Quá trình hình thành nốt sần và các loại nốt sần của cây lạc

Một phần của tài liệu ng dụng chế phẩm vi sinh để thay thế một số phần phân bón hóa học và phòng chống một số bệnh cho cây họ đậu tại hà nội (Trang 37 - 38)

Quá trình hình thành nốt sần có thể tóm tắt như sau: Khi tiếp xúc với rễ của cây lạc non trong điều kiện thuận lợi vi khuẩn nốt sần sinh sản nhanh làm tăng mật độ tại điểm tiếp xúc, đồng thời tiết ra một số hoạt chất làm mềm lớp biểu bì của lông hút. Long hút quăn lạị Tế bào vi khuẩn xâm nhập vào lông hút và tiếp tục sinh sản nhanh tạo thành sợi nhiễm. Sợi nhiễm xuyên qua lớp vỏ của rễ cây, kích thích vỏ rễ phát triển tạo ra lợp mô phân sinh và từ đó hình thành vỏ nốt sần. Bên trong nốt sần các tế bào tiếp tục phát triển và hình thành hệ thống mạch dẫn vận chuyển chất dinh dưỡng đến nốt sần và chuyển đạm hình thành trong quá trình cố định nitơ đến các bộ phận của câỵ

Hình dáng, kích thước, màu sắc và vị trí của nốt sần trên rễ cây lạc rất khác nhau và phản ánh tình trạng liên kết giữa vi khuẩn nốt sần và hiệu quả cố định nitơ. Căn cứ vào hiệu quả cố định nitơ 2 loại nốt sần được phân biệt, đó là nốt sần hữu hiệu và nốt sần vô hiệụ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 26

Nốt sần hữu hiệu thường to và tập trung thành chùm ở rễ cái và gần cổ rễ phụ. Độ lớn tối đa của nốt sần hữu hiệu đạt được vào thời kỳ cây ra hoa rộ. Nốt sần hữu hiệu có thịt màu đỏ do sắc tố Lehaemoglobin tạo ra, có chức năng điều tiết lượng oxy cần thiết để kích thích enzym cố định nitơ Nitrogenazạ Khi nốt sần hữu hiệu trở nên già Leghaemoglobin bị biến đổi thành Legcholeglobin, sắc tố màu xanh, khi đó nốt sần không còn khả năng cố định nitơ. Khi lạc được bón đạm vô cơ nốt sần hữu hiệu vẫn hình thành nhưng nhỏ và có đặc điểm gần như nốt sần vô hiệụ Khi đạm trong đất cạn đị, nốt sần hữu hiệu phát triển kích thước và và lại cố định nitơ bình thường. Molypden là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng trong quá trình cố định nitơ. Thiếu Molypden nốt sần hữu hiệu vẫn phát triển bình thường về kích thước, song thịt nốt sần lại có màu xanh lục và có biểu hiện già cỗị

Nốt sần vô hiệu có kích thước nhỏ và phân bố khắp hệ thống rễ. Nốt sần vô hiệu có thịt màu trắng xanh và không thay đổi trong suốt thời gian phát triển và khi già.

Dựa vào số lượng, kích thước và màu xắc thịt nốt sần người ta có thể đánh giá được hiệu quả của quá trình cố định nitơ của cây lạc và nòi vi khuẩn tương ứng. Rễ cây có mật độ nốt sần hữu hiệu cao, chứng tỏ việc sử dụng phân vi khuẩn nốt sần đã mạng lại hiệu quả tốt. Số lượng và Khối lượng nốt sần được kiểm tra tốt nhất vào thời kỳ cây ra hoa rộ. Để đánh giá tác dụng của biện pháp nhiễm vi khuẩn nốt sần và khả năng lây nhiễm của vi khuẩn được bón cần thiết kiểm tra nốt sần ở thời kỳ cây 4-5 tuần tuổị

Một phần của tài liệu ng dụng chế phẩm vi sinh để thay thế một số phần phân bón hóa học và phòng chống một số bệnh cho cây họ đậu tại hà nội (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)