Mô hình trình diễn quy mô 1ha tại Ứng Hòa, Hà Nộ

Một phần của tài liệu ng dụng chế phẩm vi sinh để thay thế một số phần phân bón hóa học và phòng chống một số bệnh cho cây họ đậu tại hà nội (Trang 75 - 80)

Đối với cây lạc, đất trồng thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, tơi xốp, sâu màu, thoáng, thoát nước, pH từ 6,5-7,2. Lạc không sống được trên đất quá chua hoặc quá kiềm. Đất ít màu, chua vẫn có thể trồng được lạc nhưng cần phải thoát nước, bón nhiều lân và vôị

Đề tài đã triển khai mô hình ứng dụng hiệu quả của chế phẩm vi sinh trên cây lạc tại Ứng Hòa, Hà Nội qui mô 1 hạ Tại Ứng Hòa, Hà Nội đây là vùng chuyên canh lạc từ rất lâụ Theo tập quán canh tác bà con ở đây không sử dụng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 64

phân hữu cơ mà chỉ bón phân hóa học. Việc sử dụng phân hóa học lâu dài mà không có kế hoạch bồi bổ trả lại đất những chất dinh dưỡng cây lấy đi, lâu dần đất sẽ chai cứng, thoái hóạ Bên cạnh đó bệnh héo xanh cây lạc tại đây hàng năm cũng được đánh giá là caọ Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học đất trước khi trồng: pH, hữu cơ, nitơ, phospho, kali tổng số, phospho, kali dễ tiêu thể hiện trong bảng 62.

Bảng 3.21: Tính chất lý, hóa đất trước thí nghiệm

Stt Địa điểm pHKCl

% OM % N % P205 % K20

1 Ứng Hòa 6,5 1,61 0,02 0,274 0,959

Kết quả bảng 3.21 cho thấy, tại Ứng Hòa, Hà Nội: Đất thí nghiệm thuộc loại đất phù sa hệ thống sông Hồng (phù sa sông Đáy), không được bồi, không glây chứ không phải đất glây (đất có tầng glây hình thành từ những vật liệu không gắn kết, trừ các vật liệu có thành phần cơ giới thô và trầm tích phù sa, biểu hiện hoạt tính glây mạnh trên bề mặt ở độ sâu 0 – 50 cm cũng như toàn phẫu diện). Chất lượng đất ở mức trung bình, hàm lượng mùn hơi thấp.

Bên cạnh đó đất trồng thí nghiệm cũng được kiểm tra mật độ vi sinh vật gây bệnh cây trồng (vi khuẩn R.solanacearum và nấm F.oxysporum), kết quả cho thấy mật độ các vi sinh vật này đạt 103- 104 CFU/g đất. Như vậy đất thí nghiệm cũng đã tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh chết héo cây lạc.

Mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh trong sản xuất lạc được thiết kế trong vụ đông xuân 2010 tại xã Hòa Nam, Ứng Hòa, Hà Nội qui mô 1 ha, chia làm 2 công thức: CT1 (đối chứng) không bón chế phẩm vi sinh, bón phân hóa học theo qui trình khuyến cáo của khuyến nông địa phương; CT2 (thí nghiệm) bón chế

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 65

phẩm vi sinh, bón phân hóa học theo qui trình với liều lượng phân đạm giảm 50% và phân lân giảm 20%. Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng, phát triển cây trồng (cao cây, tích lũy sinh khối, khả năng hình thành nốt sần) được theo dõi trong các thời kỳ ra hoa rộ, trước thu hoạch. Tính toán năng suất và hiệu quả kinh tế. Tỷ lệ cây lạc bị bệnh cũng được theo dõi suốt chu kỳ sinh trưởng, phát triển cây đặc biệt là giai đoạn cây con.

Ảnh hưởng đến năng suất cây lạc

Kết quả đánh giá hiệu quả ứng dụng chế phẩm vi sinh đến năng suất lạc cho thấy, bón chế phẩm năng suất lạc ở lô đối chứng đạt 41 tạ/ha, trong khi đó lô bón chế phẩm vi sinh năng suất đạt 46,6 tạ/ha, tăng năng suất 13,65% so với đối chứng.

Bảng 3.22: Chế phẩm vi sinh ảnh hưởng đến năng suất của cây lạc tại Hòa Nam, Ứng Hòa, Hà Nội (Vụ đông xuân 2010)

TT Công thức Năng suất lý thuyết (tấn/ha)

Năng suất thực thu (vỏ) (tấn/ha) 1 Đối chứng 5,3 4,1 2 Thí nghiệm 6,3 4,66

Như vậy bón chế phẩm vi sinh đã có hiệu quả làm tăng năng suất lạc. Mặc dù các kết quả thử nghiệm diện hẹp trước đây cho thấy, bón chế phẩm vi sinh cùng với việc giảm phân bón hóa học (urê và supe lân) không làm giảm năng suất lạc, nhưng có thể do bón chế phẩm vi sinh đã làm giảm số cây lạc bị bệnh (bảng 3.22), dẫn đến năng suất lạc tăng.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 66

