Đơn cử một ví dụ: sự việc diễn ra vào năm 2009, lợi dụng sự thay đổi trong quy định giảm 50% thuế VAT và 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ôtô theo chính sách kích cầu của Chính phủ (từ ngày 01/01/2010 quay về áp dụng mức thuế suất 10% VAT và từ 10 đến 12% lệ phí trước bạ tuỳ theo từng địa phương), nhiều đại lý bán ô tô của các nhà sản xuất ô tô trong nước đã buộc khách hàng phải trả thêm tiền so với giá công bố của nhà sản xuất, hoặc “tinh vi” hơn, buộc khách hàng phải mua thêm “các gói tuỳ chọn” có giá trị từ 5% đến 10% của giá trị xe ôtô để được nhận xe trước thời điểm 01/01/2010. Việc tự ý tăng giá so với giá nhà sản xuất công bố của các đại lý chẳng những ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng mà còn tác động xấu đến uy tín, hình ảnh, thương hiệu của nhà sản xuất và làm chậm việc tiêu thụ hàng hoá. Để khắc phục tình trạng này, pháp luật về ĐLTM cần bổ sung thêm quy định: trong trường hợp phát hiện bên đại lý bán hàng cao hơn giá do bên giao đại lý công bố thì bên giao đại lý được quyền yêu cầu đơn phương chấm dứt HĐ đại lý và buộc bên đại lý phải thanh toán tiền hàng cho bên giao đại lý theo giá đã bán cho khách hàng trên thực tế.

Thứ tư, hoàn thiện quy định về cung cấp thông tin, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo. Đối với một số hàng hóa nhất định việc cung cấp đầy đủ thông tin về tính năng và hướng dẫn sử dụng cho người tiêu dùng là hết sức quan trọng. Việc cung cấp thông tin, hướng dẫn sử dụng này thường được thực hiện bởi các nhân viên của bên đại lý. Do đó, bên giao đại lý thông thường sẽ hỗ trợ bên đại lý trong việc đào tạo cho các nhân viên của bên đại lý để thực hiện hoạt động cung cấp thông tin và hướng dẫn sử dụng đối với hàng hóa. Pháp luật cần quy định trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác thì bên giao đại lý có trách nhiệm đối với việc đào tạo nhân viên, hỗ trợ kỹ thuật cần thiết cho bên đại lý.

Theo chúng tôi, nhận định trên của Nhóm nghiên cứu là hợp lý nhưng chưa đầy đủ. Nghĩa vụ về cung cấp thông tin cần nhìn toàn diện hơn từ cả hai phía, bên

81

giao đại lý và bên đại lý. Bên đại lý cần cung cấp cho bên giao đại lý các thông tin về hoạt động của mình (trước kia, hiện tại và cả tương lai), các khách hàng tìm kiếm được và điều kiện thị trường mà họ đang hoạt động. Thông tin này được xem là cần thiết cho bên giao đại lý thực hiện hợp đồng với bên đại lý và cả khách hàng một cách đúng đắn. Nói cách khác, nghĩa vụ này liên quan đến những thông tin có thể ảnh hướng tới quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý theo hợp đồng. Bên giao đại lý có nghĩa vụ đảm bảo thông tin phải chính xác, trung thực. Bên cạnh việc thông báo cho bên giao đại lý về những giao dịch được xác lập, nghĩa vụ này của bên đại lý còn bao gồm việc báo cáo những khiếu nại hay phản ánh của khách hàng mà bên đại lý nhận được hoặc biết được về những yêu cầu đặc biệt của khách hàng liên quan đến hàng hóa, dịch vụ. Luật một số nước quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên đại lý còn bao gồm cả những thông tin thị trường (market conditions), trong đó có những yêu cầu của khách hàng, phát triển giá và tình trạng cạnh tranh. Nghĩa vụ cung cấp thông tin dạng này bị giới hạn trong phạm vi những thông tin theo khu vực hoạt động của đại lý. Luật hiện nay không quy định hình thức chung của việc cung cấp thông tin và theo chúng tôi điều này là hợp lý bởi mục đích của quy định này là nhằm để các bên phải có sự tương tác với nhau.

Ngược lại, đối với bên giao đại lý, trong quá trình thực hiện hợp đồng bên giao đại lý cần cung cấp các thông tin cần thiết cho bên đại lý thực hiện nhiệm vụ của mình. Đó là thông tin liên quan đến hàng hóa hay dịch vụ và điều kiện mà bên đại lý phải mua/bán hoặc cung ứng cho khách hàng. Không có yêu cầu về hình thức cụ thể đối với việc cung cấp thông tin của bên giao đại lý. Tùy vào trường hợp cụ thể, bên giao đại lý có thể cung cấp cho bên đại lý các loại tài liệu liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, ví dụ như tờ rơi hay mẫu sản phẩm, mẫu điều kiện giao kết với khách hàng...; thông tin liên quan đến giá cả, thời hạn thanh toán, thời hạn giao hàng, chính sách thương mại của bên giao đại lý (ví dụ mặt hàng nhắm đến đối tượng khách hàng nào); thông tin liên quan đến bảng giá và các tờ rơi quảng cáo... Trừ khi các bên thỏa thuận khác đi, việc cung cấp thông tin này phải hoàn toàn miễn phí. Do vậy, tại dự thảo quy định việc bên giao đại lý có nghĩa vụ cung cấp thông tin về hoạt động của hệ thống đại lý của mình cho bên đại lý trước khi ký hợp đồng đại lý là cần thiết. Thông tin về hoạt động đại lý bao gồm chính sách, thù lao,

82

giao nhận hàng hóa, chính sách hỗ trợ đào tạo....Tuy nhiên, cần bổ sung rõ hơn trách nhiệm của bên đại lý trong việc cung cấp thông tin cho bên giao đại lý và hậu quả pháp lý đối với trường hợp một trong hai bên cung cấp thông tin không đầy đủ và chính xác.

Một phần của tài liệu TẠ THỊ PHƯƠNG - LUẬN VĂN TN BẢN CUỐI (Trang 86 - 89)