Một số giải pháp thực thi

Một phần của tài liệu TẠ THỊ PHƯƠNG - LUẬN VĂN TN BẢN CUỐI (Trang 94)

7. Kết cấu của Luận văn

3.3.Một số giải pháp thực thi

3.3.1. Về phía Nhà nước

Do đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại nói chung và hoạt động đại lý nói riêng cần có sự thay đổi về phạm vi điều chỉnh, về nội dung và cơ chế điều chỉnh phù hợp với các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, đồng thời đảm bảo quyền tự do thực hiện hoạt động đại lý, hợp đồng đại lý của thương nhân.

Trong một số trường hợp, Nhà nước vẫn còn can thiệp khá sâu đến việc hình thành quan hệ hợp đồng đại lý. Điều này được thể hiện rõ trong quy định khá chi tiết về nội dung chủ yếu của hợp đồng đại lý bảo hiểm, hợp đồng đại lý lữ hành (Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật du lịch) hoặc trong các quy định về điều kiện để ký hợp đồng đại lý xăng dầu của bên đại lý. Đặc điểm này đỏi hỏi những giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng đại lý phải được xây dựng trên quan điểm là phải thay đổi căn bản và triệt để tư duy pháp lý điều chỉnh mang nặng tính mệnh lệnh hành chính. Để làm được điều này Nhà nước cần tháo bỏ các rào cản về chính sách, pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền tự do giao kết hợp đồng đại lý của thương nhân.

Các rào cản về chính sách, pháp luật cần được loại bỏ gồm: Các quy định gây cản trở đến việc hình thành quan hệ hợp đồng đại lý; các quy định thiếu tính phù hợp, không đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia, gây khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng đại lý; ngoài ra cũng cần bổ sung các quy định về nghĩa vụ của bên giao đại lý với bên thứ ba trong hoạt động đại lý.

Như vậy, yêu cầu đặt ra đối với pháp luật về hợp đồng đại lý là phải tạo ra môi trường pháp lý bình đẳng giữa các thương nhân trong hoạt động đại lý, nhưng đồng thời phải xác lập cơ sở pháp lý để Nhà Nước có thể điều tiết nền kinh tế thông qua các thương nhân tham gia hoạt động đại lý.

88

3.3.2. Về phía các thương nhân tham gia hợp đồng đại lý

Trong quá trình tham gia hợp đồng đại lý, các thương nhân cũng cần chủ động tìm hiểu, nắm vững các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng đại lý để hạn chế những rủi ro pháp lý có thể xảy ra khi giao kết loại hợp đồng này.

Ngoài ra, khi tham gia hợp đồng đại lý, thương nhân cần phải tôn trọng và tuân thủ đúng quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định pháp luật và theo hợp đồng đại lý đã giao kết.

Như vậy, thương nhân không còn cách nào khác để bảo vệ quyền lợi của mình khi tham gia hợp đồng đại lý ngoài việc phải hiểu luật và tuân thủ, thực thi theo quy định pháp luật. Có như vậy, hợp đồng đại lý mới hạn chế được những tranh chấp xảy ra trong thực tiễn áp dụng.

Tiểu kết chương 3

Pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về đại lý thương mại nói riêng đã được pháp điển hóa tới tới mục tiêu đầy đủ và chuyên biệt. Thực tiễn không thể phủ nhận những nỗ lực để có được thành tựu đó. Tuy nhiên, để đảm bảo hơn nữa quyền tự do giao kết, thực hiện hợp đồng đại lý của thương nhân trong quá trình hoạt động đại lý, việc tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi bổ sung những quy định hiện hành và ban hành ngay văn bản hướng dẫn về đại lý thương mại là đòi hỏi cần thiết, khách quan. Trên cơ sở quan điểm và định hướng hoàn thiện pháp luật về đại lý thương mại, chúng tôi đưa ra một số đề xuất về cách nhìn nhận bản chất pháp lý của chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đại lý, về hình thức hợp đồng đại lý, về trách nhiệm pháp lý của các bên đối với bên thứ ba, những nội dung cần lưu ý trong quá trình thương thảo hợp đồng... Bên cạnh đó, tăng cường phổ biến pháp luật sâu rộng trong nhân dân, nâng cao năng lực nắm và vận dụng pháp luật cũng như ý thức tuân thủ của thương nhân là yêu cầu bức thiết, góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, hấp dẫn ở Việt Nam.

89

KẾT LUẬN

Hoạt động đại lý và hợp đồng đại lý là hiện tượng nảy sinh tất yếu trong nền kinh tế thị trường do nhu cầu mở rộng, phát triển hoạt động kinh doanh của thương nhân. Hoạt động đại lý thể hiện đầy đủ các yếu tố của một quan hệ (giao dịch) hợp đồng đại lý, theo đó bên đại lý thực hiện công việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với danh nghĩa của mình theo điều kiện thỏa thuận với bên giao đại lý và được nhận thù lao đại lý. Để thừa nhận về mặt pháp lý sự tồn tại của loại hoạt động thương mại này, để bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đại lý cũng như bảo đảm cho việc giao kết, thực hiện hợp đồng đại lý trong một trật tự ổn định, cần có pháp luật điều chỉnh hoạt động đại lý và hợp đồng đại lý thương mại.

