sinh trưởng, phát triển, năng suất, khả năng thay thế phân bón hóa học và hạn chế bệnh cây lạc và đậu tương
Trong vụ hè thu, năm 2009, đề tài đã tiến hành 04 thử nghiệm tại hai xã Thụy Hương - Chương Mỹ và Hiền Ninh - Sóc Sơn, Hà Nội (lạc và đậu tương), để đánh giá hiệu quả ứng dụng của chế phẩm vi sinh đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, khả năng thay thế phân bón hóa học và hạn chế bệnh cây lạc và đậu tương.
Một số tính chất hóa học đất tại 2 điểm thí nghiệm được ghi lại trong bảng sau:
Bảng 3.8: Tính chất hóa học đất trước thí nghiệm
Stt Địa điểm pHKCl % OM % N % P205 % K20
1 Sóc Sơn 6,5 1,64 0,081 0,119 0,595 2 Chương Mỹ 6,0 1,66 0,118 0,200 0,783
Điểm Chương Mỹ, Hà Nội: Đất thí nghiệm thuộc loại đất phù sa hệ thống sông Hồng (phù sa sông Đáy), không được bồị Điểm Sóc Sơn, Hà Nội: Đất thí nghiệm thuộc loại đất xám bạc màu trên nền phù sa cổ, có hàm lượng sắt và hữu cơ rất thấp (làm cho đất có mầu trắng, trắng xám), dung trọng cao, độ xốp thấp, đất chua nghèo dinh dưỡng, khả năng trao đổi cation của đất
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 49
thấp, tính thấm kém, khả năng giữ và hấp phụ nước và các chất dinh dưỡng không caọ Tuy nhiên từ kết quả phân tích đất cho thấy đất Sóc Sơn lại có hàm lượng dinh dưỡng xấp xỉ trong đất Chương M ỹ, điều tra lịch sử canh tác đất cho thấy đất Sóc Sơn luôn được bón phân hữu cơ trong quá trình canh tác nên đã làm tăng hàm lượng dinh dưỡng trong đất trong khi đất tại Chương Mỹ nhiều năm gần đây đã không sử dụng phân hữu cơ nên đất bị chai cứng dần thoái hóa mất dinh dưỡng. Từ kết quả phân tích trên càng chứng tỏ tầm quan trọng của việc sử dụng phân hữu cơ trong canh tác đồng thời giảm lượng phân bón hóa học.