Thí nghiệm đồng ruộng được tiến hành trong vụ đông xuân 2010, nhiệt độ tương đối ổn định là điều kiện thuận lợi phát sinh nhiều loại bệnh trong đất. Một số bệnh hại cây lạc như đốm đen, đốm nâu, gỉ sắt, héo xanh, héo vàng đã được quan sát theo dõi, tuy nhiên đề tài chỉ tập trung vào hai loại chính là bệnh héo xanh do vi khuẩn R.solanacearum, héo vàng do nấm F. oxysporum. Kết quả theo dõi bệnh hại trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển cây lạc được thể hiện trong bảng 3.23 cho thấy bón chế phẩm vi sinh đã làm giảm 50% bệnh héo xanh do vi khuẩn R.solanacearum và 62,5% bệnh héo vàng do nấm F. oxysporum

so gây ra với đối chứng.

Bảng 3.23: Ảnh hưởng bón chế phẩm vi sinh tới tỷ lệ bệnh hại lạc (%) tại Hòa Nam, Ứng Hòa, Hà Nội (Vụ Đông xuân 2010)

TT Công thức Héo xanh vi khuẩn (R.solanacearum) Giảm tỉ lệ bệnh so với đối chứng Héo vàng (F. oxysporum) Giảm tỉ lệ bệnh so với đối chứng 1 Đối chứng 8,0 - 4,0 - 2 Thí nghiệm 4,0 50,0 1,5 62,5

Hiệu quả kinh tế, xã hội khi sử dụng chế phẩm

Hiệu quả kinh tế khi sử dụng chế phẩm được tính toán dựa trên tổng thu nhập từ canh tác lạc, trừ đi chi phí đầu tư giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Công lao động tận dụng lao động dư thừa của địa phương.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 67

Tổng chi tính toán từ các chi phí đầu tư cho sản xuất lạc như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Tổng chi tính cho công thức đối chứng: (lạc giống) + ( phân khoáng 100% NPK) + ( phân chuồng) + (thuốc BVTV).

Tổng chi tính cho công thức nhiếm chế phẩm vi sinh: (lạc giống) + (chế phẩm vi sinh) + (phân khoáng 50% N, 80% P, 100% K) + (phân chuồng) + (thuốc BVTV).

Do đó Lợi nhuận được tính từ chênh lệch tổng thu và tổng chi cho sản xuất lạc

Bảng 3.24: Đánh giá hiệu quả kinh tế của chế phẩm trên cây lạc tại Hòa Nam, Ứng Hòa, Hà Nội (Vụ Đông xuân 2010)

Công thức Năng suất hạt (tạ/ha) Chi phí phân bón (1000đ) Tổng chi (1000đ) Tổng thu (1000đ) Lợi nhuận (1000đ) Lợi nhuận từ sử dụng chế phẩm (1000đ) Đối chứng 41,0 10.910 16.410 61.500 45.090 - Bổ sung chế phẩm 46,6 10.075 15.575 69.900 54.325 9.235 Trong đó: • Giá bán lạc: 15.000 đ/kg

• Chi phí lạc giống: 25.000 đ/kg x 200 kg/ha = 5.000.000 đ/ha

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 68

• Chi phí phân khoáng cho lô ĐC: (55 kg Urê, 700 kg super lân, 180

kg kali clorua) = (10.000 đ/kg x 55 kg/ha) + (4.000 đ/kg x 700 kg/ha) + (12.000 đ/kg x 180 kg/ha) = 5.510.000

• Chi phí phân khoáng cho lô bón chế phẩm = (10.000 đ/kg x 27,5

kg/ha) + (4.000 đ/kg x 560 kg/ha) + (12.000 đ/kg x 180 kg/ha) = 275.000 + 2.240.000 + 2.160.000 = 4.675.000

• Chi phí phân chuồng: 500 đ/kg x 10 tấn/ha = 5.000.000đ/ha • Chi phí vôi: 1000đ/kg x 400 kg/ha = 400.000

• Chi phí thuốc BVTV: 500.000/ha

Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm thay thế một phần phần phân bón hóa học và phòng một số bệnh cho cây lạc tại xã Hòa Nam- Ứng Hòa –Hà Nội (bảng 3.24) cho thấy: Sử dụng chế phẩm làm tăng lãi thuần so với đối chứng là 9.235.000 đ/hạ

Bên cạnh lợi ích kinh tế còn có lợi ích về môi trường từ việc sử dụng tiết kiệm 50% lượng phân đạm hóa học và 20% super lân, cũng như việc giảm thiểu được một số bệnh hại lạc trong quá trình canh tác, làm giảm việc sử dụng thuốc BVTV hóa học.

Như vậy, sử dụng chế phẩm vi sinh không những giảm được lượng phân bón hóa học đạm, lân bón vào đất mà còn hạn chế được bệnh chết héo cây lạc, nâng cao năng suất cây trồng, tăng thu nhập cho người nông dân và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu ng dụng chế phẩm vi sinh để thay thế một số phần phân bón hóa học và phòng chống một số bệnh cho cây họ đậu tại hà nội (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)