Do đó, pháp luật Việt Nam hiện hành đã hình thành nên những khung pháp lý cơ bản điều chỉnh hoạt động đại lý và hợp đồng đại lý ở những khía cạnh chủ yếu như: Điều kiện hiệu lực; giao kết hợp đồng đại lý; quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng; thực hiện, sửa đổi, bổ sung và chấm dứt hợp đồng đại lý. Thực tiễn áp dụng các quy định này trong thực tế tuy vẫn còn nhiều bất cập nhưng đã phần nào phản ánh đúng bản chất của pháp luật Việt Nam về hợp đồng đại lý.

Bởi vậy, pháp luật Việt Nam về hợp đồng đại lý là một vấn đề pháp lý có tính thực tiễn nên được nghiên cứu không chỉ phục vụ mục đích học thuật nhằm đem đến nhận thức đúng đắn về hợp đồng đại lý mà còn là cơ sở khoa học để phát triển các nguyên tắc pháp lý và quy định thành văn về chế định đại lý.

Luận văn đã tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ các đặc điểm của đại lý và hợp đồng đại lý, đồng thời trên cơ sở khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng thực thi pháp luật về hợp đồng đại lý ở Việt Nam, luận văn đã chỉ ra một số tồn tại và bất cập trong quy định hiện hành, cụ thể như:

*Chỉ rõ được các quy định hiện hành điều chỉnh hoạt động đại lý ở Việt Nam còn một số nội dung không thống nhất: Các quy định về trách nhiệm của các bên giao đạil ý,bên đại lý với bên thứ ba, chấm dứt hợp đồng phát sinh trong hoạt động đại lý còn bộc lộ một số bất cập, chưa đảm bảo quyền tự do giao kết, thực hiện hợp đồng cũng như lợi ích của các bên tham gia quan hệ hợp đồng.

90

* Một thiếu sót lớn của pháp luật về hợp đồng đại lý hiện nay là quy định chưa rõ trách nhiệm của bên giao đại lý và bên đại lý với bên thứ ba trong hoạt động đại lý thương mại, xuất phát từ sự nhìn nhận hạn chế về tư cách đại diện (nhân danh bên giao đại lý hay nhân danh chính mình) của bên đại lý khi xác lập giao dịch với bên thứ ba vì lợi ích của bên giao đại lý. Các phân tích về bản chất pháp lý của chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng giúp tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề này phù hợp với pháp luật quốc tế.

* Cho dù khái niệm hợp đồng đại lý không mới và là một phần của lịch sử phát triển trung gian thương mại trên thế giới, nhưng giá trị thực tiễn của việc nghiên cứu vẫn còn trong hiện tại bởi Việt Nam đang trong giai đoạn tiến hành các hoạt động rà soát hệ thống pháp luật về dịch vụ đại lý. Trên cơ sở quan điểm và định hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng đại lý, cần quan tâm đến một số vấn đề về thực thi pháp luật cũng như phải quy định rõ hơn và bổ sung thêm một số điều khoản trong khung pháp luật điều chỉnh hoạt động đại lý (có thể dưới hình thức Nghị định hoặc một văn bản quy phạm pháp luật khác), đặc biệt chú ý đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động này để xây dựng được khung pháp lý cần thiết, hỗ trợ, bảo vệ doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực đại lý, góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông trong nước phát triển, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo đảm thị trường cạnh tranh lành mạnh và phát triển ổn định bền vững.

Do đó, việc nghiên cứu về đề tài có những giá trị đóng góp thực tiễn cho khoa học pháp lý về trung gian thương mại tại Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Văn bản pháp luật

1. Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14/06/2005.

2. Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 24/11/2015

3. Luật Thương mại số 58/L-CTN, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 10/05/1997.

4. Luật Thương mại số 36/2005/QH11, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14/06/2005.

5. Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 03/12/2004.

6. Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

7. Nghị định 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, quy định chi tiết về điều kiện trở thành đại lý, tổng đại lý đối với việc kinh doanh xăng dầu.

8. Thông tư 38/2014/TT-BCT của Bộ Công thương hướng dẫn Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.

9. Nghị định 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.

10. Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22 tháng 03 năm 2016 của Chính phủ về kinh doanh khí.

11. Thông tư 34/2013/TT-BCT của Bộ Công thương về công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

II. Sách, báo, tạp chí có liên quan

12. “Báo cáo hỗ trợ Bộ Công thương xây dựng Nghị định về Đại lý thương mại

trong lĩnh vực phân phối” của dự án EU–ViệtNam Mutrap III Dự án hỗ trợ

thương mại đa biên (2011).

13. Bộ Công thương, Tài liệu tham khảo – Hội thảo tổng kết thực tiễn thi hành Luật Thương mại 2005, Hà Nội 2015, tr.324-325.

