Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng đến sinh trưởng và phát triên của cây lạc

Một phần của tài liệu ng dụng chế phẩm vi sinh để thay thế một số phần phân bón hóa học và phòng chống một số bệnh cho cây họ đậu tại hà nội (Trang 31 - 33)

cây lạc

1.4.1 Vai trò của đạm

Đạm giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống cây trồng. Ở trong cây đạm nằm dưới dạng các hợp chất hữu cơ, đạm có trong thành phần của các enzym là chất xúc tác quan trọng của các phản ứng sinh lý, sinh hoá trong câỵ Trong tự nhiên đạm tồn tại ở dạng nitơ phân tử. Đối với cây lạc đạm là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự sống của câỵ Thiếu đạm cây lạc sinh trưởng còi cọc, lá vàng, rễ phát triển kém, thân chuyển sang màu nâu đỏ, ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành phát triển của quả lạc (Lê Song Dự và CTV,1979).

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 20

Trong thâm canh cây đậu đỗ nói chung và cây lạc nói riêng nhiều nhà khoa học đã khẳng định cần bón một lượng phân đạm thích hợp vào thời kỳ đầu của cây, đạm này có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây, xúc tiến quá trình cố định nitơ phân tử của cây được sớm hơn, mạnh hơn (GS Võ Minh Kha và CTV).

1.4.2 Vai trò của lân

Lân tồn tại trong cây ở dạng hữu cơ và vô cơ, tỷ lệ lân hữu cơ và vô cơ thay đổi tuỳ theo bộ phận của câỵ Ở hạt lân chủ yếu tồn tại ở dạng hữu cơ còn ở lá thì dạng vô cơ nhiều hơn, lân là thành phần của axit nucleic quyết định sự phân chia của tế bào do vậy lân quyết định đặc tính di truyền của thực vật. Thiếu lân ngay ở giai đoạn đầu sự phát triển của rễ gặp khó khăn cây hút dinh dưỡng kém dẫn đến còi cọc. Lân còn tham gia vào thành phần phosphatit tăng cường tính chống chịu của cây trước sự thay đổi của môi trường. Lân còn ảnh hưởng đến quá trình quang hợp tham gia vào thành phần các hợp chất cao năng, nên nó có liên quan chặt chẽ đến sự sống của cây, thiếu lân lạc sinh trưởng kém, lá chuyển sang màu tím hoặc nâu đỏ. Triệu chứng thiếu lân thường xảy ra ở thời kỳ cây con, nhất là khi gặp thời tiết rét. Đủ lân cây phát triển tốt, lá dày hơn, có màu xanh đậm hơn, đặc biệt lân có tác dụng rất lớn đến bộ rễ của câỵ Đủ lân rễ cây phát triển dài hơn, rộng hơn, tạo điều kiện cho quá trình hút dinh dưỡng khoáng trong đất của cây mạnh hơn (Lê Song Dự và CTV,1979).

1.4.3 Vai trò của kali

Kali tồn tại trong cây dưới dạng muối vô cơ hoà tan và muối của axit hữu cơ trong tế bàọ Ở các bộ phận non, hoạt động sinh lý mạnh thường chứa nhiều kalị Kali có thể chuyển từ bộ phận già sang bộ phận non của câỵ Kali tham gia vào hoạt động của các men, ở đó nó đóng vai trò làm chất xúc tác và điều chỉnh. Các quá trình sinh lý trong cây sẽ không thực hiệu được bình thường nếu thiếu kali (sự tổng hợp đường, tinh bột, sự vận chuyển gluxit, sự

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 21

khử natri, tổng hợp protein và phân chia tế bào). Thiếu kali làm xuất hiện nhiều quả một hạt. Lạc hút 1 lượng lớn kali, hàm lượng kali lên đến 4% trong cây ở thời kỳ sinh trưởng đầu là hiện tượng phổ biến. Một số tác giả cho rằng hàm lượng kali trong cây 2,15% làm cho cây ra hoa kết quả tối đa và khi hàm lượng kali giảm xuống 0,75% thì xuất hiện triệu chứng thiếu kali ((Lê Song Dự và CTV,1979). Tuỳ thuộc vào tính chất đất đai và chế độ luân canh mà hiệu quả của việc bón kali khác nhaụ Lạc có thể hút nhiều kali hơn nhu cầu của nó khi được trồng ở đất giàu kalị Do đó đánh giá nhu cầu kali của cây lạc theo lượng kali hút có thể dẫn đến những kết quả sai lầm. Ở điều kiện đất thiếu kali nhưng nhờ hệ rễ phát triển rộng có thể khai thác được chất dinh dưỡng trong một lượng đất lớn nên có thể lạc vẫn cho năng suất khá. Vì những lý do trên nên số liệu nghiên cứu về hiệu quả bón kali cho lạc rất thất thường. Đất Việt Nam có hàm lượng kali thường không thiếu, nhưng do nhu cầu của thâm canh, nên cần phải bón phân kali cho lạc. Theo số liệu nghiên cứu của GS Nguyễn Minh Kha và CS (1989-1992) thì lượng phân bón kali cho lạc cho hiệu quả cao nhất khi bón với lượng 30-60 kg K2O/ha cho đất phù sa và đất bạc màu, bón quá liều lượng trên không cho hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu ng dụng chế phẩm vi sinh để thay thế một số phần phân bón hóa học và phòng chống một số bệnh cho cây họ đậu tại hà nội (Trang 31 - 33)