Vai trò của cây lạc trong vòng tuần hoàn của nitơ

Một phần của tài liệu ng dụng chế phẩm vi sinh để thay thế một số phần phân bón hóa học và phòng chống một số bệnh cho cây họ đậu tại hà nội (Trang 34 - 36)

Lạc là một trong các cây bộ đậu có khả năng cố định nitơ sinh học, một quá trình chuyển hoá nitơ phân tử trong không khí thành đạm cung cấp cho cây và đất trồng thông qua hoạt động sống của các vi sinh vật. Trong các hệ thống cố định nitơ sinh học, cố định nitơ cộng sinh giữa vi khuẩn Rhizobium và cây bộ đậu là quan trọng nhất, ước tính đạt trên 80 triệu tấn mỗi năm, tương đương với lượng phân đạm vô cơ trên toàn thế giới sản xuất năm 1990. Trong hệ thống cố định đạm sinh học này mỗi nốt sần là một nhà máy phân đạm mini, trong đó cây chủ vừa là chỗ trú ngụ đồng thời cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho quá trình cố định đạm của vi khuẩn và nhận

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 23

lại lượng đạm từ quá trình cố định nitơ để cung cấp cho các quá trình tổng hợp đạm trong thân, lá, hoa quả. Số liệu về khả năng cố định nitơ cộng sinh của vi khuẩn nốt sần và cây lạc cùng một số cây bộ đậu khác trên đồng ruộng được Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) ước tính trong bảng 1, trong đó cây lạc có khả năng cố định được 72-124 kg N/ha/năm.

Bảng 1.4: Khả năng cố định nitơ của cây lạc và một số cây bộ đậu chính trên đồng ruộng

Cây đậu Lượng đạm cố định

(kg/N/ha/năm)

Lạc Arachis hypogea 72-124

Đậu lông Calopogonium mucunoides 370-450 Đậu răng ngựa Vicia faba 45-552 Đậu săng Cajanus cajan 168-280 Đậu Cowpea Vigna unguiculata 73-354 Đậu giá (đậu xanh) Vigna mungo 63-342

Đậu nành Glycine max 60-168

Chick pea Cicer arrietinum 103

Lentil Lens esculenta 88-114

Đậu Hoà Lan Pisum sativun 52-77 Đậu hoe Phaseolus vulgaris 40-70

* Nguồn: FAO,1984

Trong tự nhiên nitơ là nguyên tố trơ khó liên kết hoá học với các nguyên tố khác, nếu không có chất xúc tác và các điều kiện đặc biệt khác, bị chuyển hoá không ngừng do các hoạt động sinh học hay hoá học khác nhaụ Dưới tác động của các hoạt động hoá học hoặc sinh học nitơ phân tử được chuyển hoá thành đạm vô cơ, sau chuyển hoá thành đạm thực vật hoặc động

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 24

vật thông qua quá trình đồng hoá. Một phần đạm thực vật dưới dạng tàn dự thực vật và một phần khác được người, động vật thải ra dưới dạng phân bã được trả lại cho đất. Đạm trong đất, một phần được cây trồng sử dụng, số còn lại bị mất đi do thẩm lậu, rửa trôi hoặc bị bay hơi do hoạt động của các vi sinh vật đất có khả năng phân giải đạm. Quá trình mất đạm bị ảnh hưởng rất lớn bởi các chế độ canh tác.

Một phần của tài liệu ng dụng chế phẩm vi sinh để thay thế một số phần phân bón hóa học và phòng chống một số bệnh cho cây họ đậu tại hà nội (Trang 34 - 36)