14. Bộ Tư pháp Việt Nam và Tổ chức hợp tác quốc tế, Viện nghiên cứu luật tổng hợp Bộ Tư pháp, Trung tâm Luật Dân sự, Thương mại quốc tế của Nhật Bản (1999), TàiliệuhộithảovềLuậtDânsựvàthươngmại ViệtNam– NhậtBản, tr.699

15. Luận án tiến sĩ luật học của Hồ Ngọc Hiển “Đại diện cho thương nhân theo

pháp luật thương mại Việt Nam hiện nay” (2012)

16. Ngô Huy Cương (2009), “Chế định đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam– Nhìn từ góc độ luật so sánh”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (số 4), tr. 20 - 25.

17. Ngô Huy Cương (2009), “Hai cặp phân loại hợp đồngcăn bản”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, (số 25), tr. 2, 3, 27 – 32. 23. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam,

tập 1, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Dung (2008), Pháp luật về hợp đồng trong thương mạivàđầutư -Nhữngvấnđềpháplýcơbản, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Khế (2007), Luật thương mại giải quyết tranh

chấpthươngmại, Nxb. Tài Chính, Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Mơ (2005), SửađổiLuậtthương mại ViệtNam1997phùhợp

với pháp luậtvà tập quán thươngmại quốc tế, Nxb. Lý luận chính trị, Hà

Nội.

21. Nguyễn Thị Mơ (2005), Lựa chọn bước đi giải pháp để Việt Nammở

cửa về dịchvụ thương mại, sách chuyên khảo, Nxb. Lý luận chính trị, Hà

22. Nguyễn Như Phát (2002), Luật Kinh tế Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Nguyễn Như Phát và Phan Thảo Nguyên (2006), “Pháp luật thương mại

dịch vụ Việt Nam và Hội nhập kinh tế quốc tế”, Nxb. Công an nhân dân,

Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Vân Anh (2006), “Khái niệm, bản chất pháp của hoạt độngtrunggianthươngmại”, Tạp chí Luật học, (số 1), tr. 4, 5, 6, 9.

25. Nguyễn Thị Vân Anh (2006), “Một số ý kiến về đại thương mại”. Tạp chí Luật học, (số 5), tr. 3 - 9.

26. Nguyễn Thị Vân Anh (2006), “Tìm hiểu khái niệm đại lý thương mại”

Tạp chí Luật Học số 8, tr.5.

27. Nguyễn Thị Vân Anh (2006), “Các hình thức pháp chủ yếu của trunggianthươngmại”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (số 3), tr. 44-50. 28. Nguyễn Thị Vân Anh (2007), “Pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian

thương mạiở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà

Nội.

29. Nguyễn Thị Vân Anh (2009), Pháp luật điều chỉnh các hoạt động

trunggianthương mạiởViệtNam, Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội.

30. Phạm Duy Nghĩa (1998), Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

31. Phạm Duy Nghĩa (2003), “Chuyên khảo Luật kinh tế”, Nxb.Lao động, Hà Nội.

32. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật Kinh tế, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

33. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật (2002), Bước đầu tìm hiểu pháp luật thương mại Mỹ,

Nxb. Khoa học – Xã hội, Hà Nội, tr.182-183

34. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập 1, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.

35. Viện Ngôn ngữ học (1997), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr.34.

III. Trang Web

36. http://caselaw.vn.

37. congbobanan.toaan.gov.vn.

38. Nguyễn Thị Xuân, Phạm Thùy Dương, “Phát triển ngành dịch vụ

trong quá trình chuyển đổi hình tăng trưởng”, ngày cập nhật:

01/10/2018.

http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/kinh-te-dau-tu/phat-trien-nganh- dich-vu-trong-qua-trinh-chuyen-doi-mo-hinh-tang-truong-111785.html 39. Tòa kinh tế Tòa án Nhân dân tối cao (2010), “Quyết định giám đốc thẩm

số 04/2010/KDTM-GĐT ngày 19 tháng 03 năm 2010 về việc tranh chấp hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa”, www.vibonline.com.vn, 16/12/2010. 40. Tổng Cục thống kê, “Thông cáo báo chí tình hình kinh tế - hội quý I

năm2017”, ngày cập nhật 01/10/2018.

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH BẢN ÁN LÀ MẪU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1. Bản án số 59/2017/KDTM-ST ngày 19/09/2017 về việc tranh chấp hợp đồng đại lý tại Toà án nhân dân quận Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh

https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta37941t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 10/11/2018.

2. Bản án số 01/2017/KDTM-ST ngày 28/12/2017 về việc tranh chấp hợp đồng đại lý tại Toà án nhân dân huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương

https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta94727t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 10/11/2018.

3. Bản án số 01/2018/KDTM-ST ngày 22/6/2018 về việc tranh chấp hợp đồng đại lý phân bón tại Toà án nhân dân huyện Chư Jut tỉnh Đăk Nông.

https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta64782t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 10/11/2018.

4. Bản án số 14/2017/KDTM-ST ngày 29/9/2017 về việc tranh chấp hợp đồng

Một phần của tài liệu TẠ THỊ PHƯƠNG - LUẬN VĂN TN BẢN CUỐI (Trang 94)