Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu ng dụng chế phẩm vi sinh để thay thế một số phần phân bón hóa học và phòng chống một số bệnh cho cây họ đậu tại hà nội (Trang 47 - 51)

2.3.1 Đánh giá hiệu quả hạn chế bệnh chết héo và xác định tỷ lệ thay thế phân bón hóa học.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 36

Thí nghiệm lạc

- Bố trí trong chậu vại, cát được khử trùng trước khi trồng.

- Tổ hợp vi sinh vật lựa chọn cho cây lạc bao gồm 01 chủng vi khuẩn cố định nitơ L10, 01 chủng vi khuẩn phân giải lân HC, 01 chủng vi khuẩn kích thích sinh trưởng thực vật TL6 và 01 chủng vi khuẩn PU2 đối kháng vi khuẩn héo xanh lạc R.solanacearum và nấm gây héo vàng F.oxysporum).

- Giống lạc sử dụng trong nghiên cứu L02 (giống mẫn cảm với bệnh héo xanh) và MD7 (giống chống chịu bệnh héo xanh).

- Thí nghiệm gồm 6 công thức, 3 lần nhắc CT1: (đối chứng) không nhiễm chế phẩm CT2: Nhiễm vi khuẩn R. solanacearum

CT3: Nhiễm nấm F. oxysporum

CT4: Nhiễm chế phẩm vi sinh

CT5: Nhiễm chế phẩm vi sinh và nấm F. oxysporum

CT6 : Nhiễm chế phẩm và vi khuẩn R.solanacearum

Thí nghiệm đậu tương

- Bố trí tại khu thí nghiệm của Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóạ

- Tổ hợp vi sinh vật lựa chọn để đánh giá hiệu quả trên cây đậu tương bao gồm 01 chủng vi khuẩn cố định nitơ ĐT09, 01 chủng vi khuẩn phân giải lân HB, 01 chủng vi khuẩn kích thích sinh trưởng thực vật GL2 và 01 chủng vi khuẩn BG4 đối kháng vi khuẩn héo xanh lạc R.solanacearum và nấm gây héo vàng F.oxysporum).

- Giống đậu tương sử dụng trong nghiên cứu là DT84 (giống trồng phổ biến). - Thí nghiệm được thiết lậptheo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn với 6 công thức.

CT1: (đối chứng) không nhiễm chế phẩm CT2: Nhiễm vi khuẩn R. solanacearum

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 37

CT4: Nhiễm chế phẩm vi sinh

CT5: Nhiễm chế phẩm vi sinh và nấm F. oxysporum

CT6 : Nhiễm chế phẩm và vi khuẩn R.solanacearum

Các chỉ tiêu theo dõi:

- Tỷ lệ cây chết = số cây chết / tổng số cây theo dõi x 100 - Khả năng hình thành nốt sần ( số nốt sần hữu hiệu trên cây) - Khối lượng thân lá.

2.3.1.2 Thí nghiệm đồng ruộng

Thí nghiệm lạc

- Thí nghiệm trên diện tích hẹp được bố trí tại huyện Sóc Sơn và huyện Chương Mỹ -Hà Nộị

- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, gồm 7 công thức, 3 lần nhắc: CT1: Bón 100% NPK theo qui trình CT2: Bón 50 % N +80 % P +100% K CT3: Bón 50 % N +80 % P +100% K + chế phẩm vi sinh CT4: Bón 30 % N + 80 % P + 100% K CT5: Bón 30 % N + 80 % P + 100% K + chế phẩm vi sinh CT6: Bón 20 % N + 80 % P + 100 % K CT7: Bón 20 % N + 80 % P + 100 % K + chế phẩm vi sinh. - Diện tích ô thí nghiệm: 10 m2 - Mật độ : 35 cây/m2 - Nền phân bón cho 1 ha:

26 kg N + 64 kg P2O5 + 68 kg K2O + 400 kg vôi, 10 tấn phân hữu cơ. Chế phẩm vi sinh cho cây lạc: 50 kg/ha

Thí nghiệm đậu tương

- Thí nghiệm trên diện tích hẹp được bố trí tại huyện Sóc Sơn và huyện Chương Mỹ -Hà Nộị

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 38

- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, gồm 7 công thức, 3 lần nhắc: CT1: Bón 100% NPK theo qui trình CT2: Bón 50 % N +80 % P +100% K CT3: Bón 50 % N +80 % P +100% K + chế phẩm vi sinh CT4: Bón 30 % N + 80 % P + 100% K CT5: Bón 30 % N + 80 % P + 100% K + chế phẩm vi sinh CT6: Bón 20 % N + 80 % P + 100 % K CT7: Bón 20 % N + 80 % P + 100 % K + chế phẩm vi sinh. - Diện tích ô thí nghiệm: 10 m2 - Mật độ : 30 cây/m2 - Nền phân bón cho 1 ha:

50 kg N + 48 kg P2O5 + 56 kg K2O + 400 kg vôi, 7 tấn phân hữu cơ. - Chế phẩm vi sinh cho cây đậu tương: 50 kg/ha

Cách bón phân:

- Bón lót 50% lượng phân đạm, 100% phân hữu cơ + 100% super lân + 100% vôi + 100% chế phẩm vi sinh

- Bón thúc đợt 1 khi cây 2 lá thật: bón 50% N + 50% K2O theo qui trình. - Bón thúc đợt 2 khi cây đạt 6-7 lá, bón lượng K2O còn lạị

- Cách bón chế phẩm vi sinh: Chế phẩm vi sinh vật chứa vi khuẩn Rhizobium

được sử dụng nhiễm hạt với liều lượng 2 kg/ha và bón lót vào rãnh trước khi trồng đối với chế phẩm chứa các vi sinh vật phân giải lân, kích thích sinh trưởng, đối kháng bệnh, liều lượng 48 kg/ha, để đạt liều lượng 50 kg/ha cho cả hai dạng gói chế phẩm. Tránh để chế phẩm vi sinh tiếp xúc với phân hóa học.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 39

Các chỉ tiêu theo dõi:

- Phân tích các chỉ tiêu lý - hoá – sinh học trước và sau thí nghiệm ( bao gồm các chỉ tiêu: chất hữu cơ (OM), NPK tổng số, một số chủng vi sinh vật hữu ích và vi sinh vật gây bệnh).

- Áp dụng tiêu chuẩn: 10TCN 339 : 2006 để theo dõi chỉ tiêu bệnh, các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, chỉ tiêu cầu thành năng suất và năng suất thực thu của đậu tương.

- Áp dụng tiêu chuẩn: 10 TCN 340 : 2006 để theo dõi chỉ tiêu bệnh, các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất thực thu của cây lạc.

- Tỷ lệ cây bị bệnh trên các công thức thí nghiệm:

Xác định tỷ lệ cây bị bệnh bằng cánh đếm tổng số cây bị bệnh trên cả ô thí nghiệm.

Tỷ lệ cây bị bệnh = (Số cây bị bệnh/ tổng số cây điều tra) x100. - Cách tính năng suất lý thuyết:

Năng suất lý thuyết (tạ/ha) = Năng suất cá thể x mật độ cây/ m2 x 10.000 m2 - Cách tính năng suất thực thu :

Năng suất ô thí nghiệm 1 Năng suất thực

thu (tạ/ha) = Diện tích ô thí nghiệm (m2

) 10.000 m2 x

100

Một phần của tài liệu ng dụng chế phẩm vi sinh để thay thế một số phần phân bón hóa học và phòng chống một số bệnh cho cây họ đậu tại hà nội (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)