họ đậu
Nhiễm khuẩn Rhizobium cho cây lạc nói riêng và cây bộ đậu nói chung là một phần của công nghệ sinh học nông nghiệp đã chín muồị Phân vi khuẩn nốt sần đã được sản xuất công nghiệp và trở thành hàng hoá ở châu Âu, Nam Mỹ và Úc. Năm 2000 giá trị hàng hoá của phân vi khuẩn nốt sần trên thế giới đạt khoảng 50 triệu USD, trong đó Mỹ là quốc gia có lượng sử dụng lớn nhất với giá trị là 20 triệu USD (Singleton và CTV, 1997). Tại các quốc gia Đông Nam Á , Thái Lan là nước sử dụng phân vi khuẩn nốt sần nhiều nhất. Thông qua việc sử dụng phân vi khuẩn nốt sần trong giai đoạn 1980-1993 Thái Lan
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 22
đã tiết kiệm được 143828 tấn urê. Lợi nhuận của việc nhiễm khuẩn cho lạc mang lại cho mỗi ha là 78,5 USD/ha (Kong ngoen và CTV, 1997). Nhiễm khuẩn cho cây bộ đậu không đắt, lại chỉ cần đầu tư kỹ thuật nhỏ, mang lại hiệu quả kinh tế cao và đặc biệt đây là quá trình tổng hợp đạm sinh học không gây ô nhiếm môi trường mà ngược lại còn góp phần vào việc nâng cao độ phì của đất, cải thiện môi trường sinh tháị Sản xuất, sử dụng phân vi khuẩn nốt sần nhằm tăng năng suất lạc, giảm chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập cho người nông dân là một tiến bộ kỹ thuật đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng thành công. Tiếp cận với những tiến bộ kỹ thuật mới của thế giới, trong nhiều năm qua các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu thử nghiệm và triển khai thành công công nghệ sản xuất phân vi khuẩn nốt sần cho lạc nói riêng và cho cây bộ đậu nói chung. Phân vi khuẩn nốt sần đã được sử dụng rộng rãi và được đánh giá là một trong các tiến bộ kỹ thuật mới trong việc nâng cao năng suất và chất lượng lạc tại Việt Nam. Nội dung của chương này được tập hợp từ các kết quả nghiên cứu, triển khai của các nhà khoa học Việt Nam trong khuôn khổ các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước 02A-05-02, KC.08.01 và KHCN.02.06, giai đoạn 1982-1998 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam chủ trì.